Trẻ bị dính thắng lưỡi nhẹ có tự hết không? - Nha khoa DAISY
Logo
hotline
1900 9009
Hotline hỗ trợ 24/7
Time
T.Hai - C.Nhật
9AM - 8PM

Trẻ bị dính thắng lưỡi nhẹ có tự hết không? – Nha khoa DAISY

CHIA SẺ
Doctor

Được viết bởi: Phạm Thị Hồng Loan vào ngày 08 tháng 02 năm 2023.

Tham vấn: Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Hoàng Thùy Nhiên

Dính thắng lưỡi hay còn gọi là phanh lưỡi bám thấp. Đây là loại dị tật xuất hiện phổ biến ở trẻ. Thông thường, khi nhận thấy tình trạng này, phụ huynh sẽ đưa bé đến gặp bác sĩ và thực hiện phẫu thuật cắt phanh lợi. Thế nhưng, nếu trẻ bị dính thắng lưỡi nhẹ có tự hết không? Trường hợp nào bắt buộc cắt? Cùng Nha khoa DAISY tìm hiểu chi tiết hơn ở bài viết dưới đây bạn nhé!

Tìm hiểu về tình trạng dính thắng lưỡi ở trẻ nhỏ

Trước khi tìm hiểu “trẻ bị dính thắng lưỡi nhẹ có tự hết không?”, phụ huynh cần biết một vài thông tin về dị tật này. Mặt dưới của lưỡi và sàn miệng được nối với nhau bởi một lớp niêm mạc mỏng. Lớp niêm mạc có thể được gọi là thắng lưỡi hoặc phanh lưỡi. Bộ phận này có chức năng giúp lưỡi chuyển động linh hoạt trong không gian vòm miệng. Nhờ lớp niêm mạc này mà việc phát âm, giao tiếp trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn.

Trong trường hợp gặp phải dị tật phanh lưỡi bám thấp, thắng lưỡi sẽ ngắn và dày hơn bình thường. Nhiều bé có phanh lưỡi dính chặt vào sàn miệng. Một số dấu hiệu giúp nhận biết tình trạng này như:

  • Trẻ khó ngậm chặt đầu vú khi bú sữa nên thường bú rất lâu hoặc bú nhiều lần mới no.
  • Khi bé bú hoặc khóc, miệng thường tạo thành hình oval và lưỡi nhọn, gập thành hình chữ V.
  • Lưỡi của con không thể chạm lên vòm miệng.
  • Bé thường ngọng hoặc phát âm không rõ các âm tiết như: n, l, r, tr,…

Lưỡi con có hình chữ V khi bị thắng lưỡi bám thấp
Lưỡi con có hình chữ V khi bị thắng lưỡi bám thấp

4 mức độ phanh lưỡi bám thấp ở bé thường gặp:

  • Mức độ 1: Phanh lưỡi dài khoảng 12 – 16mm.
  • Mức độ 2: Phanh lưỡi dài 8 – 11mm.
  • Mức độ 3: Phanh lưỡi dài 3 – 7mm.
  • Mức độ 4: Phanh lưỡi dưới 3mm, gần như dính chặt với sàn miệng.

Bé bị dính thắng lưỡi có gặp nguy hiểm gì không?

Phanh lưỡi bám thấp là dạng dị tật không gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Thế nhưng, tình trạng này vẫn dẫn đến một số ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ. Một số vấn đề con có thể gặp phải khi bị dính thắng lưỡi như:

  • Khi bị phanh môi bám thấp, con không thể ngậm vú để uống sữa như thông thường. Khi cơ thể không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, bé sẽ chậm tăng cân.
  • Phanh lưỡi khi bám thấp sẽ khiến hai răng cửa hàm dưới của con có kẽ hở. Nếu hiện tượng này không được kịp thời xử lý, răng vĩnh viễn khi mọc lên có thể bị chen chúc, xô lệch nhau. Từ đó làm tính thẩm mỹ gương mặt bị suy giảm.
  • Thắng lưỡi bị dính khiến bé khó phát âm chính xác các âm cần cong lưỡi. Việc này khi kéo dài có thể làm con bị nói ngọng, không phát âm tròn vành rõ chữ.
  • Vì phanh lưỡi ngắn nên bé không thể chuyển động lưỡi linh hoạt khi ăn, nhai. Theo đó, mảnh vụn thức ăn sẽ còn sót lại, dẫn đến các bệnh lý về răng miệng.
  • Một số ảnh hưởng khác như bé không thể liếm môi, không thể chơi nhạc cụ cần dùng hơi để thổi,…

Dính thắng lưỡi ảnh hưởng đến việc phát âm của các em
Dính thắng lưỡi ảnh hưởng đến việc phát âm của các em

Bên cạnh vấn đề phanh lưỡi bám thấp gây ra nguy hiểm gì, trẻ bị dính thắng lưỡi nhẹ có tự hết không cũng là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh. Nha khoa DAISY sẽ giúp bạn giải đáp trong phần nội dung tiếp theo đây, cùng tiếp tục theo dõi nhé!

Trẻ bị dính thắng lưỡi nhẹ có tự hết không?

