Tụt lợi là tình trạng nướu răng bị co lại hoặc mất dần và để lộ chân răng. Đây không phải là một bệnh lý hiếm gặp và thực tế không ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Tuy vậy chúng có thể dẫn đến những biến chứng khác nếu không được điều trị kịp thời. Mặt khác, tụt lợi cũng gây mất thẩm mỹ và gây khó khăn cho việc ăn uống. Tụt lợi thông thường sẽ tiến triển từ từ và không rõ rệt. Tuy nhiên, chúng có khá nhiều dấu hiệu để nhận biết như:
Tình trạng tụt lợi khi niềng răng có thể xuất hiện do nhiều lý do. Việc biết được những yếu tố gây bệnh lý này sẽ hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị và ngăn ngừa hiện tượng mất răng. Dưới đây sẽ là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tụt nướu răng khi niềng:
Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng tụt lợi khi niềng răng là các mảng bám cao răng. Lý do chính của việc hình thành các mảng bám này là do việc vệ sinh răng miệng không được kỹ càng trong quá trình niềng. Cụ thể:
Phần lớn tình trạng bị tụt nướu hiện nay đều xuất phát từ nguyên nhân này. Đó cũng chính là lý do vì sao nhiều người e ngại với biện pháp niềng răng.
Tụt lợi khi niềng răng còn có thể đến từ nguyên nhân đánh răng sai cách. Thực tế, không phải ai cũng biết cách đánh răng đúng, hiệu quả cũng như tầm quan trọng của việc này. Một số thói quen xấu khi đánh răng dưới đây sẽ dẫn đến tụt lợi:
Hiện nay có rất nhiều người gặp phải tình trạng tụt lợi đến từ nguyên nhân đánh răng sai cách. Do đó, khi niềng răng, bạn cần chú ý điều chỉnh lại thói quen đánh răng của mình nếu không muốn gặp phải tình trạng này.
Không nhiều người chú ý đến chế độ ăn uống khi chỉnh nha. Và đây cũng chính là một trong những lý do khiến hiện tượng tụt lợi khi niềng răng bắt đầu xuất hiện. Lúc này, thay vì ăn các thực phẩm mềm, dễ nhai thì chúng ta lại có thói quen ăn các món cứng và dai. Điều này khiến cho răng và hàm phải vận động nhiều trong khi cấu trúc hàm chưa ổn định. Từ đó, lợi sẽ bị ảnh hưởng và tiêu dần, làm lộ ra chân răng.
Không chỉ vậy, chúng có thể dẫn đến tình trạng lệch dây cung, khay niềng bị đứt hoặc bung mắc cài. Do đó, khi niềng răng, mọi người cần hết sức chú ý đến chế độ ăn uống và lựa chọn thực phẩm một cách kỹ lưỡng để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của phần nướu lợi về lâu dài.
Một phần nguyên nhân của tình trạng tụt lợi khi niềng răng là các bệnh lý về răng miệng như: viêm nướu, viêm nha chu, viêm chân răng… Tình trạng này có thể sẽ gia tăng trong quá trình niềng bởi lúc này, việc vệ sinh răng miệng tương đối khó khăn. Điều đó khiến cho các mảng bám thức ăn còn đọng lại trong khoang miệng, tạo môi trường tốt cho các vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
Ngoài ra, tình trạng này còn có thể đến từ việc không điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng đã có từ trước khi niềng răng. Đây cũng chính là nguyên nhân vì sao trước khi niềng, các bác sĩ cần thăm khám kỹ và chỉ định điều trị các bệnh lý này. Nếu không điều trị kỹ, chúng không chỉ gây tụt lợi mà còn dẫn đến hàng loạt các biến chứng khác, đồng thời ảnh hưởng đến hiệu quả cuối cùng của quá trình niềng răng.
