Nghiến răng khi ngủ ở người lớn là một thói quen thường gặp. Theo đó, nghiến răng sẽ gây ra một số ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng của người bệnh. Vậy nguyên nhân là gì và phải chữa trị như thế nào? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Nha khoa Quốc tế DAISY để tìm hiểu bạn nhé!
Biểu hiện của bệnh nghiến răng khi ngủ
Một báo cáo của hiệp hội Nha khoa Thế giới cho thấy, khoảng 20% dân số trên thế giới bị nghiến răng khi ngủ. Theo đó, đây được xem là một tật xấu ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của người bệnh. Khi ngủ, răng ở hai hàm cắn chặt với nhau trong vô thức và tạo ra những tiếng động khó chịu.
Nghiến răng khi ngủ được khoa học chứng minh là một triệu chứng của bệnh lý giấc ngủ bị rối loạn. Người bệnh có thể dễ dàng nhận ra tật xấu này thông qua một số biểu hiện dưới đây:
Răng ở hai hàm có dấu hiệu cắn chặt vào nhau.
Gây ra âm thanh khó chịu và kéo dài theo từng đợt do răng cọ xát với nhau.
Răng bị sứt mẻ, bị gãy và có dấu hiệu mòn men răng.
Răng xuất hiện cảm giác ê buốt khi sử dụng thức ăn, đặc biệt là thức ăn nóng – lạnh.
Hai hàm hay bị đâu, mặc dù người bệnh không hề bị chấn thương.
Khớp cắn có xu hướng ngày càng bị sai lệch nhiều hơn.
Vùng đầu, thái dương và hai bên má hay bị mệt mỏi, đau.
Nghiến răng khi ngủ không phải là việc hiếm gặp
Nguyên nhân xuất hiện tật nghiến răng khi ngủ ở người lớn
Tật nghiến răng khi ngủ ở người lớn do nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể là:
Do rối loạn cảm xúc, thường hay bị lo lắng, căng thẳng và stress.
Khớp cắn bị sai lệch cũng là yếu tố khiến tình trạng nghiến răng khi ngủ xảy ra.
Giấc ngủ không ngon, rối loạn giấc ngủ.
Bệnh lý liên quan tới dạ dày, đại tràng,… là nguyên nhân làm nghiến răng mà ít ai biết.
Do cơ thể thiếu hụt canxi.
Bên cạnh đó, lý do khác làm tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn là thói quen sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… thường xuyên. Dù do bất kỳ nguyên nhân nào thì nghiến răng khi ngủ đều tác động xấu đến sức khỏe của người bệnh. Vì thế, cần điều trị triệt để tình trạng này để hạn chế các biến chứng nguy hiểm trong tương lai.
Stress là một trong những nguyên nhân làm nghiến răng ở người lớn
Tác hại của bệnh nghiến răng khi ngủ ở người lớn
Đa số chúng ta đều nghĩ rằng nghiến răng khi ngủ ở người lớn không tác động nhiều đến chất lượng cuộc sống. Thế nhưng, trên thực tế, tật xấu này gây nên nhiều tác hại, cụ thể là:
Tạo nên âm thanh ken két khó chịu, ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Hai hàm siết, cắn chặt vào nhau làm răng ở bị mẻ, gãy vỡ.
Khiến gương mặt mất cân đối và già hơn. Bởi lẽ, men răng bị mòn dần qua thời gian khiến kích thước của tầng dưới mặt bị giảm sút.
Tình trạng nghiến răng bị kéo dài sẽ khiến cho cơ hàm bị co thắt lại. Từ đó, làm các cơ bị đau và mỏi mệt.
Ngoài ra, nghiến răng còn gây ra tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm. Đây cũng chính là nguyên nhân mà bác sĩ khuyến cáo rằng nên thăm khám và chữa trị sớm tình trạng nghiến răng khi ngủ.
Nghiến răng sẽ làm cho khớp cắn bị sai lệch
Cách chữa bệnh nghiến răng khi ngủ ở người lớn
Để hạn chế tật nghiến răng khi ngủ ở người lớn, bạn cần tìm hiểu rõ lý do để đưa ra hướng xử lý thích hợp. Theo đó:
Nguyên nhân do căng thẳng, lo lắng: Hãy điều trị tâm lý và tạo cho bản thân cảm giác thư giãn, thoải mái trước khi ngủ. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhờ sự tư vấn của bác sĩ để sử dụng thuốc giãn cơ phù hợp.
Nguyên nhân do bệnh lý thần kinh: Trong trường hợp này, bạn cần đến nha khoa để được đưa ra phương án bảo vệ cơ hàm. Các bác sĩ sẽ thiết kế riêng cho bạn máng chống nghiến răng. Từ đó giúp bạn bảo vệ cơ hàm an toàn khi ngủ.
Nguyên nhân do sử dụng thuốc: Nếu bạn bị nghiến răng do tác dụng phụ của thuốc thì hãy ngưng dùng tạm thời. Ngoài ra, bạn có thể nhờ bác sĩ thay thế một loại thuốc khác có công dụng tương đương.
Nguyên nhân do thiếu hụt canxi: Bạn hãy bổ sung canxi vào khẩu phần ăn hàng ngày với thực phẩm như trứng, sữa, phô mai,…
Hãy ngưng sử dụng thuốc nếu nghiến răng do tác dụng phụ của thuốc gây ra
Trên đây là tất cả các thông tin xoay quanh tình trạng nghiến răng khi ngủ ở người lớn. Hy vọng đã giúp bạn có cái nhìn chính xác hơn về vấn đề này. Nếu cần giải đáp bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ Hotline 1900 9009 để được Nha khoa DAISY hỗ trợ trong thời gian sớm nhất nhé!