Mụn thịt là những nốt u nhú xuất hiện trên da hay niêm mạc có dạng lồi nhỏ. Thông thường, nốt mụn có màu hồng tương tự hoặc sậm hơn một chút so với màu da. Đồng thời, mụn thịt có kích thước trung bình khoảng từ 1mm – 2cm. Đa số các nốt mụn này thường xuất hiện ở những vùng nóng ẩm trên cơ thể, điển hình như khoang miệng, dưới lưỡi, cuống lưỡi,…
Tình trạng này có thể diễn ra ở bất kỳ đối tượng nào. Đa số cuống lưỡi nổi mụn thịt không đau đều khá lành tính. Tuy vậy, vẫn có một số trường hợp đó là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm mà cơ thể đang gặp phải. Ngoài ra, nốt mụn thịt này tương tự như nhiệt miệng nên có không ít người nhầm lẫn. Vì thế, để xác định đúng bệnh và điều trị hiệu quả, bạn nên thăm khám, thực hiện các xét nghiệm liên quan.
Tình trạng cuống lưỡi nổi mụn thịt không đau xuất phát từ nhiều vấn đề khác nhau. Một vài nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như sau:
Ngoài những nguyên nhân kể trên, tình trạng cuống lưỡi nổi mụn thịt không đau còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Đối với những trường hợp này, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để chẩn đoán, điều trị kịp thời. Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp:
Đây là bệnh lý khá phổ biến và có thể diễn ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Vì vậy, ai cũng đã từng trải qua bệnh lý này ít nhất một lần trong đời. Những người có sức đề kháng yếu khi thời tiết thay đổi đột ngột thường rất dễ mắc phải bệnh viêm họng. Một vài triệu chứng của viêm họng là nổi mụn thịt ở cuống lưỡi, cổ họng bị đau rát, ho, nhức đầu, khàn tiếng,…
Nếu khoang miệng không được vệ sinh đúng cách, vi khuẩn có hại sẽ tích tụ. Lâu dần, nó sẽ gây nên bệnh lý viêm nhiễm, điển hình là nhiễm trùng vùng miệng. Biểu hiện thường thấy của bệnh này là nổi mụn thịt màu đỏ ở cuống lưỡi, xuất hiện vết loét ở môi. Không chỉ vậy, người bệnh sẽ thấy khó chịu, gặp khó khăn trong ăn uống, nhất là khi nuốt thức ăn.
Cuống lưỡi nổi mụn thịt còn là triệu chứng của bệnh sỏi amidan. Bệnh này thường diễn ra ở những người có thói quen hút thuốc lá, vệ sinh răng miệng không hiệu quả hoặc viêm amidan mãn tính. Từ đó dẫn đến hình thành khối vôi hóa ở amidan trong miệng. Bên cạnh đó, người mắc sỏi amidan còn gặp phải nhiều triệu chứng khác. Điển hình như đau họng, viêm sưng amidan, khó khăn trong việc nhai nuốt thức ăn, cũng như hơi thở có mùi hôi.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến cuống lưỡi nổi mụn thịt không đau là sùi mào gà. Bệnh do virus HPV gây ra do tiếp xúc hoặc quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh. Nhìn chung, đây là bệnh truyền nhiễm và khá nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Ngoài ra, sùi mào gà còn có những triệu chứng khác như tê lưỡi, ngứa ngáy ở lưỡi, cổ họng, khoang miệng, phát ban hoặc mẩn đỏ ở niêm mạc lưỡi, đặc biệt là cuống lưỡi nổi mụn thịt không đau. Sùi mào gà có thời gian ủ bệnh khá lâu, khoảng từ 2 – 9 tháng. Bệnh khó phát hiện trong thời gian đầu nên nhiều người nhầm lẫn, chủ quan dẫn đến không điều trị kịp thời. Một vài bệnh lý tương tự dễ bị nhầm là viêm amidan, nhiệt miệng, viêm họng,…. Để xác định tình trạng của mình có phải là bệnh sùi mào gà hay không, bạn có thể quan sát đặc điểm như:
Cuống lưỡi nổi mụn thịt còn là biểu hiện của bệnh u nhú tiền đình Papillomatosis. Bệnh xảy ra do sự tăng sinh lành tính của tế bào gai bên dưới lớp biểu bì mô lưỡi. U nhú tiền đình cũng được gọi là giả sùi mào gà vì tình trạng bên ngoài khá giống nhau. Tuy nhiên, bệnh lý này lành tính, ít gây biến chứng nghiêm trọng như sùi mào gà. Một vài triệu chứng của u nhú tiền đình có thể kể đến như:
Về cơ bản, bệnh u nhú tiền đình có thể tự khỏi. Nhưng vì có biểu hiện khá giống với sùi mào gà, người bệnh cũng có thể tiến hành đốt hoặc cắt bỏ. Điều này sẽ giúp bạn không bị mất tự tin khi giao tiếp.
Nếu phát hiện cuống lưỡi nổi mụn thịt không đau thì rất có thể đó là triệu chứng của bệnh ung thư khoang miệng. Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm vì có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Do đó, nếu thấy những biểu hiện sau thì bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám, thực hiện xét nghiệm.
Bên cạnh những bệnh lý kể trên, cuống lưỡi nổi mụn thịt không đau có thể là do u nang bạch huyết. Ngoài ra, mụn thịt cũng có khả năng xuất hiện ở một số vùng khác trên cơ thể. Người bệnh cũng có thể nhận biết bệnh u nang bạch huyết qua một số dấu hiệu như:
Bên cạnh việc gây cảm giác khó chịu, tình trạng này còn ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Trong trường hợp lưỡi nổi mụn thịt do bệnh lý còn có thể gây nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay:
Để điều trị triệt để trường hợp cuống lưỡi nổi mụn thịt không đau do bệnh lý, người bệnh cần áp dụng phương pháp ngoại khoa với công nghệ hiện đại. Một vài kỹ thuật thường được sử dụng tại nhiều cơ sở y tế là ALA – PTD, đốt điện, áp lạnh. Trong số đó, ALA – PTD được xem là phương pháp hiệu quả nhanh chóng và lâu dài hơn so với các kỹ thuật còn lại.
Với phương pháp này, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán. Khi đó, tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Cần lưu ý, người bệnh tuyệt đối không nên tự mua thuốc về điều trị mà chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. Điều đó có thể khiến bệnh không thuyên giảm mà còn chuyển biến nặng hơn.
Dù tình trạng cuống lưỡi nổi mụn thịt không đau ở mức độ nặng hay nhẹ thì vẫn gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Do vậy, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Cụ thể:
Bài viết đã giải đáp cho bạn những bệnh lý liên quan đến tình trạng cuống lưỡi nổi mụn không đau. Hy vọng từ những thông tin trên, người bệnh có thể xác định tình trạng của mình, cũng như áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Nếu cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ hotline Nha khoa Quốc tế DAISY qua số 19009009 nhé!