Trẻ bị dính thắng lưỡi nhẹ có tự hết không? Câu trả lời là CÓ. Theo các chuyên gia, tình trạng thắng lưỡi nhẹ của trẻ hoàn toàn có thể tự khỏi mà không cần tác động của dao kéo.

Hiện nay, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị phanh lưỡi bám thấp là khoảng 5%. Ở mỗi em, độ dài thắng lưỡi bị dính là khác nhau. Nếu độ dài của bé khoảng từ 8 – 16mm (mức độ 1 và 2) thì được xem là dính phanh lưỡi nhẹ.

Theo bác sĩ, thắng lưỡi bám thấp nhẹ gần như sẽ không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến việc ăn uống, quá trình phát triển của trẻ. Không chỉ thế, tình trạng trên còn có thể tự hết. Đối với vấn đề phát âm, phụ huynh hoàn toàn có thể chủ động cùng con luyện tập mà không cần phẫu thuật.

Khi bị dính thắng lưỡi, các em có thể nói ngọng khi bắt đầu quá trình phát triển ngôn ngữ. Để tránh việc con giữ thói quen này, bố mẹ và người nhà không nên nhại lại từ ngữ nói chưa chuẩn của trẻ. Thay vào đó, bạn nên từ từ điều chỉnh, phát âm chính xác để con tập theo. Sau một thời gian, các vấn đề do dính thắng lưỡi nhẹ gây ra sẽ không còn.

Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình tự điều trị phanh lưỡi bám thấp tại nhà có hiệu quả, phụ huynh cần cho bé đến nha sĩ. Mục đích nhằm đảm bảo mức độ của dị tật được xác định chính xác ngay từ đầu.

Dính thắng lưỡi nhẹ có tự hết không?
Dính thắng lưỡi nhẹ có tự hết không?

Khi nào trẻ cần phải cắt thắng lưỡi?

Như vậy, thắc mắc “dính thắng lưỡi nhẹ có tự hết không?” đã được trình bày rõ ràng ở nội dung trên. Trong trường hợp phanh môi dày ngắn, bám sát sàn miệng (mức độ 3, 4), bé sẽ cần phẫu thuật cắt thắng lưỡi. Tùy vào độ tuổi của con mà bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp khác nhau. Cụ thể như:

Trong 6 tháng đầu đời

6 tháng đầu sau khi sinh được xem là thời điểm “vàng” để phẫu thuật thắng lưỡi cho bé. Ở giai đoạn này, dây thần kinh và mạch máu ở phanh lưỡi của các em chưa hình thành nhiều. Thế nên, quá trình thực hiện sẽ không chảy máu và gần như không làm đau bé.

Khi bắt đầu, con sẽ được gây tê cục bộ. Sau đó, bác sĩ dùng dao để loại bỏ một phần phanh lưỡi. Phương pháp này không mất quá nhiều chi phí và thời gian lành thương. Trẻ có thể bú mẹ ngay khi phẫu thuật xong mà không gặp phải vấn đề gì.

6 tháng đầu đời là thời điểm “vàng” để cắt thắng lưỡi cho con
6 tháng đầu đời là thời điểm “vàng” để cắt thắng lưỡi cho con

Bé trên 6 tháng tuổi

Nếu trải qua thời gian “vàng” để cắt thắng lưỡi – 6 tháng đầu đời, việc phẫu thuật diễn ra sẽ phức tạp hơn. Bởi vì càng về sau, dây thần kinh và mạch máu dưới phanh lưỡi được hình thành nhiều hơn. Thế nên khi cắt thắng lưỡi, máu có thể chảy ra khá nhiều và con sẽ cảm thấy đau đớn.

Để tránh tâm lý hoảng loạn, giảm bớt cảm giác đau nhức ở các bé, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê. Phụ huynh có thể an tâm vì đây là phương pháp gây mê ngắn, thời gian chỉ kéo dài khoảng vài phút. Nó giúp đảm bảo quá trình phẫu thuật diễn ra thuận lợi nhưng vẫn hạn chế được ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Bác sĩ tiến hành gây mê ngắn khi phẫu thuật thắng lưỡi cho trẻ trên 6 tháng tuổi
Bác sĩ tiến hành gây mê ngắn khi phẫu thuật thắng lưỡi cho trẻ trên 6 tháng tuổi

Hy vọng bài viết trên giúp phụ huynh có lời giải đáp rõ ràng cho câu hỏi “Dính thắng lưỡi nhẹ có tự hết không?”. Phanh lưỡi bám thấp có thể không nguy hiểm nhưng vẫn ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé. Bố mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế uy tín để được xử lý khi nhận thấy dạng dị tật này ở con. Nếu còn thắc mắc nào khác, liên hệ với Nha khoa Quốc tế DAISY qua Hotline 19009009 để được giải đáp nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết liên quan
Trẻ bị sún răng cửa do đâu? Cách điều trị hiệu quả nhất
Trẻ bị sún răng cửa do đâu? Cách điều trị hiệu quả nhất
 NGÀY ĐĂNG 23/11/2023
 59 XEM
Vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi
Cách vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi mà bố mẹ nên biết
 NGÀY ĐĂNG 02/10/2023
 129 XEM
Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách.
Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm
Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin !
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Chi Nhánh Ưu đãi
CHAT NGAY