Áp xe răng số 7, số 6 có nguy hiểm không? Phải làm sao để khắc phục?
Logo
hotline
1900 9009
Hotline hỗ trợ 24/7
Time
T.Hai - C.Nhật
9AM - 8PM

Áp xe răng số 7, số 6 có nguy hiểm không? Phải làm sao để khắc phục?

CHIA SẺ
Doctor

Được viết bởi: Huyền Trang vào ngày 19 tháng 05 năm 2022.

Tham vấn: Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Hoàng Thùy Nhiên

Áp xe răng số 7 là bệnh gì? Nguyên nhân gây ra? Cách điều trị cụ thể như thế nào? Ăn gì để phòng tránh áp xe răng số 7? Đây là thắc mắc của rất nhiều người. Trong bài viết dưới đây, Nha khoa DAISY sẽ trả lời chi tiết những vấn đề này, cùng theo dõi nhé!

Tìm hiểu về răng số 6, số 7

Trước khi tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng áp xe răng số 7, cùng Nha khoa DAISY sơ lược đôi nét về chiếc răng số 6 và số 7 nhé!

Răng hàm số 6, 7 là hai chiếc răng nằm cạnh răng khôn. Đây là hai chiếc răng cối lớn trong bộ ba răng cối (răng số 6, 7, 8). Chúng có kích thước lớn với bề mặt nhai rộng, nhiều múi rãnh và có khoảng 3 – 4 chân răng. Răng số 6, số 7 có chức năng quan trọng nhất trong việc ăn nhai của hệ hàm.

Tuy có một vai trò hết sức quan trọng nhưng hai chiếc răng này lại khó vệ sinh vì nằm ở vị trí sâu bên trong. Do đó, chúng dễ bị mắc các bệnh lý về răng miệng hơn so với răng khác trên cung hàm.

Răng số 6, số 7 là răng hàm lớn
Răng số 6, số 7 là răng hàm lớn

Tìm hiểu bệnh lý áp xe răng số 7

Áp xe răng số 7 là gì?

Áp xe răng là tình trạng quen thuộc với rất nhiều người. Đây là hậu quả của việc răng bị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Lâu ngày, vi khuẩn xấu tích tụ ở chân răng, dưới nướu răng tạo thành túi mủ.

Khi túi mủ sưng to sẽ chèn lên dây thần kinh quanh hàm và gây đau nhức dữ dội. Với răng số 7, vì nằm ở vị trí trong cùng nên răng số 7 khó vệ sinh dẫn đến việc dễ bị sâu răng, viêm tủy. Bệnh lý này tiến triển nặng khiến cho răng bị áp xe. Từ đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng nói chung và sức khỏe toàn thân nói riêng.

Tình trạng áp xe răng số 7
Tình trạng áp xe răng số 7

Áp xe răng số 7, số 6 khác gì so với răng khôn

Trên thực tế, áp xe răng số 6, số 7 không có nhiều sự khác biệt so với áp xe răng khôn. Bởi lẽ, vì xét về bản chất, chúng đều do vi khuẩn tấn công, gây hại đến răng. Răng sẽ bị sưng to, tấy đỏ hoặc nướu có màu đỏ sẫm. Lúc này, người bệnh sẽ xuất hiện cảm giác đau nhức, khó chịu. Nặng hơn có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Sự khác biệt duy nhất giữa áp xe răng số 6, 7 với số 8 là hướng xử lý. Nếu răng số 6, số 7 cần được bảo tồn thì răng số 8 thường được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ.

Nguyên nhân gây áp xe răng số 6, 7

Răng số 6, số 7 bị áp xe thường do những nguyên nhân sau:

  • Sâu răng: Khi răng số 6, số 7 bị sâu nặng, viêm tủy sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Chúng tấn công nướu răng và lan dần xuống ổ chân răng khiến túi mủ hình thành.
  • Vệ sinh răng miệng kém: Hai chiếc răng này nằm ở vị trí đặc biệt, sâu bên trong nên khi vệ sinh sẽ khó khăn hơn so với răng khác trên cung hàm. Lâu ngày, mảng bám thức ăn bị vôi hóa thành cao răng. Vi khuẩn từ đó xâm nhập vào nướu gây viêm nướu. Dịch mủ chảy xuống chân răng và hình thành túi áp xe răng.
  • Tai nạn: Té ngã, chấn thương trong hoạt động hàng ngày làm răng bị gãy vỡ, nứt mẻ. Răng yếu đi, nhạy cảm hơn nên vi khuẩn dễ dàng phá hủy mô mềm trong khoang miệng gây áp xe ổ răng.
Áp xe răng số 7 do sâu răng, viêm tủy gây ra
Áp xe răng số 7 do sâu răng, viêm tủy gây ra

Triệu chứng áp xe răng số 7

Khi bị áp xe răng số 7, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng sau:

  • Nướu bị sưng to, tấy đỏ.
  • Răng lung lay và có nguy cơ mất răng.
  • Hình thành túi mủ ở chân răng, dưới nướu răng.
  • Khu vực má bị áp xe sưng nề và cứng.
  • Cảm giác răng đau đớn, khó chịu, đặc biệt là khi ăn nhai.
  • Xuất hiện hạch ở dưới cổ.
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu.
  • Cơ thể mệt mỏi, khó chịu, uể oải, mất sức sống.
  • Sốt, đau nửa đầu.

Nếu phát hiện một trong những dấu hiệu kể trên, bạn cần đến nha khoa để thăm khám – điều trị sớm. Từ đó tránh gây nên biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng về sau.

