Men răng là lớp bao phủ, nằm ở phía ngoài cùng răng. Lớp men này có chức năng tạo màu và bảo vệ tủy răng khỏi vi khuẩn, ngoại lực và nhiệt độ. Men răng thường có màu vàng nhạt, trắng xám. Đôi khi sẽ thấy có màu hơi xanh ở viền răng. Men răng có chứa hàm lượng muối khoáng khá cao lên tới 96%, 4% còn lại là một ít chất hữu cơ và nước. Lớp men này rất khó bị phá vỡ, chúng là sự sắp xếp chặt chẽ của các tinh thể calci photphat mỏng, dài.
Độ dày men răng trên bề mặt răng sẽ không đồng đều. Nó dày nhất ở phần đầu răng và mỏng nhất ở vùng cổ răng. Nếu cha mẹ có men răng không khỏe mạnh thì men răng của con cũng sẽ bị yếu và mỏng hơn bình thường.
Nhờ có lớp men ngoài cùng này mà ngà và tủy răng được bảo vệ khỏi những tác động bên ngoài như: Acid, vi khuẩn,… Do đó giúp mọi người ăn nhai dễ dàng, nhất là các thực phẩm dai.
Lý do nào dẫn đến tình trạng men răng yếu? Thông thường, lớp men ngoài cùng bị bào mòn bởi 2 nguyên nhân chính sau đây: Do tác động từ bên trong cơ thể và do cách sinh hoạt hàng ngày. Sau thời gian dài tác động, những yếu tố trên sẽ làm men răng bị tổn thương. Cụ thể:
Một số tác động từ bên trong cơ thể gây ra tình trạng mòn men răng như:
Ảnh hưởng từ cuộc sống hàng ngày cũng là nguyên nhân khiến men răng yếu đi. Cụ thể như sau:
Lớp men răng ngoài cùng của mỗi người thường sẽ bị bào mòn theo thời gian, do ảnh hưởng của các nhân tố như thói quen sinh hoạt, bệnh lý răng miệng,… Khi men răng yếu đi thường sẽ có một số biểu hiện như: Răng xuất hiện đốm trắng đục, răng bị ê buốt, men răng bị bong tróc do ăn thực phẩm quá cứng. Cụ thể:
Khi hoạt chất flour quá nhiều, răng sẽ bắt đầu xuất hiện những đốm trắng đục. Bên cạnh đó, lốm đốm trắng trên răng cũng có thể do vi khuẩn gây ra. Chúng đảo ngược các chất trong men răng và biến đổi mảng bám trên răng thành acid. Từ đó dẫn đến xuất hiện đốm trắng sữa rải rác trên bề mặt răng. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời, có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: Viêm nướu, viêm nha chu,…
Do lớp men răng đã bị tổn thương nên bạn sẽ thường xuyên cảm nhận được những cơn ê buốt. Ngoài nguyên nhân vi khuẩn tấn công do thức ăn còn sót lại, men răng bị hỏng cũng có thể là vì va chạm mạnh hoặc vì tai nạn giao thông. Lúc bấy giờ, lớp men bị sứt, mẻ, lộ ngà răng ra ngoài. Do đó, khi nhai thức ăn, răng bạn sẽ bị kích ứng, gây ra tình trạng ê buốt, khó chịu.
Khi ăn nhai thức ăn quá cứng, lớp men mỏng bị tác động mạnh và có thể sẽ bị bong ra. Đây là biểu hiện cho thấy men răng đang yếu dần và dễ bị tổn thương. Nếu phát hiện một trong những dấu hiệu này, bạn cần đến ngay nha khoa uy tín để được thăm khám, xác định rõ nguyên nhân và tìm được phương pháp điều trị kịp thời.
Men răng không thể tự tái tạo khi chúng bị mài mòn. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể thực hiện một số biện pháp nhằm hạn chế tình trạng men răng yếu. Từ đó giúp chúng trở nên chắc khỏe hơn. Một số phương pháp bạn có thể áp dụng như sau:
Trong kẹo, bánh quy, nước ngọt, bánh mì,… đều có chứa carbohydrate lên men. Chất này khi kết hợp với vi khuẩn bên trong khoang miệng sẽ tạo ra acid gây hại đến cấu trúc răng.
Khử khoáng là quá trình acid ăn mòn những khoáng chất tự nhiên trong men răng. Do đó, nếu không đánh răng đúng cách sau khi ăn bánh kẹo và thực phẩm có chứa đường, thì sau một thời gian men răng của bạn sẽ bị mòn đi.
Một trong biện pháp khắc phục tình trạng men răng yếu hiệu quả là sử dụng liên tục những sản phẩm bù khoáng. Bổ sung flour là cách tốt nhất để tăng cường men răng. Người dùng có thể tham khảo bác sĩ về các loại kem đánh răng, nước súc miệng có chứa flour để có thể bù khoáng bổ sung cho men răng. Bạn có thể chọn mua một số sản phẩm này ở nhà thuốc, siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi.
Lực chải răng quá mạnh hoặc đánh răng theo chiều ngang sẽ làm mòn men răng. Để góp phần bảo vệ lớp men ngoài cùng, bạn có thể áp dụng phương pháp đánh răng đúng tiêu chuẩn y tế như:
Theo một nghiên cứu từ Đại học California – Berkeley cho biết, nếu men răng của bạn bị hư tổn trong một thời gian dài nhưng không được chăm sóc, răng có thể bị sâu. Chế độ ăn uống của người trẻ hiện nay là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Vì thế, để bổ sung và tái tạo khoáng chất cho răng, bác sĩ khuyến khích bạn nên sử dụng nhóm thực phẩm sau:
Kiểm tra răng định kỳ là giải pháp giúp khắc phục tình trạng men răng yếu rất hiệu quả. Bạn nên đến gặp nha sĩ khoảng 6 tháng/lần để được thăm khám sức khỏe răng miệng. Nếu răng của khách hàng tốt, bác sĩ sẽ lấy cao răng, duy trì sự ổn định này. Đối với trường hợp phát hiện lớp men ngoài cùng đã bị mài mòn hoặc bị mất, nha sĩ sẽ tư vấn khách hàng phương án điều trị phù hợp. Do đó người dùng cần đến thăm khám, vệ sinh răng định kỳ, giúp men răng được bảo vệ tốt, duy trì sức khỏe khoang miệng.