Hôi miệng từ cổ họng do đâu? Cách điều trị dứt điểm
Logo
hotline
1900 9009
Hotline hỗ trợ 24/7
Time
T.Hai - C.Nhật
9AM - 8PM

Hôi miệng từ cổ họng do đâu? Cách điều trị dứt điểm

CHIA SẺ
Doctor

Được viết bởi: Phạm Thị Hồng Loan vào ngày 13 tháng 11 năm 2023.

Tham vấn: Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Hoàng Thùy Nhiên

Hôi miệng từ cổ họng gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mọi người. Nguy hiểm hơn, đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý răng miệng tiềm ẩn. Vậy làm sao để cải thiện tình trạng này? Cùng Nha khoa DAISY tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh hiệu quả ở bài viết dưới đây bạn nhé!

Nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng từ cổ họng

Hôi miệng từ cổ họng không phải là tình trạng hiếm gặp. Trẻ em lẫn người lớn đều có thể gặp phải trường hợp trên. Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến cuống họng có mùi hôi ở mỗi người là không giống nhau. Dưới đây là một số yếu tố phổ biến gây ra hiện tượng này:

Do viêm xoang

Khi nhận thấy có mùi hôi từ cuống họng nhưng không phát hiện bất kỳ tổn thương nào ở răng, nướu thì nguyên nhân có thể là do viêm xoang. Khi bị nghẹt mũi, viêm xoang thì mủ và chất nhầy ở các hốc xoang có thể đi theo xuống cổ họng. Dịch nhầy chứa nhiều vi khuẩn, virus. Do đó, khi chảy theo xuống họng, chúng sẽ có mặt ở đường hô hấp dưới. Lúc này, vi khuẩn sẽ tấn công vào các tổ chức trong khoang miệng khiến hơi thở có mùi.

Hơn nữa, vì chất nhầy, mủ có thể đọng lại tại cổ họng nên rất có thể trở thành “chướng ngại vật” khiến thức ăn kẹt lại. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu và hấp thụ thức ăn của dạ dày. Đặc biệt, mảng vụn thức ăn ở cổ họng còn là môi trường hoàn hảo để vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn sinh sôi sẽ khiến tình trạng hôi miệng từ cổ họng trở nên nghiêm trọng hơn.

Viêm xoang sẽ khiến chất nhầy chảy xuống cổ, gây hôi miệng từ cuống họng
Viêm xoang sẽ khiến chất nhầy chảy xuống cổ, gây hôi miệng từ cuống họng

Do khô miệng

Khoang miệng bị khô là nguyên nhân dẫn đến hôi miệng từ cổ họng ở một số bạn. Nước bọt được xem là nước súc miệng tự nhiên. Tuyến nước bọt hoạt động tốt sẽ giúp độ ẩm trong khoang miệng được cân bằng. Theo đó, vi khuẩn gây ra mùi hôi cũng không có cơ hội sinh sôi, phát triển.

Trong trường hợp khoang miệng bị khô, tuyến nước bọt không đủ thì vi khuẩn sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển. Bên cạnh khiến hơi thở có mùi thì chúng còn có thể gây ra nhiều vấn đề khác. Cụ thể như gây khô rát cổ họng, lưỡi bị đau rát, môi khô nứt nẻ,…

Miệng bị khô cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý răng miệng phổ biến như: Sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi,… Tình trạng này nếu không được điều trị sẽ khiến khoang miệng có mùi hôi khó chịu.

Do viêm họng

Họng và khoang miệng là hai bộ phận thông trực tiếp với nhau. Đây là lý do khi bị viêm họng, hơi thở của bạn có thể có mùi hôi khó chịu. Viêm họng được xem là một trong những căn bệnh do viêm nhiễm đường hô hấp trên. Các yếu tố có thể khiến niêm mạc họng bị tổn thương như:

  • Do vi khuẩn, virus gây hại.
  • Do sinh sống một thời gian dài trong môi trường bị ô nhiễm.
  • Do thói quen hút thuốc lá, hoặc do dị ứng hóa chất.
  • Do phải nói chuyện, giao tiếp nhiều trong thời gian dài.
  • Do ảnh hưởng của những bệnh liên quan đến đường hô hấp khác.

