Đối với trẻ sơ sinh, khi vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng sẽ gây ra bệnh nấm lưỡi, tưa lưỡi khiến bé cảm thấy đau nhức, chán ăn,… Do đó, mẹ nên rơ lưỡi cho con thường xuyên để làm sạch các mảng bám, váng sữa, đồng thời massage nướu. Điều này rất tốt cho quá trình mọc răng của con. Ngoài ra, mẹ cũng đừng quên cho bé uống thêm nước sau mỗi bữa ăn nhé!
Trên thực tế, rơ lưỡi cho bé sơ sinh có tác dụng tương tự như việc người lớn đánh răng mỗi ngày. Phương pháp này giúp loại bỏ vi khuẩn và ngăn chặn tình trạng nấm lưỡi rất hiệu quả.
Nguyên nhân chính gây ra nấm lưỡi là do nấm Candida albicans. Chúng thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh thiếu tháng, có sức khỏe yếu. Bên cạnh đó, nếu mẹ bị nấm âm đạo thì trẻ sinh ra cũng có nguy cơ mắc phải. Ngoài ra, núm vú cao su không được vệ sinh đúng cách khiến sữa bị tích tụ lại cũng có thể gây ra nấm lưỡi.
Biểu hiện của tình trạng này là xuất hiện các mảng trắng bám rất chắc chắn trên lưỡi của bé. Từ đó gây cảm giác đau nhức, cộm khi bé bú sữa. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ, mẹ nên áp dụng cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ. Phương pháp này rất an toàn và không gây kích ứng đến răng nướu của bé.
Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ được rất nhiều bậc phụ huynh áp dụng để vệ sinh răng miệng cho trẻ. Sở dĩ nguyên liệu này có công dụng diệt khuẩn là nhờ chứa một số chất kháng sinh như: Allicin, Sulfit, Odorin,… Những thành phần này đã được chứng minh có công dụng diệt khuẩn, an toàn, hiệu quả,… không gây kích ứng đến khoang miệng của bé.
Mẹ có thể áp dụng cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ để điều trị tưa lưỡi, nấm lưỡi, viêm nướu, sún răng. Bên cạnh đó, nếu bé bị đờm, chảy máu răng trong quá trình mọc răng sữa, mẹ cũng có thể sử dụng mẹo này. Đặc biệt, khi trẻ đủ 100 ngày thường bị hành sốt do mọc răng, mẹ cũng có thể dùng lá hẹ để rơ nướu răng làm dịu cơn đau nhức cho bé.
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ mang đến cho bạn nhiều công dụng bất ngờ. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho trẻ, bạn cần phải thực hiện phương pháp này đúng cách, đúng thời điểm. Vậy, lúc nào nên rơ lưỡi cho bé? Theo cách chuyên gia, thời điểm thích hợp để mẹ rơ lưỡi cho bé còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, số lần thực hiện vệ sinh răng miệng cho trẻ còn phải dựa vào trẻ đang bú sữa mẹ hay sữa bột.
Nếu bé uống sữa bột thì việc rơ lưỡi cần phải được thực hiện thường xuyên hơn. Nguyên nhân là do trong sản phẩm có chứa rất nhiều chất béo nên dễ dàng đóng cặn trên lưỡi gây tưa lưỡi. Chính vì thế, để chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ đúng cách, mẹ nên lưu ý:
Hiện nay có rất nhiều cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ. Tùy vào độ tuổi của con mà mẹ hãy áp dụng phương pháp phù hợp nhé. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách rơ lưỡi cho bé mà Nha khoa Quốc tế DAISY muốn chia sẻ đến bạn:
Trẻ tròn 100 ngày hay 3 tháng 10 ngày thường sẽ gặp phải triệu chứng nóng sốt. Để ngăn chặn tình trạng này, rất nhiều cha mẹ đã áp dụng cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ. Theo các nghiên cứu, nguyên liệu này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm làm dịu cơn đau nhức, viêm nướu khi bé mọc răng gây ra. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên áp dụng cách này khi bé đã tròn 100 ngày nhé!
Để áp dụng cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ đối với bé 3 tháng 10 ngày, mẹ cần phải xác định đúng thời điểm con tròn 100 ngày. Cách tốt nhất và nhanh nhất đó là đếm lịch. Trường hợp bé sinh vào buổi sáng thì ngày đầu tiên chính là ngày sinh. Còn nếu trẻ sinh vào buổi đêm thì hôm sau là ngày được tính tròn 100 ngày.
Ví dụ: Nếu trẻ sinh ra vào 3 giờ 10 phút sáng ngày 01/01/2033 thì đây được tính là ngày đầu tiên. Cho đến 10/03/2023 mẹ đã có thể tiến hành rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé.
Sau khi xác định được thời gian đủ 100 ngày của trẻ, mẹ hãy đếm lá hẹ. Với con trai thì cần 7 lá, con gái thì 9 lá. Sau đó thực hiện như sau:
Đối với trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên, hệ tiêu hóa đã đủ mạnh. Chính vì thế, mẹ có thể áp dụng cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ. Phương pháp thực hiện cũng khá đơn giản. Mẹ cần chuẩn bị lá hẹ tươi, sau đó đập dập và đun với nước sôi. Sau đó, bạn lọc lấy nước và bỏ bã. Trước khi sử dụng dung dịch để rơ lưỡi cho bé, mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ, sau đó thực hiện theo các bước sau:
Lưu ý: Mẹ nên rơ phần nướu răng ở hai bên má, sau đó là hàm trên và hàm dưới. Cuối cùng, mẹ mới đưa gạc vào rơ lưỡi cho bé nha. Ngoài ra, bạn cũng có thể xay nhuyễn lá hẹ để tiến hành rơ lưỡi cho bé 5 tháng tuổi. Cách thực hiện như sau:
Nước lá hẹ có tác dụng ngăn chặn được tình trạng nóng sốt khi trẻ mọc răng. Tuy nhiên, nguyên liệu này có mùi hăng nên có thể làm bé cảm thấy khó chịu. Vì thế, mẹ hãy dỗ bé thật nhẹ nhàng nhé!
Một cách khác giúp làm giảm mùi hăng của lá hẹ đó là rơ lưỡi bằng nguyên liệu đã nấu chín. Cách thực hiện cũng khá đơn giản.
Mặc dù cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ mang đến rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần phải lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn cho bé nhé.
Qua các thông tin trên, Nha khoa Quốc tế DAISY đã chia sẻ cho bạn các cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ hiệu quả. Để cho con sở hữu hàm răng chắc khỏe, trắng sáng là mong muốn của cha mẹ. Ngoài áp dụng phương pháp trên, mẹ cũng đừng quên đưa con đến nha khoa để chăm sóc răng định kỳ nhé. Vui lòng liên hệ với Nha khoa Quốc tế DAISY qua số Hotline 19009009 để đặt lịch hẹn thăm khám ngay.