Bị tụt lợi nên uống thuốc gì? Giải đáp từ chuyên gia
Logo
1900 9009
Hotline hỗ trợ 24/7
T.Hai - C.Nhật
9AM - 8PM

Bị tụt lợi nên uống thuốc gì? Giải đáp từ chuyên gia

CHIA SẺ
Doctor

Được viết bởi: Huyền Trang vào ngày 10 tháng 05 năm 2022.

Tham vấn: Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Kính Chương

Tụt lợi là hiện tượng kéo trở lại ở cuống răng làm lộ chân răng. Từ đó tạo thành những khe hở khi nhai thức ăn dễ mắc vào những kẽ hở đó gây sưng đỏ, viêm mủ đau nhức hoặc nặng hơn là mất răng. Bạn thắc mắc không biết bị tụt lợi nên uống thuốc gì để giải quyết tình trạng này. Cùng nha khoa DAISY tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau đây nhé!

Nguyên nhân gây tụt lợi

Bệnh tụt lợi chân răng xảy ra do chúng ta chải răng không đúng cách, bệnh nha chu, viêm lợi, do lớp phủ bề mặt ngoại chân răng quá mỏng, do các yếu tố bẩm sinh, do gen, thay đổi nội tiết tố, vùng lợi bị nhiễm trùng đã đến phá hủy mô cơ nướu và men răng và bị tụt lợi chân răng.

Bệnh tụt lợi xảy ra do chải răng không đúng cách
Bệnh tụt lợi xảy ra do chải răng không đúng cách

Dấu hiệu nhận biết bệnh tụt lợi

  • Đau nhức ở lợi.
  • Nướu hay lợi bị sưng đỏ tấy.
  • Lộ chân răng, cuống răng.
  • Khi đánh răng, dùng chỉ nha khoa làm sạch răng nhưng vẫn bị chảy máu.
  • Xuất hiện tình trạng hôi miệng.
  • Vùng lợi vị đau nhức bị thu hẹp diện tích so với các vùng lợi khác.
  • Răng bị lung lay.

Nguy cơ mắc phải bệnh tụt lợi

Những ai thường mắc bệnh tụt lợi? Tụt nướu là một vấn đề phổ biến ở người lớn trên 40 tuổi. Ngoài ra, những người trẻ tuổi cũng rất dễ gặp phải trường hợp này nếu sống không lành mạnh, không biết cách chăm sóc răng đúng cách.

Những yếu tố tăng nguy cơ tụt lợi:

  • Cao răng quá nhiều mà không làm sạch.
  • Người mắc bệnh tiểu đường.
  • Tiền sử mắc bệnh liên quan đến nướu, răng miệng, sâu răng,…
  • Hút nhiều thuốc dễ khô miệng các tuyến nước bọt hoạt động chậm, tình trạng khô miệng kéo dài sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát sinh, dễ bị viêm nhiễm.

Bị tụt lợi nên uống thuốc gì?

Khi bị tụt lợi các bạn nên uống thuốc giảm đau và tùy thuộc vào mức độ tụt lợi theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau như: ngậm máng plastic, bôi gel fluorid khi ngủ, dùng laser kết hợp với fluorid, phủ răng bằng vật liệu composite,…

Có rất nhiều loại thuốc kháng viêm chống sưng, chống viêm, ngăn chặn sự phát triển và ức chế do vi khuẩn gây ra làm giảm đau nhức khi tụt lợi. Nhưng bạn cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ để có thể sử dụng một cách an toàn hiệu quả nhất, bảo vệ tuyệt đối răng miệng của bạn. Không nên tự tiện mua thuốc để dùng nhằm tránh nguy cơ sốc thuốc hoặc dị ứng thuốc xảy ra.

Bị tụt lợi nên uống thuốc gì?
Bị tụt lợi nên uống thuốc gì?

Cách chữa trị tụt lợi tại nhà

Ngoài việc tụt lợi uống thuốc gì thì bạn có thể chữa trị tụt lợi tại nhà với các cách dùng đơn giản dễ tìm như:

Trà xanh

Bạn có thể đun trà để nguội tầm 3 đến 5 phút sau đó dùng để đánh răng hoặc pha loãng để uống mỗi ngày giúp cải thiện được mùi hôi của răng và kháng viêm.