Nguyên nhân viêm họng có thể dẫn đến hôi miệng từ cuống họng là:

  • Do vi khuẩn, virus tích tụ, gây viêm nhiễm, sưng phồng niêm mạc họng. Chúng còn tiết ra độc tố dẫn đến hôi miệng từ trong cuống họng.
  • Khi niêm mạc họng bị tổn thương sẽ khiến cơ thể, khoang miệng bị mất nước. Do đó, vi khuẩn kỵ khí có cơ hội sinh sôi, phân giải protein có trong thực phẩm, tạo ra khí lưu huỳnh gây hôi miệng.
  • Cổ họng bị tổn thương sẽ khiến hệ hô hấp bài tiết dịch đờm nhiều hơn bình thường. Chất nhầy ứ đọng ở cổ họng sẽ trở nên đặc hơn theo thời gian. Từ đó gián tiếp dẫn đến việc hơi thở có mùi.
  • Do người bệnh có xu hướng thở bằng miệng khi viêm họng khiến mũi bị ngạt. Hoạt động này tưởng chừng vô hại nhưng sẽ làm vi khuẩn tấn công vào cơ thể, làm khoang miệng bị khô.

Khi bị viêm họng, hơi thở của bạn có thể có mùi hôi khó chịu
Khi bị viêm họng, hơi thở của bạn có thể có mùi hôi khó chịu

Do viêm Amidan

Amidan được ví như hàng rào miễn dịch của vùng họng, giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, virus vào cơ thể. Đây là mô mềm ở sâu trong khoang miệng, nằm ở hầu họng.

Vì nằm ở vị trí giao nhau giữa đường hô hấp và đường đi của thực phẩm nên tổ chức này rất dễ bị viêm nhiễm. Khi amidan bị viêm, bạn sẽ nhận thấy cổ họng bị khô, đau rát, ngứa ngáy mỗi khi nuốt nước bọt. Lúc này, người bệnh cũng sẽ nhận thấy mùi hôi từ cuống họng. Nguyên nhân là vì tại hầu họng lúc này xuất hiện dịch mủ có chứa vi khuẩn.

Nguy cơ tình trạng viêm amidan bị tái phát là rất cao. Khi không được chăm sóc và điều trị triệt để, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Tình trạng đau rát vòm họng, hôi miệng sẽ không còn khi tổ chức này không bị sưng viêm nữa.

Do viêm VA

Viêm VA có lẽ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng từ cổ họng ít người biết đến. VA là một tổ chức lympho nằm ở vòm mũi họng, giữ vai trò ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp. Thế nhưng, trong trường hợp có một lượng lớn vi khuẩn xâm nhập cùng lúc, VA không thể phản ứng kịp. Từ đó dẫn đến tình trạng VA bị viêm, gây ra hiện tượng hơi thở có mùi hôi.

Viêm VA là nguyên nhân dẫn đến hôi miệng từ cổ họng ít người biết đến
Viêm VA là nguyên nhân dẫn đến hôi miệng từ cổ họng ít người biết đến

Do các bệnh lý liên quan đến dạ dày

Mùi hôi miệng từ cuống họng có thể xuất hiện bởi các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Đối với người bị viêm loét dạ dày, khả năng tiêu hóa thức ăn sẽ không tốt. Do đó, thức ăn có xu hướng đọng lại ở dạ dày và lên men, tạo ra mùi hôi trong hơi thở. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là vi khuẩn Helicobacter Pylori.

Trào ngược dạ dày cũng dẫn đến hiện tượng tương tự. Khi bị bệnh lý này, thức ăn đang được tiêu hóa trong dạ dày cùng với acid dịch vị sẽ trào ngược lên trên thực quản. Kéo theo tình trạng miệng và vòm họng có mùi hôi khó chịu. Bên cạnh đó, acid dịch vị trào ngược lên trên sẽ khiến niêm mạc họng và miệng bị bào mòn. Lúc này, vi khuẩn kỵ khí sẽ tích tụ, phát triển, gây mùi hôi.

Chính vì vậy, khi nhận thấy bản thân có dấu hiệu như khó chịu, ợ nóng, đầy hơi,… bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám sớm.

Hôi miệng từ cổ họng có gây nguy hiểm gì không?

