Răng số 4 là chiếc răng thường được chỉ định để nhổ khi niềng. Khi nào niềng răng phải nhổ răng số 4? Và nhổ răng khi niềng ảnh hưởng gì không? Cùng Nha Khoa Quốc Tế DAISY tìm hiểu vấn đề này nhé!
Răng số 4 là răng gì? Chức năng của nó trong hệ hàm
Răng số 4 còn được gọi là răng tiền hàm thứ nhất, thuộc nhóm răng hàm nhỏ (răng cối nhỏ). Mỗi người sẽ có tất cả 4 chiếc răng số 4, chia đều cho hàm trên và hàm dưới. Hình dạng chiếc răng này có mũi nhọn, dài trông giống như ngọn giáo và các mặt xung quanh có độ sắc.
Chức năng của răng số 4 cũng giống như răng hàm là cắn xé và nghiền thức ăn và nâng đỡ khuôn mặt. Nhưng lại không nằm sâu bên trong như răng số 7 và số 8. Chúng nằm ở vị trí gần má trên khung xương hàm. Nếu mất răng số 4 thì sẽ xảy ra tình trạng tiêu xương, cơ mặt chảy xệ rõ.
Mất đi răng số 4 sẽ khiến cho việc ăn nhai không thoải mái
Tại sao niềng răng phải nhổ răng số 4?
Thông thường khi niềng răng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng số 4. Do đó, có rất nhiều khách hàng thắc mắc đó là chiếc răng quan trọng tại sao niềng răng phải nhổ răng số 4?
Răng số 4 sẽ được chọn nhổ bỏ khi niềng với các trường hợp răng mọc quá lệch lạc, răng bị sai khớp cắn nặng, để mang lại hiệu quả chỉnh nha tuyệt đối. Dựa vào vị trí mọc bác sĩ chỉ định việc nhổ bỏ, cụ thể:
Ở vị trí đặc biệt: Răng số 4 nằm giữa cung hàm nên sẽ thuận lợi cho quá trình di chuyển của cả răng hàm trong, lẫn răng cửa ngoài.
Ở vị trí thay thế được: Về chức năng và hình thể thì răng số 5 có thể thay thế, bạn vẫn có thể ăn nhai bình thường với răng số 3 và số 5.
Răng số 4 sẽ được chọn nhổ bỏ khi niềng
Khi nào niềng răng phải nhổ răng số 4?
Việc bảo tồn tối đa răng thật luôn là nguyên tắc được đặt lên hàng đầu khi điều trị nha khoa. Vậy thì khi nào niềng răng phải nhổ răng số 4 luôn là băn khoăn của khách hàng trước khi thực hiện. Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng số 4 trong các trường hợp sau:
Tình trạng sâu răng nặng, dẫn đến ảnh hưởng phần chân răng nghiêm trọng.Cùng với đó thân răng bị biến dạng xuất hiện mẻ và vỡ, lâu dần gây viêm tủy răng, khiến răng bị đau nhức.
Viêm nha chu dẫn đến tình trạng áp xe răng, có ổ mủ nhiễm trùng lớn ở dưới răng. Do đó, răng bị lung lay, không còn đứng vững trong xương ổ răng.
Tổn thương răng do tai nạn va đập, ăn nhai phải các thực phẩm quá cứng. Từ đó khiến men răng ảnh hưởng nghiêm trọng.
Răng số 4 bị các bệnh lý nguy hiểm, được phát hiện thông qua chụp X quang. Có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến những răng bên cạnh.
Khung hàm hẹp, không đủ không gian cho răng di chuyển về đúng vị trí.
Răng số 4 bị các bệnh lý nguy hiểm, được phát hiện thông qua chụp X quang
Nhổ răng số 4 có nguy hiểm và ảnh hưởng gì không?
Nhổ răng số 4 có nguy hiểm và ảnh hưởng gì không là vấn đề rất được nhiều người quan tâm. Theo các chuyện gia, việc mất răng số 4 không ảnh hưởng nhiều đến hệ hàm, nhổ răng số 4 cũng không quá phức tạp. Điều bạn cần làm là lựa chọn nha khoa uy tín, đảm bảo chất lượng để thực hiện mà không phải lo lắng các hậu quả:
Mất nhiều máu sau khi nhổ.
Xảy ra tình trạng nhiễm trùng nặng.
Gây xâm lấn, ảnh hưởng đến những răng bên cạnh.
Không được nha khoa đảm bảo về sức khỏe sau khi thực hiện, như: bảo hành, tái khám.
Vì vậy, để thực hiện nhổ răng số 4 cần cân nhắc kỹ các yếu tố như: Phòng khám nha khoa, tay nghề bác sĩ, hệ thống trang thiết bị hiện đại tiên tiến,… thì quá trình nhổ răng sẽ diễn ra nhẹ nhàng và hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng.
Nhổ răng số 4 không gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
Trường hợp niềng răng không phải nhổ răng số 4
Không phải tất cả các trường hợp niềng răng đều phải nhổ răng. Bác sĩ sẽ khám và chỉ định nhổ khi cần thiết. Một số trường hợp không cần nhổ răng số 4 như sau:
Răng thưa, sai lệch khớp cắn không lớn, răng khấp khểnh, lệch lạc nhẹ hay răng hô móm không nghiêm trọng.
Khi niềng răng cho trẻ em, bác sĩ cũng sẽ hạn chế nhổ răng. Vì trong độ tuổi này, khung hàm chưa cứng nên các răng dễ di chuyển hơn so với người lớn. Ngoài ra, răng của trẻ vẫn còn thời gian phát triển, nên cần hạn chế nhổ mất răng.
Khung hàm rộng, đủ khoảng trống để di chuyển răng về đúng vị trí.
Lưu ý cần biết khi nhổ răng
Nhổ răng số 4 cũng chỉ là tiểu phẫu nha khoa thông thường, tuy nhiên bất kỳ việc xâm lấn nào cũng tiềm ẩn những nguy cơ. Vì thế, bạn nên lựa chọn những phòng khám nha khoa uy tín, bác sĩ có chuyên môn cao, trang thiết bị máy móc hiện đại để thực hiện. Bên cạnh đó, việc chăm sóc răng miệng sau khi loại bỏ răng số 4 cũng rất quan trọng, giúp cho vết thương nhanh phục hồi. Một số lưu ý cần biết khi nhổ răng:
Tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sỹ, nếu như cần sử dụng thuốc giảm đau, giảm sưng.
Cần tránh đánh răng ở vị trí nhổ hoặc súc miệng quá mạnh, ảnh hưởng đến vết thương sau khi nhổ răng.
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi mong muốn chườm lạnh hoặc chườm nóng.
Liên hệ với bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng đau ê buốt bất thường.
Cần có thời gian nghỉ ngơi đặc biệt trong 24 giờ đầu tiên sau khi nhổ răng số 4. Vận động nhẹ, tránh gây ảnh hưởng đến vết thương.
Bạn nên ăn những thức ăn mềm, dễ nhai như cháo, bún, súp. Ngoài ra, cần bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết như: Vitamin A, B, C,D,K để giúp vết thương nhanh hồi phục hơn.
Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ sau khi nhổ răng
Bài viết này đã giải đáp về vấn đề “tại sao niềng răng phải nhổ răng số 4”. Hy vọng những thông tin trên đã cung cấp nhiều kiến thức nha khoa bổ ích cho bạn. Nếu còn thắc mắc về vấn đề niềng răng, hãy liên hệ ngay hotline 19009009 hoặc đến trực tiếp Nha khoa DAISY để được tư vấn nhé!