Đặt thuốc diệt tủy răng bị nhức là điều cần thiết trước khi tủy răng bị viêm nhiễm. Vậy thuốc diệt tủy răng là gì? Thuốc diệt tủy răng là sản phẩm nha khoa chuyên dụng để chữa tủy. Thuốc có tác dụng làm chết mô tủy để răng không bị đau nhức. Thành phần chính của sản phẩm là Asen hay còn gọi là thạch tín. Tuy là một loại chất độc hóa học nhưng Asen và hợp chất của nó được ứng dụng khá nhiều trong lĩnh vực y học.
Khi bào chế thuốc, Asen chỉ được sử dụng với một lượng nhỏ. Hơn nữa, vì kết hợp với các hoạt chất khác nên việc sử dụng Asen cũng trở nên an toàn hơn. Khả năng gây ngộ độc cho cơ thể cũng không còn.
Khi được đặt vào răng, thuốc sẽ len lỏi xuống buồng tủy, ống tủy. Sau đó, nó sẽ tan ra và làm tủy bị hoại tử dần. Mặc dù thuốc đã được điều chế nhưng người dùng vẫn cần cẩn trọng với liều lượng khi sử dụng.
Tủy răng là nơi tập trung nhiều dây thần kinh dẫn truyền cảm giác. Thế nên, khi tủy răng bị viêm nhiễm, tổn thương sẽ gây ra rất nhiều cơn đau nhức, khó chịu. Do đó, để khắc phục trường hợp này, nha sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy và lấy tủy. Trước khi thực hiện, thuốc diệt tủy sẽ được sử dụng để làm chết phần tủy bị hoại tử.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng đặt thuốc diệt tủy răng bị nhức. Trên thực tế, dựa vào tình trạng răng miệng cũng như mức độ bệnh lý mà nha sĩ sẽ có chỉ định phù hợp.
Khi tủy răng chưa chết hoặc chỉ chết một phần, thuốc diệt tủy sẽ được sử dụng. Ngược lại, trong trường hợp tủy đã bị chết hoàn toàn thì không cần đặt thuốc. Nha sĩ sẽ trực tiếp lấy và làm sạch buồng tủy. Bên cạnh đó, người bệnh có tiền sử cao huyết áp, tiểu đường hoặc dị ứng với thuốc tê cũng được đặt thuốc diệt tủy.
Ngay khi đặt thuốc diệt tủy răng bị nhức, cảm giác ê buốt nhẹ cùng cơn đau sẽ nhanh chóng xuất hiện. Cơn đau sẽ trở nên rõ ràng hơn khi thuốc đã vào mạch máu, chạm đến các dây thần kinh trong khoang tủy. Các kích thích tạo ra đều được dẫn truyền về não bộ.
Nhìn chung, đặt thuốc diệt tủy răng bị đau hay không sẽ tùy vào sức chịu đựng của mỗi người. Hơn nữa, mức độ đau nhức khi đặt thuốc cũng phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề bác sĩ. Nếu là nha sĩ có tay nghề cao, giỏi chuyên môn thì lượng thuốc sẽ được sử dụng phù hợp. Thêm vào đó, thao tác thực hiện chính xác cùng thời gian đặt thuốc được canh chuẩn cũng sẽ hạn chế tối đa cảm giác đau nhức răng ở người dùng.
Sau khi đặt thuốc diệt tủy răng bị nhức là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Do đó, bạn không phải quá lo lắng về tình trạng này. Tuy nhiên, cảm giác đau nhức, ê buốt kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, khi nhận thấy răng bị đau quá mức, bạn có thể áp dụng các cách sau:
Nếu sau khi đặt thuốc diệt tủy răng bị nhức nghiêm trọng, kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ cũng như cuộc sống hàng ngày của bạn. Trong trường hợp này, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ. Sau khi thăm khám, nha sĩ sẽ kê đơn hoặc chỉ định một số thuốc giảm đau bạn có thể dùng. Loại thuốc giảm đau thường được sử dụng là Paracetamol và các dòng thuốc chống viêm không chứa Steroid khác như Diclofenac, Naproxen, Ibuprofen,…
Những loại thuốc này sẽ giúp cơn đau được thuyên giảm nhanh chóng. Để duy trì sức khỏe cơ thể, bạn cần uống thuốc đúng liều lượng được nha sĩ chỉ định. Nhưng không nên dùng quá nhiều thuốc vì có thể gặp phải tác dụng phụ.
