Niềng răng là giải pháp khắc phục hoàn toàn tình trạng răng thưa, hô, lệch lạc,….. Từ đó đem lại hàm răng đều đẹp và nụ cười rạng rỡ cho người sở hữu. Trên thực tế, niềng răng có hết móm không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể:
Móm do răng là việc răng bị lệch lạc, trục răng có xu hướng nghiêng nhiều về phía trước thay vì thẳng hàng như bình thường. Do vậy, để cải thiện tình trạng này chỉ cần dựng đứng được trục răng.
Nguyên nhân chính làm trục răng bị đổ về trước là do hướng mọc của răng. Lúc này, phương pháp niềng răng được xem là giải pháp hữu hiệu. Lý do là vì với tác động của lực kéo, răng sẽ dịch chuyển từ từ về đúng vị trí chuẩn khớp cắn. Từ đó đem lại hàm răng thẳng hàng, đều đẹp cho người bệnh.
Thông thường khi bạn bị móm do nguyên nhân này thì bác sĩ sẽ chụp X-quang và chỉ định niềng răng chỉnh nha để khắc phục. Phương pháp có thể lựa chọn bao gồm: Niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng không mắc cài Invisalign.
Móm do xương là hiện tượng diện tích của hàm dưới phát triển quá nhiều so với hàm trên. Hoặc diện tích hàm trên bị nhỏ do gặp vấn đề bất thường. Từ đó, làm hai hàm có sự chênh lệch lớn, khiến gương mặt kém cân đối, hài hòa.
Nếu nguyên nhân móm do xương thì hoàn toàn không thể niềng răng để cải thiện. Lý do là vì hệ thống khí cụ nha khoa chỉ tác động được đến răng, tạo lực kéo cho răng di chuyển chứ không thể ảnh hưởng và làm thay đổi xương hàm.
Với tình trạng bị móm do xương, bạn chỉ có thể cải thiện bằng cách phẫu thuật xương hàm. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt đi một phần xương hàm dưới. Nhờ đó, toàn bộ hàm sẽ trượt về phía sau giúp khớp cắn chuẩn chỉnh hơn.
Trong trường hợp móm do cả hai nguyên nhân là răng và xương thì chỉ niềng răng sẽ không có tác dụng. Bởi lẽ, niềng răng chỉ giúp cho răng thẳng hàng, còn muốn khắc phục hiện tượng xương hàm bị phát triển bất thường thì cần phẫu thuật. Do đó, người bệnh khi móm do cả răng và xương hàm thì phải kết hợp 2 phương pháp chỉnh nha, phẫu thuật mới đem lại kết quả như ý.
Quy trình thực hiện là đeo niềng trước để điều chỉnh trục răng thẳng đứng và hàm răng đều đẹp hơn. Sau đó mới tiến hành phẫu thuật cắt xương hàm dưới giúp gương mặt cân đối, thanh tú.
Niềng răng móm có phải nhổ răng không? Đây là thắc mắc của nhiều người, đặc biệt với những ai sợ nhổ răng. Theo chuyên gia, khi gặp phải tình trạng khớp cắn ngược nặng hay niềng răng trong độ tuổi trưởng thành, răng đã cố định vững chắc trên khung hàm thì phần lớn đều phải thực hiện nhổ răng khôn.
Việc nhổ răng khôn sẽ tạo không gian trống để răng dịch chuyển về đúng vị trí. Hơn nữa, răng khôn không có chức năng răng nhai hay thẩm mỹ nên khi loại bỏ chúng sức khỏe răng miệng vẫn được đảm bảo.
Tuy nhiên, tùy vào tình trạng răng miệng của bạn mà bác sĩ sẽ chỉ định có nên nhổ răng hay không. Nếu muốn hạn chế việc nhổ răng cũng như giúp tăng hiệu quả chỉnh nha thì bạn nên niềng răng từ sớm.
Để biết chính xác niềng răng móm có cần nhổ răng hay không hãy đến nha khoa. Các bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên bổ ích nhất.