Sử dụng trà xanh trị tụt lợi tại nhà
Sử dụng trà xanh trị tụt lợi tại nhà

Nha đam

Bạn sử dụng một lượng gel nha đam vừa đủ bôi trực tiếp vào vị trí bị tụt lợi từ 3 đến 5 phút. Sau đó, súc miệng sạch bằng nước lạnh để giúp chống sưng  và hạ nhiệt.

Nha đam hỗ trợ trị tụt lợi
Nha đam hỗ trợ trị tụt lợi

Tỏi, gừng

Giã nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên bề mặt của phàn bị tụt lợi để từ 3 đến 5 phút sau đó súc miệng sạch, công dụng làm giảm viêm nhiễm, chống sưng và loại bỏ vi khuẩn vùng bị tụt lợi.

Chanh, dầu oliu

Chanh có các tinh chất giúp loại bỏ vi khuẩn nguyên nhân gây ra tình trạng tụt lợi. Oliu có tác dụng loại sạch mảng bám trên răng giúp làm sạch răng tránh tình trạng cao răng bám chặt gây viêm nhiễm.

Chanh, dầu Oliu hỗ trợ trị tụt lợi
Chanh, dầu Oliu hỗ trợ trị tụt lợi

Dầu mè

Trong thành phần dầu mè có chất làm liền mô nướu hiệu quả, đặt biệt kháng khuẩn rất tốt.

Dùng nước muối loãng

Bạn có thể dùng nước muối loãng để súc miệng mỗi ngày, làm sạch khoang miệng và giảm mùi hôi.

Khi nào bạn cần đi gặp bác sĩ

Thường thì đại đa số người bệnh đều để khi nào răng không còn khỏe mạnh hay trở nặng đau nhức, sưng mủ mới đến khám bác sĩ. Nhưng như vậy vừa kéo dài thời gian lại tốn chi phí điều trị. Nếu bạn cảm nhận răng của mình đang gặp những triệu chứng bất thường thì nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và chữa trị sớm. Tránh trường hợp bệnh trở nặng mới đi khám vì nếu không chữa trị kịp thời tụt lợi còn gây các vấn đề sau:

Mất thẩm mỹ

Khi răng tụt lợi, răng sẽ trông dài hơn bình thường. Đồng thời kẽ răng cũng hở to hơn khiến thức ăn dễ bị dắt vào. Điều này sẽ làm giảm thẩm mỹ và khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp hàng ngày cũng như xuất hiện tình trạng hôi miệng.

Tụt lợi gây mất thẩm mỹ răng
Tụt lợi gây mất thẩm mỹ răng

Nguy cơ mất răng cao

Nếu tình trạng tụt lợi không được điều trị kịp thời, các mô lợi và cấu trúc xương của răng có thể bị tổn hại nghiêm trọng. Khi không còn cấu trúc nâng đỡ xung quanh, nguy cơ mất răng sẽ rất cao.

Khiến răng dần trở lên nhạy cảm

Do ngà răng bị lộ ra nên độ nhạy cảm của răng cũng từ đó cũng tăng lên. Khi dùng những thực phẩm ngọt, lạnh, nóng,… hoặc khi chải răng, người bệnh sẽ cảm thấy răng vô cùng ê buốt và khó chịu.

Trên đây là tất cả những thông tin về bị tụt lợi nên uống thuốc gì? Nếu như còn bất kì thắc mắc, bạn có thể liên hệ hotline 19009009 của nha khoa Quốc tế DAISY để được tư vấn và giải đáp một cách chi tiết nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết liên quan
Lợi không bám vào chân răng có sao không? Cách xử lý
 NGÀY ĐĂNG 24/02/2023
 213 XEM
sưng nướu răng và nổi hạch
Sưng nướu răng và nổi hạch là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
 NGÀY ĐĂNG 27/01/2023
 216 XEM
Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách.
Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm
Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin !
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Chi Nhánh Ưu đãi
CHAT NGAY