Hôi miệng từ cuống họng chỉ được xem là một triệu chứng liên quan đến khoang miệng. Đây không phải là bệnh lý nguy hiểm hay đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, hiện tượng này lại có thể là dấu hiệu cho thấy một số bệnh lý nghiêm trọng. Dưới đây là hai biến chứng nguy hiểm thường thấy nhất:

Bệnh tim

Sức khỏe tim mạch và sức khỏe răng miệng có mối liên hệ với nhau. Một số bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm niêm mạc, viêm họng,… hoàn toàn có thể là dấu hiệu cho thấy nguy cơ gặp phải các vấn đề về tim mạch của bạn.

Chính vì vậy, khi nhận thấy các vấn đề bất thường liên quan đến khoang miệng, điển hình là tình trạng hôi miệng từ cổ họng, bạn không được chủ quan. Thay vào đó, người bệnh cần đến gặp bác sĩ sớm để được thăm khám và điều trị.

Tình trạng hôi miệng từ cuống họng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về tim mạch
Tình trạng hôi miệng từ cuống họng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về tim mạch

Bệnh ung thư vòm họng

Tình trạng hôi miệng từ cổ họng sẽ rất nguy hiểm nếu đó là dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng. Đây được xem là bệnh lý nguy hiểm, hoàn toàn có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị. Một trong những dấu hiệu thường gặp của tình trạng này là cổ họng bị ngứa rát, đau nhức. Bên cạnh đó, hơi thở cũng sẽ có mùi khác lạ vì tế bào ung thư lúc này chứa rất nhiều Polymine – chất gây mùi hôi khó chịu.

Khi tình trạng hôi miệng liên quan đến bệnh lý ung thư vòm họng, mùi hôi sẽ nồng nặc, khó ngửi hơn với mùi hôi thông thường. Do đó, để tránh những ảnh hưởng không mong muốn, bạn cần chủ động theo dõi sức khỏe của bản thân. Mục đích để kịp thời phát hiện và điều trị những bệnh lý nguy hiểm.

Hơi thở có mùi hôi nồng nặc là dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng nguy hiểm
Hơi thở có mùi hôi nồng nặc là dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng nguy hiểm

Cách trị hôi miệng từ cổ họng hiệu quả

Mùi hôi miệng từ cổ họng ảnh hưởng rất nhiều đến sự tự tin của bạn khi giao tiếp. Tình trạng này còn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến tim mạch và vòm họng. Chính vì vậy, khi nhận thấy hơi thở có mùi, bạn nên tham khảo một hoặc cả hai cách điều trị dưới đây:

Điều trị tại nhà bằng một số cách dân gian

Từ xưa, việc sử dụng các nguyên liệu đến từ thiên nhiên để khắc phục mùi hôi từ cổ họng đã được mọi người áp dụng. Bạn có thể tham khảo một số cách sau:

Sử dụng gừng tươi: Gừng là gia vị quen thuộc và rất dễ tìm. Nó chứa nhiều thành phần như borneol, curcumen, linalool, ancol geraniol,… nên loại gia vị này có khả năng khắc phục mùi hôi ở cuống họng rất tốt. Đặc biệt, gừng còn thường được sử dụng để giảm viêm, kháng khuẩn, nhiễm trùng,… ở niêm mạc họng. Hai cách sử dụng gừng như sau:

  • Cắt nhỏ và cho gừng vào đun sôi với 300ml nước trong vòng 10 phút. Sau đó dùng dung dịch để súc miệng.
  • Cho vài lát gừng đã được cạo vỏ vào nước trà xanh để uống trực tiếp.

Dùng ngò tàu: Lá ngò tàu chứa nhiều hoạt chất như vitamin C, glucid,… Do đó, loại lá này có thể diệt khuẩn, giảm đau nhức, ngứa rát ở cổ họng hiệu quả. Cách dùng ngò tàu như sau:

  • Rửa sạch 1 nắm lá ngò tàu rồi đun sôi với 600ml nước.
  • Đun trong khoảng 20 phút, đến khi thấy nước bay hơi chỉ còn 1 nửa thì cho vào 1 ít muối mịn.
  • Dùng dung dịch thu được để súc miệng mỗi ngày sau khi đánh răng.