Khi áp xe răng số 7, nướu sẽ bị sưng to
Khi áp xe răng số 7, nướu sẽ bị sưng to

Cách điều trị áp xe răng số 6, số 7

Để điều trị áp xe răng số 7, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một trong các biện pháp sau:

Dùng kháng sinh

Khi sử dụng phương pháp dùng kháng sinh để điều trị áp xe răng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc có chức năng kháng viêm, giảm sưng, giảm đau. Nhờ đó, loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trong khoang miệng.

Tuy nhiên, cách này chỉ được áp dụng cho trường hợp áp xe nhẹ. Lưu ý khi uống kháng sinh là bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng.

Dùng kháng sinh để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn
Dùng kháng sinh để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn

Điều trị tủy và phục hình răng

Giải pháp điều trị tủy và phục hồi răng thường được chỉ định cho trường hợp bị áp xe răng do sâu và viêm tủy. Theo đó, bác sĩ tiến hành loại bỏ hết phần mô tủy bị tổn thương và nhiễm trùng. Sau đó, bịt kín ống tủy bằng vật liệu chuyên dụng. Đồng thời, chèn thêm Gutta – percha để thay thế phần tủy bị mất đi.

Hoàn thành điều trị tủy, bác sĩ sẽ đánh giá thêm một lần nữa mức độ tổn thương của răng và lựa chọn bọc sứ hoặc trám răng để điều trị phục hình.

Rạch ổ áp xe và nhổ răng số 7

Trong trường hợp bạn bị áp xe răng quá nặng, bắt buộc bác sĩ phải tiến hành rạch ổ áp xe để lấy mủ viêm ra và vệ sinh khoang miệng sạch sẽ. Điều này giúp hạn chế tình trạng viêm nhiễm lan rộng ra các khu vực khác.

Hơn thế nữa, nếu răng bị hư hỏng không thể dùng các giải pháp nêu trên để khắc phục thì bác sĩ sẽ nhổ bỏ răng số 7. Hiện nay, với công nghệ nha khoa hiện đại, việc nhổ răng đã trở nên nhanh chóng hơn rất nhiều. Sau khi nhổ bỏ răng số 7, bạn cần thực hiện trồng răng giả để phục hình. Từ đó hạn chế tối đa việc xương hàm bị tiêu biến.

Trong trường hợp bạn bị áp xe răng nặng bắt buộc phải rạch ổ áp xe và nhổ răng
Trong trường hợp bạn bị áp xe răng nặng bắt buộc phải rạch ổ áp xe và nhổ răng

Ăn gì để phòng tránh áp xe răng số 7

Ăn uống có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phòng ngừa áp xe răng. Vì thế, bạn cần lưu ý về thực đơn hàng ngày như sau:

  • Bổ sung thức ăn chứa hàm lượng vitamin A cao: Vitamin A có tác dụng trong việc tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Người thiếu vitamin A thường có nhiều nguy cơ mắc bệnh áp xe răng số 7. Do đó, bạn đừng quên bổ sung chất này thường xuyên nhé!
  • Tăng thêm vitamin C trong khẩu phần ăn hàng ngày: Vitamin C sẽ củng cố miễn dịch cho cơ thể. Vì thế, hãy ăn thêm nhiều thực phẩm chứa vitamin C như: bưởi, quýt, chanh, rau dền, rau ngót,…
  • Sử dụng nhiều thức ăn chứa sắt: Đây là chất rất cần thiết cho quá trình tổng hợp ADN. Bởi lẽ đó nên khi thiếu sắt thì cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn.
  • Ăn nhiều đồ ăn chứa kẽm: Kẽm có tác dụng trong việc tăng cường miễn dịch. Nhờ đó mà vết thương mau lành hơn. Bạn có thể ăn các thức ăn có hàm lượng kẽm cao như: Thịt, cá, tôm, sò, sữa, trứng, ngao, hàu,…
Tăng cường bổ sung vitamin C
Tăng cường bổ sung vitamin C

Nha khoa DAISY – Địa chỉ điều trị bệnh lý áp xe răng hiệu quả và an toàn

Nha khoa DAISY tự hào là địa chỉ điều trị bệnh lý áp xe răng hiệu quả và an toàn với nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, từng tu nghiệp nước ngoài và đã điều trị thành công hàng ngàn case áp xe răng.
  • Ứng dụng trang thiết bị máy móc hiện đại, tiên tiến vào thăm khám – điều trị. DAISY DENTAL thường xuyên cập nhật công nghệ mới nhằm đem lại hiệu quả tối ưu cho khách hàng.
  • Quy trình thực hiện nhanh chóng, an toàn, không gây đau, ê buốt.
  • Chế độ bảo hành toàn diện, lâu dài cùng chi phí hợp lý.
  • Phòng dịch vụ theo tiêu chuẩn 1-1: 1 bác sĩ – 1 phòng nha – 1 bộ dụng cụ nha riêng. Từ đó tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng.
Nha khoa DAISY - Địa chỉ điều trị bệnh lý áp xe răng hiệu quả và an toàn
Nha khoa DAISY – Địa chỉ điều trị bệnh lý áp xe răng hiệu quả và an toàn
Trên đây là tất cả thông tin về tình trạng áp xe răng số 7. Hy vọng đã cung cấp thêm được nhiều kiến thức nha khoa bổ ích cho bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, đừng ngần ngại liên hệ Hotline 1900 9009 để được Nha khoa DAISY hỗ trợ trong thời gian sớm nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết liên quan
Nổi cục máu đen trong miệng
Nổi cục máu đen trong miệng – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
 NGÀY ĐĂNG 25/09/2023
 102 XEM
Xương hàm răng nổi cục u lồi
Xương hàm răng nổi cục u lồi là bệnh gì? Cách điều trị và lưu ý
 NGÀY ĐĂNG 25/09/2023
 64 XEM
Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách.
Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm
Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin !
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Chi Nhánh Ưu đãi
CHAT NGAY