Trong thời gian mang thai, cơ thể của mẹ bầu sẽ có rất nhiều thay đổi. Một trong số sự thay đổi đó có thể khiến bà bầu bị chảy máu chân răng. Cụ thể như:
Phụ nữ trong thai kỳ có nhu cầu canxi rất cao để hình thành hệ xương cho tế bào thai. Thai nhi sẽ tự hấp thụ lượng canxi có sẵn trong cơ thể mẹ khi trong giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, dù đã bổ sung canxi, nhiều mẹ bầu vẫn đang trong tình trạng thiếu hụt dưỡng chất này. Khi cơ thể bị thiếu canxi thì không chỉ xương mà răng cũng sẽ bị xốp. Răng xốp hơn bình thường dễ bị vi khuẩn tấn công. Từ đó dẫn đến tình trạng bà bầu bị chảy máu chân răng, sâu răng, viêm nha chu.
Nội tiết tố thay đổi là nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị chảy máu chân răng. Trong quá trình mang thai, progesterone và hormone sinh dục nữ sẽ tăng cao. Theo đó, các mao mạch ở răng sẽ phình to ra, tính đàn hồi cũng bị suy giảm.
Khi độ đàn hồi giảm, máu sẽ dễ dàng thẩm thấu vào thành mao mạch rồi ứ đọng ở đó. Lúc này, chân răng sẽ dễ bị xuất huyết kể cả khi chỉ bị tác động nhỏ. Mẹ bầu bị viêm nha chu hoặc đã gặp phải bệnh lý trước đó thì tình trạng xuất huyết chân răng sẽ xảy ra đặc biệt nghiêm trọng khi thai kỳ vào tháng thứ 7, 8.
Mẹ bầu thường cảm thấy thèm chua, đồ ngọt ở những tháng đầu thai kỳ. Trong giai đoạn này, bà bầu cũng thường xuyên bị buồn nôn, chán ăn, ốm nghén,…
Khi chế độ dinh dưỡng hàng ngày bị thay đổi, nguy cơ gặp phải các vấn đề về răng sẽ cao hơn. Chảy máu chân răng, viêm nha chu,… là một trong số đó.
Bà bầu bị chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm nướu. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh lý này là sự thay đổi về nội tiết tố, hormone của mẹ bầu. Nếu trong quá trình này vấn đề vệ sinh không tốt thì tình trạng nướu, lợi bị viêm nhiễm sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Biểu hiện của bệnh lý trên là nướu bị sưng đỏ, chạm vào dễ bị chảy máu. Việc đánh răng với lực quá mạnh cũng sẽ dẫn đến tình trạng này. Mẹ bầu thường bị viêm nướu khi ở tháng thứ 2 và đặc biệt là tháng thứ 8 của thai kỳ.
Phụ nữ mang thai rất dễ bị các vấn đề liên quan đến nướu, lợi. Nếu nướu bị viêm nhiễm không được điều trị triệt để thì sẽ dẫn đến bệnh lý viêm nha chu. Khi nướu, lợi bị nhiễm trùng nặng, cấu trúc răng hư hỏng và yếu dần. Răng dần bị lung lay, xuất huyết khi chạm vào. Lúc này, nguy cơ mất răng sẽ rất cao.
Bà bầu bị chảy máu chân răng do viêm nha chu sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vì khi chân răng bị xuất huyết, dòng máu cung cấp đến bào thai bị hạn chế. Hơn nữa, quá trình phát triển của thai nhi có thể bị ảnh hưởng không tốt do vi khuẩn gây viêm nhiễm có thể có trong máu. Chính vì vậy, để duy trì sức khỏe của mẹ và bé, bạn cần đến gặp nha sĩ để điều trị bệnh lý này càng sớm càng tốt.
U nhú thai nghén là tình trạng xuất hiện u đỏ ở nướu răng hoặc ở vị trí bất kỳ trong khoang miệng. Triệu chứng kèm theo của bệnh lý này là chân răng bị lở loét, xuất huyết,… Đây không phải là khối u ác tính gây nguy hiểm. Thế nhưng, chúng khá cộm cấn, gây ra nhiều ảnh hưởng đến người bệnh.
Kích thước u lớn sẽ rất dễ gây chảy máu, khiến hoạt động ăn nhai bị cản trở. Tùy trường hợp, bác sĩ sẽ xem xét và tiến hành cắt bỏ khối u. Nếu cần loại bỏ khối u thì việc này sẽ được thực hiện sau khi sinh để sức khỏe của mẹ và thai nhi không bị ảnh hưởng.
U nhú thai nghén có thể xuất hiện khi mẹ bầu ở tháng thứ 3 của thai kỳ. Chỉ khoảng 3 đến 5% bà bầu bị chảy máu chân răng là do bệnh lý này.