Trong trường hợp cơn đau không quá nghiêm trọng, bạn có thể không cần dùng đến thuốc. Thay vào đó, người bệnh có thể áp dụng các mẹo giảm đau tại nhà như:
Dù đã đặt thuốc diệt tủy răng bị nhức nhưng tủy răng vẫn chưa bị hoại tử hoàn toàn. Chính vì vậy, để góp phần hạn chế cảm giác đau nhức trong thời gian này, bạn cần chăm sóc răng miệng đúng cách.
Khi răng miệng được vệ sinh sạch sẽ, cảm giác khó chịu ở nướu, răng sẽ được thuyên giảm. Cách chăm sóc răng miệng đúng chuẩn y khoa như sau:
Sau khi đặt thuốc diệt tủy răng bao lâu thì hết đau? Răng bị đau nhức do viêm tủy thường sẽ kéo dài. Khi tủy hoại tử và được loại bỏ hoàn toàn thì tình trạng này mới chấm dứt. Do đó, trong vòng 24 – 48 giờ chờ thuốc phát huy tác dụng, cơn đau nhức ở răng vẫn sẽ rất dai dẳng.
Thế nhưng, ngay khi tủy hoại tử và chết hoàn toàn, cơn đau sẽ dần thuyên giảm. Nếu sau khi đặt thuốc diệt tủy răng bị nhức mãi không hết, bạn nên đến gặp nha sĩ. Dựa vào mức độ răng ê buốt và sức khỏe mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp.
Việc đặt thuốc diệt tủy răng bị nhức là bước cần có trước khi nha sĩ loại bỏ tủy hoàn toàn. Tuy nhiên, vì thuốc có Asen nên bác sĩ thường sẽ nhắc bạn lưu ý dưới đây để duy trì sức khỏe tổng thể:
Vì thuốc diệt tủy có chứa Asen nên người dùng có rất nhiều câu hỏi về việc đặt thuốc diệt tủy răng bị nhức. Nha khoa DAISY sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc phổ biến nhất ở nội dung dưới đây.
Nếu chẳng may nuốt phải thuốc diệt tủy răng, bạn cần liên hệ với nha sĩ và tìm cách xử lý ngay. Bởi vì, thành phần của sản phẩm có chứa thạch tín – một loại chất độc. Do đó, nếu không xử lý kịp thời, người dùng có thể bị viêm họng, nghiêm trọng hơn là ung thư,…. Chính vì vậy, sau khi đặt thuốc diệt tủy cho răng bị nhức, bạn cần chú ý thực hiện đúng những dặn dò từ bác sĩ.
Nếu được đặt thuốc diệt tủy răng bị nhức bởi nha sĩ có tay nghề cao, sức khỏe của mẹ bầu sẽ không bị ảnh hưởng. Thế nhưng ngược lại, nếu chẳng may thuốc bị rò rỉ thì sức khỏe của phụ nữ mang thai sẽ bị ảnh hưởng. Hơn nữa, độc tố trong thuốc có thể ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa, hô hấp của mẹ bầu. Theo đó, sức khỏe của thai nhi cũng không tránh khỏi tác động xấu. Chính vì vậy, khi gặp phải tình trạng tủy răng bị viêm nhiễm, phụ nữ mang thai cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín.
Trên đây là “tất – tần – tật” các thông tin về chủ đề đặt thuốc diệt tủy răng bị nhức. Hy vọng bài viết mang đến nhiều kiến thức nha khoa hữu ích. Nếu còn câu hỏi nào khác, liên hệ ngay với Nha khoa DAISY qua hotline 19009009 để được giải đáp bạn nhé!