Dùng chanh tươi: Vỏ chanh hay vỏ cam chứa nhiều nhiều tinh dầu cũng như vitamin C. Do đó, bạn có thể dùng nguyên liệu này để khắc phục tình trạng hơi thở có mùi của mình. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn có thể thái nhỏ vỏ chanh, vỏ cam hoặc trực tiếp nhai sau khi rửa sạch hoặc hấp qua rồi nhai.

Uống trà gừng là cách trị hôi miệng từ cổ họng hiệu quả
Uống trà gừng là cách trị hôi miệng từ cổ họng hiệu quả

Đến bệnh viện để điều trị dứt bệnh lý

Hơi thở có mùi hôi lạ có thể do nhiều nguyên nhân. Trong đó, một số bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp, tiêu hóa. Chính vì thế, để hạn chế những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị. Đến bệnh viện gặp bác sĩ có thể nói là cách trị hôi miệng từ cổ họng hiệu quả nhất. Tại đây, sau khi xác định nguyên nhân, mức độ của bệnh lý, bác sĩ sẽ tiến hành xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất với từng người bệnh.

Vì nguyên nhân và mức độ hôi miệng ở mỗi người là không giống nhau. Do đó, đơn thuốc được kê và thời gian điều trị sẽ không giống nhau. Trong trường hợp bị chứng trào ngược dạ dày, người bệnh sẽ được kê các loại thuốc có chức năng cải thiện đường tiêu hóa.

Đến gặp bác sĩ là cách trị hôi miệng từ cổ họng hiệu quả nhất bạn nên áp dụng
Đến gặp bác sĩ là cách trị hôi miệng từ cổ họng hiệu quả nhất bạn nên áp dụng

Cách phòng tránh tình trạng hôi miệng từ cổ họng

Để có thể phòng tránh tình trạng hôi miệng từ cổ họng, bạn có thể tham khảo cách được chuyên gia khuyến khích như sau:

Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Tránh vi khuẩn có cơ hội tích tụ, tấn công vào răng, nướu.
  • Chọn mua dòng kem đánh răng có chứa hoạt chất fluor để men răng thêm chắc khỏe.
  • Sử dụng kết hợp với sản phẩm nha khoa khác như: Chỉ nha khoa, máy tăm nước, nước súc miệng,… để loại bỏ mảng bám trên răng, vi khuẩn trong khoang miệng triệt để.
  • Đến nha khoa để kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ khoảng 3 đến 6 tháng/lần. Nếu phát hiện bệnh lý sẽ có thể điều trị kịp thời.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

  • Uống đủ 2 đến 2.5 lít nước/ngày để hạn chế tình trạng vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng.
  • Bổ sung nhiều rau củ quả vào thực đơn hằng ngày, đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ vitamin, chất xơ. Nhờ đó giúp hệ tiêu hóa thêm khỏe mạnh, hệ miễn dịch được nâng cao.
  • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều đường, chất béo từ động vật, muối,… Từ đó giảm tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa.
  • Ngưng thói quen hút thuốc lá, sử dụng rượu bia.

Xây dựng lối sống lành mạnh

  • Tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút để sức đề kháng được tăng cường. Từ đó giúp niêm mạc họng tăng khả năng lành thương.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh bị lo âu, căng thẳng trong thời gian dài.

Xây dựng lối sống khoa học để phòng tránh tình trạng hơi thở có mùi
Xây dựng lối sống khoa học để phòng tránh tình trạng hơi thở có mùi

Các thông tin liên quan đến tình trạng hôi miệng từ cổ họng đã được đề cập ở phía trên. Hy vọng bài viết giúp quý độc giả chủ động hơn trong việc duy trì răng miệng nói riêng và sức khỏe tổng thể của mình nói chung. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, liên hệ ngay với Nha khoa DAISY qua hotline 19009009 để được kết nối với các chuyên gia bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết liên quan
Răng ê buốt khi uống nước lạnh
Tại sao răng ê buốt khi uống nước lạnh? Cách khắc phục hiệu quả
 NGÀY ĐĂNG 16/11/2023
 80 XEM
Mẹ bị viêm họng có lây cho con
Mẹ bị viêm họng có lây cho con không? Lưu ý cần biết
 NGÀY ĐĂNG 15/11/2023
 81 XEM
Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách.
Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm
Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin !
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Chi Nhánh Ưu đãi
CHAT NGAY