Nhiều người niềng răng xong vẫn bị móm, vậy nguyên nhân là do đâu? Theo chuyên gia, niềng răng xong vẫn bị móm là do hai nguyên nhân dưới đây:
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng niềng răng xong vẫn bị móm. Niềng răng để điều trị móm là case khó và phức tạp. Vì thế, nếu bác sĩ có tay nghề, chuyên môn không đảm bảo sẽ dẫn đến việc thực hiện sai kỹ thuật. Thường thì sai từ bước đầu tiên là chẩn đoán nguyên nhân để đưa ra phác đồ phù hợp. Không ít trường hợp người bệnh bị móm do xương hàm nhưng bác sĩ lại chẩn đoán do răng.
Hơn thế nữa, trong suốt quá trình chỉnh nha, nếu bác sĩ không siết dây cung và điều chỉnh lực kéo đúng cách thì không những hàm răng không được cải thiện mà chân răng còn bị yếu đi. Do vậy, khi niềng răng bạn nên cân nhắc và lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng để gửi gắm niềm tin.
Chỉnh nha là một quá trình lâu dài, yêu cầu khách hàng cần phải kiên nhẫn và tuân thủ theo đúng chỉ dẫn mới đem lại hiệu quả như mong đợi. Vì thế, nếu trong quá trình đeo mắc cài, người bệnh không đến nha khoa để điều chỉnh lực thường xuyên, không xây dựng chế độ ăn uống hay chăm sóc phù hợp thì kết quả sẽ không như mong đợi. Hơn nữa, khi đã tháo mắc cài không đeo hàm duy trì đúng thời gian thì cũng ảnh hưởng xấu đến toàn bộ quá trình niềng răng.
Vì vậy, để đảm bảo hạn chế tối đa tình trạng niềng răng xong vẫn bị móm, hãy thường xuyên đến nha sĩ định kỳ để được thăm khám. Đồng thời, kịp thời xử lý vấn đề phát sinh (nếu có). Bạn cũng đừng quên xây dựng cho mình chế độ ăn uống, chăm sóc răng miệng phù hợp nhé!
Tỷ lệ móm khi niềng răng tuy không cao, thế nhưng vẫn có thể xảy ra. Do đó, hãy thực hiện các cách sau để hạn chế móm sau khi chỉnh nha.
Địa chỉ nha khoa chiếm vai trò đặc biệt quan trọng đến kết quả một case niềng răng. Do đó, khi lựa chọn địa chỉ nha khoa, bạn cần dựa vào tiêu chí sau:
Sau khi tháo mắc cài, răng đã di chuyển đến vị trí mới. Thế nhưng, trên thực tế lúc này chân răng chưa được cố định vững chắc, do đó cần đeo hàm duy trì để giữ răng lại.
Nhiều người nóng vội nên tháo hàm duy trì sớm, vì vậy răng thường chạy ngược lại vị trí cũ. Do đó, việc đeo hàm duy trì thường xuyên là điều cần thiết. Đeo hàm duy trì càng lâu thì kết quả niềng răng càng được đảm bảo. Thời gian đeo hàm duy trì được chuyên gia khuyến cáo là 1 năm.
Mặc dù đã chỉnh nha xong nhưng bạn cũng cần đến nha khoa để thăm khám định kỳ 3 tháng/lần. Điều này giúp theo dõi kết quả chỉnh nha. Đồng thời, giúp bác sĩ kịp thời phát hiện bệnh lý răng miệng hoặc vấn đề phát sinh (nếu có) để xử lý kịp thời.
Thực hiện theo 3 cách trên sẽ giúp bạn hạn chế tối đa tình trạng niềng răng xong bị móm. Từ đó đem đến nụ cười đều đẹp, rạng rỡ, thăng hạng nhan sắc.
Nha khoa DAISY là địa chỉ niềng răng uy tín nhất hiện nay. Với nhiều thế mạnh vượt trội, DAISY DENTAL được hàng ngàn khách hàng tin tưởng lựa chọn.