Cười sái quai hàm có thật không? Cách khắc phục hiệu quả
Logo
hotline
1900 9009
Hotline hỗ trợ 24/7
Time
T.Hai - C.Nhật
9AM - 8PM

Cười sái quai hàm có thật không? Cách khắc phục hiệu quả

CHIA SẺ
Doctor

Được viết bởi: Phạm Thị Hồng Loan vào ngày 06 tháng 06 năm 2023.

Tham vấn: Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Hoàng Thùy Nhiên

Sái quai hàm là tình trạng khớp thái dương hàm bị mất cân đối. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ ai, ở mọi độ tuổi. Chúng ta thường nghe mọi người bảo cười sái quai hàm khi nhắc đến một câu chuyện gì đó hài hước. Vậy hiện tượng này có thật sự xảy ra không? Cùng Nha khoa DAISY tìm kiếm câu trả lời ở bài viết dưới đây bạn nhé!

Cười sái quai hàm có thật không?

Sái quai hàm xảy ra khi hai phần hàm trên và dưới không khớp với nhau. Lúc này, không chỉ khớp cắn mất đi sự tương quan vốn có mà gương mặt cũng có thể bị lệch. Tình trạng trên sẽ khiến bạn khó chịu, thậm chí là cảm thấy đau khi cử động miệng. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến trường hợp này. Vậy có hay không tình trạng cười sái quai hàm?

Theo nhiều nguồn thông tin tổng hợp được thì việc cười đến sái quai hàm là có thật. Có nhiều trường hợp cười há miệng to khiến xương hàm bị lệch ra khỏi khớp cắn vốn có. Một số khác xương hàm bị lệch lại có thể là hệ lụy của lối sống không khoa học hoặc do cấu trúc xương hàm vốn dễ bị lệch lạc.

Thường xuyên ngáp to đột ngột, há miệng to để ăn nhai hoặc luôn trong tình trạng căng thẳng sẽ dẫn đến tình trạng căng cơ, căng dây chằng. Nếu lúc này bạn cười lớn, khớp xương hàm sẽ bị lệch. Sự tương quan giữa hai phần xương hàm trên dưới mất đi sẽ khiến nụ cười và gương mặt không cân đối.

Cười sái quai hàm thật ra chỉ là hệ lụy của lối sống không khoa học
Cười sái quai hàm là có thật. Đây còn có thể là hệ lụy của lối sống không khoa học

Khi bị cười sái quai hàm phải làm sao?

Khi xương quai hàm bị lệch, khả năng giao tiếp, ăn nhai của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Nhiều người bị lệch quai hàm nặng có thể thường xuyên bị đau nhức, không thể há miệng như bình thường.

Vì thế, khi bị cười sái quai hàm thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên môn để được hỗ trợ. Bác sĩ chuyên khoa răng, hàm, mặt sẽ giúp bạn đánh giá mức độ lệch lạc của xương quai hàm. Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà chuyên gia sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Thông thường, bạn sẽ được chỉ định thực hiện các phương pháp điều trị không xâm lấn. Điển hình như sử dụng các dụng cụ nẹp miệng hoặc luyện tập các bài tập vật lý trị liệu. Đôi khi, bác sĩ có thể trực tiếp nắn chỉnh khớp hàm để hàm trở lại trạng thái bình thường.

Nếu xương quai hàm bị lệch do chấn thương hoặc do các vấn đề về răng, xương hàm, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện chỉnh nha hoặc tiến hành phẫu thuật để khắc phục. Bạn tuyệt đối không tự nắn chỉnh hàm tại nhà. Vì nếu không biết cách thực hiện, tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, khi bị lệch khớp xương hàm, bạn cần hạn chế cử động miệng quá nhiều. Bạn nên tránh những hoạt động ấy sau khi được điều trị hoàn thành, tránh làm khớp cắn bị lệch nghiêm trọng hơn.

Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp khắc phục dựa trên mức độ xương hàm bị lệch lạc của bạn
Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp khắc phục dựa trên mức độ xương hàm bị lệch lạc của bạn

Cách phòng ngừa tình trạng sái quai hàm

Có thể thấy, việc cười sái quai hàm là có thể xảy ra thật. Tình trạng này xảy ra cũng có thể là do lối sống chưa được khoa học của người bệnh. Vậy nên để hạn chế hiện tượng này, bạn cần chú ý một số vấn đề dưới đây:

  • Vệ sinh răng miệng đúng chuẩn y khoa để hạn chế nguy cơ gặp phải các bệnh lý răng miệng.
  • Bỏ dần thói quen cắn móng tay, nghiến răng hoặc nhai đồ cứng. Những hoạt động này có thể khiến cơ, dây chằng quanh xương hàm bị căng cứng.
  • Không đột ngột há miệng như khi ngáp để tránh sự tương quan của hai hàm bị tác động.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, không nên dùng thức ăn dai, cứng quá nhiều.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, tránh để cơ thể căng thẳng, stress khiến hàm bị lệch khi cười, khi cử động miệng.
  • Đến gặp bác sĩ để được thăm khám định kỳ. Từ đó kịp thời phát hiện và điều trị bệnh lý, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.

Cho bản thân thời gian nghỉ ngơi, hạn chế căng thẳng để cơ hàm không bị căng cứng
Cho bản thân thời gian nghỉ ngơi, hạn chế căng thẳng để cơ hàm không bị căng cứng

Như vậy, các thắc mắc về tình trạng cười sái quai hàm đã được nêu rõ ở phía trên. Hy vọng bài viết mang đến nhiều thông tin hữu ích, giúp bạn dễ dàng duy trì sức khỏe tổng thể của mình. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào khác, đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa DAISY qua hotline 19009009 để được giải đáp bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết liên quan
Răng ê buốt khi uống nước lạnh
Tại sao răng ê buốt khi uống nước lạnh? Cách khắc phục hiệu quả
 NGÀY ĐĂNG 16/11/2023
 80 XEM
Mẹ bị viêm họng có lây cho con
Mẹ bị viêm họng có lây cho con không? Lưu ý cần biết
 NGÀY ĐĂNG 15/11/2023
 81 XEM
Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách.
Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm
Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin !
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Chi Nhánh Ưu đãi
CHAT NGAY