Áp xe răng không chỉ là tình trạng chỉ gặp ở người lớn mà còn có thể xảy ra với cả trẻ em. Vậy áp xe răng ở trẻ em có dấu hiệu, nguyên nhân như ở người lớn không? Cách điều trị là gì? Cùng Nha khoa DAISY tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Áp xe răng ở trẻ em là gì?
Tương tự như ở người lớn, áp xe răng ở trẻ em là bệnh lý nguy hiểm do các loại vi khuẩn có trong khoang miệng gây ra. Theo đó, vi khuẩn sẽ tấn công răng, làm hình thành túi mủ ở chân răng, nằm dưới nướu. Thế nên, khi bị áp xe răng, khu vực tổn thương bị sưng to và gây đau nhức liên tục.
Thông thường, căn cứ vào vị trí áp xe mà phân chia thành nhiều loại khác nhau. Cụ thể:
Áp xe khu vực quanh răng: Vi khuẩn phá hủy răng và chui qua lỗ sâu làm tủy bị viêm nhiễm. Từ đó, xuất hiện áp xe quanh chóp răng.
Áp xe quanh nha chu: Vi khuẩn có trong vôi răng tấn công, làm xuất hiện ổ mủ nha chu. Lâu ngày, tình trạng này sẽ gây ra áp xe nha chu.
Áp xe nướu răng: Vi khuẩn tấn công nướu răng làm nướu bị đau, sưng đỏ và làm túi mủ hình thành.
Ngoài ra, những chiếc răng đặc biệt như răng khôn cũng có nguy cơ cao bị áp xe răng răng số 8. Bệnh lý áp xe răng ở trẻ em gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng của các con. Từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống và cản trở quá trình phát triển của bé.
Áp xe răng ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị áp xe răng
Nhờ một số dấu hiệu dưới đây mà ba mẹ có thể phát hiện trẻ có bị áp xe răng hay không:
Trẻ biếng ăn, lười ăn, ăn không ngon, bỏ bữa khiến cân nặng bị giảm sút.
Trẻ có triệu chứng mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng để vận động.
Khu vực quanh lợi của con bị sưng đỏ tấy hoặc nướu có màu đỏ sậm.
Khi thời tiết thay đổi, trẻ cảm thấy bị đau răng liên tục.
Hơi thở có mùi hôi dù ba mẹ đã giúp con vệ sinh kỹ bằng việc đánh răng hàng ngày.
Dưới cổ có nổi hạch.
Xuất hiện nhiều cơn sốt kéo dài dai dẳng.
Mủ chảy ra khỏi miệng.
Khi bị áp xe răng, hơi thở của bé có mùi hôi
Khi các bậc phụ huynh nhận thấy con em có có một trong những dấu hiệu đã nêu trên, thì cần đưa trẻ đến cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám. Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán và lên phác đồ điều trị phù hợp. Từ đó hạn chế bệnh diễn tiến nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.
Nguyên nhân bé bị áp xe răng
Trên thực tế, trẻ bị áp xe răng do nhiều nguyên nhân gây ra. Cụ thể:
Sâu răng: Răng bị sâu sẽ làm phá hủy cấu trúc răng, men răng, ngà răng, thậm chí là tủy răng đều bị tổn thương nặng nề. Nếu không được điều trị triệt để, sâu răng sẽ lan xuống bề mặt nướu và hình thành áp xe răng.
Răng bị gãy vỡ, sứt mẻ: Răng của bé bị chấn thương do té ngã. Từ đó, răng yếu đi khiến cho vi khuẩn có điều kiện tích tụ. Lâu ngày, bé sẽ bị áp xe quanh khoảng trống của răng.
Vệ sinh răng miệng không đảm bảo: Cha mẹ không chú ý vệ sinh răng miệng cho con, khiến cho mảng bám tích tụ, vi khuẩn có môi trường thuận lợi để sinh sôi. Hơn thế nữa, răng trẻ cũng có xu hướng nhạy cảm và yếu hơn, gây áp xe ổ răng.
Ngoài ra, một số tật xấu như: cắn móng tay, cắn bút, cắn đồ vật cứng, nghiến răng khi ngủ,… cũng là lý do hình thành nên áp xe răng ở trẻ em.
Sâu răng là nguyên nhân gây áp xe răng ở trẻ em
Biến chứng nguy hiểm của tình trạng áp xe răng ở trẻ em
Áp xe răng là bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ em. Tình trạng này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng của con. Theo đó, các biến chứng có thể xảy ra như:
Mất răng: Áp xe răng lâu ngày làm cho chân răng của trẻ yếu đi. Từ đó khiến răng bị lung lay dẫn đến mất răng.
Áp xe não: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất. Bởi lẽ, khi vi khuẩn lan rộng khiến cho máu bị nhiễm trùng sẽ tác động trực tiếp đến não bộ. Chúng gây ra bệnh viêm não, áp xe não. Nặng hơn có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Viêm xoang hàm: Răng bị áp xe sẽ tác động đến hàm trên, làm vi khuẩn lan ra xoang hàm khiến cho trẻ bị viêm xoang hàm.
Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng: Giống như áp xe não, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng sẽ xảy ra khi vi khuẩn “chạy” đến tim thông qua mạch máu. Tình trạng này có thể gây ra tử vong nếu không được điều trị sớm.
Ludwig Angina: Đây cũng là biểu hiện nhiễm trùng. Lúc này, vết thương đi xuống lưỡi, hàm, cằm và má trong làm hoại tử sàn miệng của trẻ.
Mất răng làm trẻ khó khăn trong ăn uống
Cách điều trị áp xe răng cho bé hiệu quả
Ba mẹ có thể áp dụng 2 cách sau để điều trị áp xe răng cho bé:
Giảm đau tại nhà
Nếu vì một lý do khách quan nào đó mà chưa thể đưa con đến nha khoa ngay để chữa trị, bậc phụ huynh có thể thực hiện biện pháp sau:
Chườm đá lạnh bên ngoài vị trí bị áp xe khoảng 3-4 lần/ngày. Tuy nhiên, không giữ nguyên một vị trí vì có thể gây bỏng lạnh cho bé.
Súc miệng bằng nước muối ấm để xoa dịu cơn đau nhức và giảm sưng, kháng viêm.
Thoa dầu ô liu hoặc tinh dầu đinh hương, kinh giới lên răng. Chúng có tác dụng giảm đau, tái tạo phần nướu bị tổn thương.
*** Lưu ý: Cách giảm đau tại nhà chỉ có tính chất tạm thời. Đề đảm bảo sức khỏe răng miệng cho con, ba mẹ cần đưa trẻ đến nha khoa càng sớm càng tốt.
Điều trị áp xe răng cho bé tại nha khoa
Bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp cải thiện phù hợp với tình trạng răng miệng của trẻ. Cụ thể:
Chích lấy mủ: Đây là phương pháp áp dụng trong giai đoạn đầu. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để rạch lấy mủ từ ổ áp xe rồi vệ sinh sạch sẽ vùng tổn thương.
Điều trị sâu răng, lấy tủy: Thực hiện khi nguyên nhân áp xe là do sâu răng, viêm tủy. Bác sĩ tiến hành điều trị tủy, loại bỏ tận gốc vi khuẩn và trám bít lỗ lại.
Dùng kháng sinh: Kê đơn thuốc kháng sinh có công dụng kháng viêm, giảm đau,… để tiêu diệt tác nhân gây hại.
Nhổ răng: Răng của trẻ bị hư hỏng hoàn toàn không thể điều trị phục hồi, bắt buộc nha sĩ phải loại bỏ răng viêm nhiễm. Từ đó hạn chế tối đa tình trạng lây lan đến răng khác.
Cách phòng chống bệnh lý áp xe răng ở trẻ em
Bên cạnh lưu ý về cách điều trị, ba mẹ cũng cần thực hiện một số cách sau để chống bệnh áp xe ở trẻ em:
Vệ sinh răng miệng cho trẻ kỹ lưỡng, đánh răng 2-3 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm, đầu nhỏ trước khi ngủ và sau bữa ăn.
Sử dụng muối sinh lý cho con súc miệng hàng ngày. Từ đó loại bỏ vi khuẩn sạch sâu và đem lại hơi thở thơm mát hơn.
Cắt giảm tinh bột, đường, đồ ngọt, nước uống có gas,… trong khẩu phần ăn của con.
Tăng cường bổ sung đầy đủ nhóm chất, đặc biệt là vitamin và khoáng chất để răng thêm phần chắc khỏe.
Đưa con đến nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để thăm khám. Nhờ đó, phát hiện sớm bệnh lý và điều trị kịp thời.
Vệ sinh răng miệng cho bé cẩn thận sẽ giúp phòng chống áp xe răng
Nha khoa DAISY – Địa chỉ điều trị áp xe răng ở trẻ em hiệu quả
Nha khoa DAISY tự hào là địa chỉ điều trị áp xe răng ở trẻ em hiệu quả được hàng ngàn bậc phụ huynh tin tưởng lựa chọn khi:
Quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, chuyên gia đầu ngành, dày dặn kinh nghiệm, có giấy phép hành nghề.
Áp dụng hàng loạt máy móc, công nghệ hiện đại, tiên tiến từ Châu Âu vào thăm khám – điều trị và không ngừng được cập nhật mới.
Chi phí hợp lý, cam kết không phát sinh chi phí phụ.
Hệ thống phòng ốc, máy móc, trang thiết bị được khử khuẩn bằng công nghệ Châu Âu, phòng điều trị vô khuẩn. DAISY DENTAL tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vô trùng của Bộ Y tế.
Mô hình 1 khách hàng – 1 bác sĩ – 1 ghế nha, giúp tạo không gian riêng tư, thoải mái và hạn chế lây nhiễm chéo.
Nha khoa DAISY – Địa chỉ điều trị áp xe răng ở trẻ em hiệu quả
Trên đây là tất cả thông tin liên quan đến tình trạng áp xe răng ở trẻ em. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, đừng ngần ngại liên hệ Hotline 1900 9009 để được chuyên gia tại DAISY DENTAL giải đáp tận tình bạn nhé!