Siết mắc cài là việc bác sĩ sử dụng hệ thống khí cụ để điều chỉnh lực tác động lên răng. Từ đó giúp răng di chuyển về đúng vị trí khớp cắn. Đây được xem là giải pháp tốt nhất để những chiếc răng thẳng hàng trên khung hàm. Thông thường, trong quá chỉnh nha, bác sĩ cần phải thường xuyên siết mắc cài để điều chỉnh hướng dịch chuyển của răng.
Tùy vào tình trạng răng lệch lạc, hô, khấp khểnh,… mà thời gian chỉnh nha ở mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo đạt được hiệu quả như ý, bạn cần đến nha khoa thường xuyên để các bác sĩ tiến hành siết cây cung và theo dõi. Nhờ đó, điều chỉnh theo đúng phác đồ điều trị.
Hiện nay, rất nhiều kỹ thuật niềng răng ra đời để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cụ thể là niềng răng Invisalign và niềng răng mắc cài.
Với niềng răng không mắc cài Invisalign bạn không cần đến trực tiếp nha khoa. Thay vào đó, mỗi bộ khay niềng sẽ có số thứ tự giúp thay đổi và điều chỉnh lực tác động theo phác đồ điều trị. Ngược lại, niềng răng mắc cài bắt buộc người bệnh phải thường xuyên đến nha khoa để siết dây cung, mắc cài liên tục.
Theo chuyên gia, trung bình từ 3 – 6 tuần bạn cần tái khám một lần. Qua đó, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng và thực hiện siết dây cung niềng răng 1 lần. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ thực hiện một số thao tác khác như: thay dây cung, dây thun,… Trong một vài trường hợp, để đẩy nhanh tốc độ di chuyển của răng, bác sĩ sẽ thực hiện tăng lực siết. Tuy nhiên, điều này khuyến cáo là không nên vì phải mất khoảng từ 3 – 6 tuần thì xương hàm mới có thể tái tạo lại khi răng di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác.
Tái khám khi niềng răng là việc làm hết sức quan trọng. Nó ảnh hưởng chung đến kết quả của cả quá trình chỉnh nha. Khi thực hiện tái khám, bác sĩ sẽ tiến hành:
Hơn thế nữa, việc tái khám định kỳ còn có ý nghĩa khi giúp cho người bệnh thấy được sự thay đổi của hàm răng. Do đó, bạn hãy sắp xếp thời gian để đến nha khoa theo lịch hẹn của bác sĩ nhé!
Niềng răng bao lâu siết một lần? Câu trả lời là 3 – 6 tuần và quá trình thực hiện rất nhanh chóng. Trên thực tế, việc siết răng sẽ theo các bước như sau:
Trong một vài giờ đầu sau khi siết răng, răng sẽ có cảm giác đau nhức, ê buốt vì thay đổi lực kéo mạnh hơn. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ hết khi bạn quen dần.
Như đã nói ở trên, răng sẽ có cảm giác đau sau khi siết niềng răng. Đề giảm thiểu tình trạng này, bạn có thực hiện một số mẹo sau:
Chườm đá lạnh là phương pháp quen thuộc giúp giảm đau. Cách thực hiện là sử dụng túi đá lạnh hoặc bọc đá vào khăn rồi chườm lên vùng răng bị ê buốt. Hơi lạnh của đá sẽ giúp giảm cơn đau rất hiệu quả. Phương pháp này không giới hạn số lần thực hiện, nên khi nào cảm thấy đau bạn có thể sử dụng bất kỳ lúc nào.
Ngoài chườm lạnh thì chườm nóng là một mẹo dân gian giảm đau mà bạn cũng có thể thực hiện. Hãy sử dụng khăn ấm hoặc đổ nước ấm vào chai thủy tinh. Sau đó, tiến hành đặt lên vùng má bị đau do siết răng. bạn chỉ nên sử dụng nước ấm vừa phải, tuyệt đối không sử dụng nước nóng. Lý do là vì nhiệt độ nước quá cao có thể làm bỏng da.
Nước muối ấm có tác dụng giảm đau, giảm sưng viêm, sát khuẩn cho răng. Cách thực hiện là lấy nước ấm bỏ thêm một lượng vừa phải muối sạch rồi súc miệng. Hãy thực hiện mẹo này 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 60s để giảm đau. Hơn nữa, hàm răng cũng được sát khuẩn sạch sẽ, đem lại hơi thở thơm mát.
Trên thực tế, việc điều chỉnh lực kéo của mắc cài sẽ làm cấn cộm và gây nên cảm giác khó chịu cho người bệnh. Đặc biệt, vùng má và các mô mềm bên trong có thể bị tổn thương do bị cọ xát với hệ thống khí cụ. Lúc này, việc massage nướu sẽ giúp thư giãn. Dùng ngón tay xoa quanh nướu, má nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ và làm ngược lại để giúp giảm cơn đau bạn nhé!
Chế độ ăn uống có một vai trò đặc biệt trong việc hạn chế tình trạng đau nhức sau khi siết niềng răng. Do đó, bạn nên ăn những loại thức ăn mềm, dễ nhai như: Cháo, súp, thịt xay nhuyễn,… để hàm không phải vận động nhiều. Tuyệt đối không ăn thức ăn cứng, khó nhai và có nhiều vụn như: snack, khoai tây chiên,…. Ngoài ra, bạn cũng hãy hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá,… vì có thể làm kích ứng răng.
Trong quá trình chỉnh nha, mắc cài và dây cung có thể gây cấn cộm, cọ xát vào mô mềm trong khoang miệng gây tổn thương. Giải pháp tối ưu để khắc phục tình trạng này là sử dụng sáp chỉnh nha để bôi lên các khí cụ, đặc biệt là ở những góc nhọn. Ngoài ra, đừng quên sử dụng bộ dụng cụ bảo hộ để bảo vệ răng khỏi tác nhân từ bên ngoài. Đặc biệt, khi bạn thực hiện hoạt động ngoài trời hay chơi thể thao các va chạm trong quá trình hoạt động sẽ được giảm thiểu đáng kể.
Giải pháp cuối cùng là sử dụng thuốc giảm đau. Loại thuốc mà bạn có thể sử dụng là ibuprofen, acetaminophen.Tuy nhiên, để biết chính xác loại thuốc giảm đau nên xài thì bạn hãy đến nhà thuốc hoặc nha khoa để được bác sĩ kê đơn phù hợp. Không những vậy, bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng và thời gian uống thuốc để giảm đau hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn cho bạn.