Phụ nữ mang thai thường chia nhỏ bữa ăn và dùng nhiều thực phẩm ngọt. Khoảng 30% mẹ bầu có thói quen này gặp phải bệnh sâu răng. Sâu răng là bệnh lý xuất hiện khi răng, miệng không được vệ sinh sạch sẽ.
Lúc đầu, sâu răng sẽ chỉ là những đốm đen nhỏ li ti trên bề mặt răng. Nhưng sau đó, chúng sẽ phát triển và lan ra thành lỗ sâu lớn có màu nâu hoặc màu đen. Chân răng bị chảy máu là do vi khuẩn tấn công vào răng, vào tổ chức quanh răng.
Sâu răng không chỉ khiến bà bầu chảy máu chân răng mà còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Ví dụ như viêm nhiễm mô tế bào, áp xe chân răng,… Bạn cần đến nha sĩ để được điều trị sớm ngay khi nhận thấy răng bị sâu. Từ đó tránh sức khỏe của con và bản thân bị ảnh hưởng.
Trong thai kỳ, hầu như bà bầu nào cũng bị ợ chua, ốm nghén, nôn ói. Khi gặp phải tình trạng này, acid từ dạ dày sẽ trào ngược lên lại khoang miệng. Dịch vị acid sẽ khiến men răng bị mài mòn. Cấu trúc men răng theo đó cũng tổn thương, hư hỏng, dễ chảy máu khi chạm vào.
Để ngăn chặn tình trạng bà bầu bị chảy máu chân răng do nguyên nhân này, bạn nên súc miệng sạch sau khi nôn nghén. Bên cạnh đó, có thể chải răng với kem đánh răng chứa fluor để men răng thêm chắc khỏe. Từ đó hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của acid.
Bà bầu bị chảy máu chân răng là hiện tượng xảy ra khá phổ biến. Bên cạnh việc đến nha sĩ để điều trị các bệnh lý liên quan, bạn có thể thực hiện một số cách sau để cải thiện tình trạng này:
Khoang miệng, răng nướu sạch sẽ là yếu tố giúp hạn chế tình trạng mẹ bầu bị xuất huyết chân răng. Do đó, bạn cần duy trì thói quen đánh răng đều đặn 2 lần/ngày. Đồng thời sử dụng nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng. Từ đó cải thiện được mức độ chân răng bị xuất huyết, giảm nguy cơ gặp phải các bệnh lý răng miệng. Bạn nên chọn sản phẩm nước súc miệng không chứa cồn để khoang miệng không bị khô.
Khi mảng bám đã tích tụ thành cao răng thì dù vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tình trạng bà bầu bị chảy máu chân răng vẫn có thể xảy ra. Do đó, dù trong thai kỳ nhưng bạn vẫn cần đến nha khoa để lấy cao răng theo thời gian định kỳ, khoảng 6 tháng/lần. Vôi răng khi được loại bỏ sẽ giúp giảm nguy cơ mẹ bầu gặp phải các bệnh lý về nướu.
Nếu mẹ bầu bị xuất huyết chân răng nghiêm trọng do các bệnh lý về nướu thì có thể được điều trị bằng cách dùng kháng sinh. Tuy nhiên, sử dụng kháng sinh khi đang mang thai cần cực kỳ hạn chế và cẩn trọng. Do đó, nha sĩ sẽ xem xét chỉ định bà bầu dùng kháng sinh dạng nước súc miệng hoặc dạng gel.
Mẹ bầu cần thông báo cho nha sĩ biết mình đang trong thai kỳ và đang ở tháng thứ mấy. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ có phương pháp và chỉ định phù hợp. Tránh dùng thuốc kháng sinh nhiều, gây ra những nguy cơ tiềm ảnh đến sức khỏe của thai nhi.
Để giảm tình trạng chảy máu chân răng tại nhà, mẹ bầu có thể dùng một số thảo dược từ thiên nhiên. Điển hình như: Mật ong, dầu ô liu, trà xanh, lô hội, tinh dầu tràm, baking soda,… Những nguyên liệu này sẽ giúp cải thiện hiệu quả tình trạng xuất huyết nhẹ. Tuy nhiên, những mẹo dân gian này chỉ có tác dụng tạm thời. Để điều trị triệt để, bạn cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, thăm khám.
Một số vấn đề mẹ bầu cần lưu ý để ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng:
Bên cạnh việc chăm sóc, vệ sinh tại nhà thì đến nha sĩ định kỳ chính là cách duy trì sức khỏe răng miệng hiệu quả nhất. Hội tụ đầy đủ các yếu tố của một địa chỉ nha khoa uy tín, Nha khoa DAISY là nơi chăm sóc răng miệng chất lượng, an toàn cho mẹ bầu.
Bài viết trên đã tổng hợp các thông tin liên quan đến tình trạng bà bầu bị chảy máu chân răng. Hy vọng những nội dung được đề cập mang đến nhiều giá trị hữu ích. Nếu cần được hỗ trợ đặt lịch thăm khám, đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa DAISY qua hotline 19009009 nhé!