Vì sao đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng? Đây là thắc mắc của rất nhiều khách hàng. Sau khi thực hiện niềng răng (chỉnh nha), bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng khí cụ hỗ trợ để giúp răng ổn định, đều và đẹp hơn. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp răng bị chạy về vị trí cũ. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì?
Bản chất của niềng răng là sử dụng khay niềng hoặc hệ thống mắc cài giúp điều chỉnh răng mọc sai lệch về vị trí thẳng hàng. Từ đó tạo ra sự tương quan giữa hàm dưới và hàm trên, cải thiện các đường nét gương mặt trở nên cân đối hơn.
Sau khi tháo niềng, người dùng sẽ mất một thời gian để răng ổn định hoàn toàn. Do đó, nha sĩ có thể chỉ định bạn đeo hàm duy trì. Tuy nhiên, nếu khí cụ hỗ trợ chỉnh nha không được thiết kế tương thích với hàm sẽ khiến răng bị “chạy” về vị trí cũ. Một số trường hợp thậm chí gây ra tình trạng lệch lạc nghiêm trọng hơn. Hàm duy trì có kích thước lớn sẽ bị lỏng lẻo, không thể tạo ra lực siết răng, cố định răng đúng vị trí. Ngược lại, đeo khí cụ hỗ trợ chỉnh nha quá chật có thể làm mô nướu bị tổn thương. Bên cạnh đó, lực siết tạo ra quá lớn sẽ khiến răng mọc chen chúc, chồng chéo lên nhau.
Đeo hàm duy trì sai cách cũng là nguyên nhân phổ biến khiến răng bị “chạy” sau khi niềng răng. Hiện nay, khí cụ này chia làm 2 loại cố định và tháo lắp. Trong đó, hàm duy trì tháo lắp được nhiều người ưa chuộng hơn bởi tính tiện lợi, có thể tháo ra và lắp vào bất kỳ lúc nào, thuận tiện cho việc ăn uống.
Để giúp răng ổn định, bạn cần đeo khí cụ này từ 20 – 22 giờ/ngày. Đến khoảng 5 – 6 tháng sau có thể giảm xuống 7 – 9 giờ/ngày. Nếu thực hiện theo đúng chỉ định của nha sĩ, răng sẽ ổn định nhanh chóng và ngược lại. Tuy nhiên, bởi tính tháo lắp dễ dàng nên rất nhiều người đeo khí cụ không đủ thời gian quy định. Từ đó dẫn đến tình trạng đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng.
Đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng là nỗi lo của rất nhiều người. Khi gặp phải tình trạng này, bạn hãy đến nha sĩ để được khắc phục kịp thời. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn giải pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp được áp dụng để khắc phục răng bị “chạy” sau khi niềng.
Trường hợp đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng là do khí cụ quá lỏng hoặc quá chật thì nha sĩ sẽ tiến hành thiết kế lại sao cho hàm mới vừa khít với cung hàm. Tuy nhiên, bạn sẽ phải chi trả thêm một khoản phí và mất thời gian chờ đợi. Nhưng trong trường hợp này, thiết kế và làm lại hàm duy trì mới là điều vô cùng cần thiết. Vì nó sẽ đảm bảo được hiệu quả niềng răng tối đa và hạn chế được các biến chứng khác.
Để tránh không phải gặp phải trường hợp “tiền mất tật mang” lần thứ hai, bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín để thực hiện. Với đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại, hàm duy trì mới được thiết kế sẽ vừa khít với khuôn răng của khách hàng.
Nếu đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng là do bạn sử dụng sai cách thì đừng quá lo lắng. Cách đơn giản và hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng này đó là tuân theo hướng dẫn của nha sĩ. Điều tiên quyết để đảm bảo răng không bị xô lệch sau khi tháo niềng là bạn cần phải đeo hàm duy trì đúng thời gian quy định. Tuyệt đối không chủ quan, tự ý ngưng sử dụng khí cụ sớm hơn yêu cầu của nha sĩ. Đây cũng chính là lý do khiến răng bạn mọc sai lệch nghiêm trọng sau khi niềng.
Đối với hàm duy trì tháo lắp, bạn cần chú ý bảo quản khí cụ trong hộp chuyên dụng. Điều này sẽ ngăn chặn được tình trạng rơi vỡ, khiến hàm bị lệch ảnh hưởng đến hiệu quả ổn định răng.
Chỉnh nha lại là phương pháp được sử dụng trong trường hợp đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng quá nhiều, thậm chí còn dẫn đến sai lệch khớp cắn. Lúc này, nha sĩ sẽ tiến hành niềng răng thêm một lần nữa để giúp răng dịch chuyển về vị trí thẳng hàng. Tuy nhiên, thời gian thực hiện sẽ ngắn hơn so với lúc bạn mới chỉnh nha. Nó chỉ mất từ 03 – 06 tháng. Sau đó, bạn cần phải tiếp tục đeo hàm duy trì để ổn định răng.
Đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng sẽ không còn là nỗi lo nếu bạn lưu ý những điều dưới đây:
Xoay quanh vấn đề đeo hàm duy trì bị chạy răng có rất nhiều câu hỏi. Bởi vì ổn định răng sau khi niềng là bước vô cùng quan trọng để đảm bảo kết quả chỉnh nha tốt nhất. Hiểu được điều đó, Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ giúp bạn giải đáp nhanh các thắc mắc dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé!
Hiện nay, trên thị trường đang có 2 loại hàm duy trì tháo lắp và cố định. Theo đó, mỗi loại khí cụ sẽ có những ưu, nhược điểm riêng. Vì thế, bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định.
Nhìn chung, hiệu quả của 2 loại khí cụ này đều như nhau. Tùy theo nhu cầu, bạn hãy chọn hàm duy trì phù hợp.
Theo các chuyên gia, sau khi tháo niềng bạn chỉ cần đeo hàm duy trì từ 06 – 12 tháng để giúp răng ổn định. Trường hợp đeo khí cụ hỗ trợ chỉnh nha cả đời là rất hiếm. Chỉ khoảng 1 – 2% khách hàng gặp phải tình trạng này. Thông thường, người đeo hàm duy trì cả đời có hàm răng rất yếu, không thể cố định chắc chắn.
Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Theo như các chuyên gia chia sẻ, thời gian đeo hàm duy trì sẽ thay đổi khác nhau theo từng giai đoạn. Trong 1 – 2 tháng đầu, bạn cần phải sử dụng khí cụ hỗ trợ 24/24. Từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 là 22 tiếng/ngày. Sau giai đoạn này, nếu răng bạn đã ổn định thì chỉ cần đeo hàm duy trì trước khi ngủ.
Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin về vấn đề đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng. Hy vọng bạn đã có thêm được nhiều kiến thức hữu ích. Kết quả niềng răng sẽ đều và đẹp nếu bạn lựa chọn nha khoa uy tín để thực hiện. Vì thế, hãy gọi ngay đến số hotline 19009009 để đặt lịch hẹn thăm khám sớm nhất tại Nha khoa Quốc tế DAISY nhé!