Lực siết của các mắc cài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của răng miệng mà còn có thể là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tụt lợi khi niềng răng. Nếu lực siết cài quá mạnh và vượt qua sức chịu đựng của răng, chúng sẽ khiến răng bị lung lay. Từ đó, nướu sẽ gặp phải áp lực lớn dần dần bị tụt xuống nếu không có sự điều chỉnh kịp thời. Và càng kéo dài thì tụt lợi diễn biến càng nhanh.
Tuy nhiên, tình trạng này sẽ không xảy ra nếu bạn chọn được những địa điểm nha khoa uy tín với bác sĩ có tay nghề cao và giàu kinh nghiệm. Ngoài ra, trong suốt quá trình niềng nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường thì cần đến ngay nơi chỉnh nha để được thăm khám.
Dù tình trạng tụt lợi khi niềng răng có thể không nguy hiểm đối với sức khỏe. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà chúng ta có thể chủ quan. Chúng rất dễ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu kéo dài hoặc không được điều trị kịp thời:
Để khắc phục tình trạng tụt lợi khi niềng răng, bạn cần đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân. Dựa trên kết quả khám, chúng ta sẽ có hướng khắc phục cụ thể:
Với trường hợp này, bạn chỉ cần thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng như: đánh răng nhẹ tay, dùng bàn chải lông mềm, chú ý chế độ ăn uống và tiến hành lấy cao răng định kỳ. Nếu răng ê buốt, bạn có thể chọn các loại kem đánh răng có tác dụng giảm thiểu tình trạng này. Ngoài ra, nếu tụt lợi là do lực siết khi niềng răng thì bác sĩ cũng cần điều chỉnh lại dây cung và khay niềng cho phù hợp.
Nếu lợi bị tụt nặng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ, bạn có thể cân nhắc phương pháp phẫu thuật ghép mô nướu. Đây là một biện pháp công nghệ cao giúp che phủ phần chân răng bị lộ ra bằng niêm mạc lấy ở vùng kế cận hoặc vật liệu ghép.
Các phương pháp ghép lợi bao gồm: ghép mô tự thân, ghép mô từ động vật hoặc ghép mô từ người ngoài. Phẫu thuật này sẽ lành sau khoảng 5 – 6 tuần và từ 1 năm trở ra lợi sẽ tái tạo lại như ban đầu.
Tình trạng bị tụt lợi khi niềng răng tương đối phổ biến. Tuy vậy, chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu biết cách. Dưới đây sẽ là một số phương pháp để phòng ngừa tình trạng này:
Chú ý trong việc vệ sinh răng miệng
Bạn cần thay đổi thói quen đánh răng. Thay vì dùng lực mạnh để chà xát chân răng thì chúng ta cần dùng bàn chải mềm với lực tay vừa phải. Chú ý vệ sinh kỹ và tỉ mỉ để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám thực phẩm trên kẽ răng hoặc mắc cài.
Có thể sử dụng bàn chải chuyên dụng cho người niềng răng, nước súc miệng hoặc máy tăm nước để bảo đảm hiệu quả làm sạch răng miệng. Nếu cần hãy tiến hành lấy cao răng định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
Có chế độ ăn uống hợp lý
Nên ăn các thực phẩm mềm, dễ nhai và có lợi cho sức khỏe răng miệng. Cần tránh các thực phẩm nhiều đường để tránh hiện tượng sâu răng.
Chọn địa điểm niềng răng uy tín
Cách tốt nhất để ngăn chặn tình trạng tụt lợi trong khi niềng răng là chọn địa điểm nha khoa uy tín. Tại đây sẽ có các bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng và đưa ra một lộ trình niềng răng phù hợp với tình trạng của từng người. Từ đó sẽ bảo đảm hiệu quả niềng và ngăn ngừa các biến chứng có thể gặp phải.
Nếu đang băn khoăn tìm một địa chỉ uy tín và có thể giúp bạn hạn chế các biến chứng như tụt lợi khi niềng răng, nha khoa DAISY là một gợi ý tuyệt vời cho bạn.