Hình ảnh áp xe răng có thể xuất hiện ở bất kỳ ai. Đây là tình trạng các mô mềm trong khoang miệng bị sưng viêm, nhiễm trùng nặng do vi khuẩn. Hệ miễn dịch của cơ thể khi nhận biết tác nhân gây bệnh là vi khuẩn sẽ sản sinh bạch cầu. Bạch cầu được sản sinh với vai trò loại bỏ, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại này. Những dịch mủ xuất hiện ở chân răng chính là xác của vi khuẩn cùng xác bạch cầu hòa với dịch cơ thể.
Thông thường, áp xe răng hình thành là do chân răng đã bị viêm nhiễm, tổn thương trước đó. Lúc này, vị trí bị nhiễm trùng sẽ không thể cải thiện bởi nước bọt chỉ có tính sát khuẩn nhẹ. Hơn nữa, mô nướu cũng thường sẽ rút hết lượng chất dịch bị viêm nhiễm. Chính vì thế, khi xuất hiện dịch mủ, dịch không thể thoát ra ngoài thông qua đường lợi. Thay vào đó, chúng sẽ tích tụ ở chân.
Một số người bệnh gặp phải tình trạng nứt răng do sâu răng nặng hoặc bị va đập, chấn thương. Lúc này, vi khuẩn gây hại sẽ phát triển, tấn công sâu vào tủy và khiến tổ chức này bị viêm nhiễm, hoại tử. Hơn nữa, dịch mủ tích tụ lại ở các đầu rễ của xương hàm. Nếu không được kịp thời điều trị, chúng sẽ ngày càng phát triển và khiến tình trạng viêm nhiễm lan ra các răng khác, rộng khắp xương hàm.
Áp xe răng khi xuất hiện sẽ gây ra một số triệu chứng như:
Thân nhiệt cao là biểu hiện cho thấy hệ miễn dịch đang bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Tuy nhiên, tình trạng viêm nhiễm này sẽ lây lan rất nhanh. Do đó, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy một hoặc nhiều triệu chứng phía trên và các hình ảnh áp xe răng được tổng hợp dưới đây:
Những hình ảnh áp xe răng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Điển hình như: Viêm mô tế bào, áp xe ngoài mặt, nhiễm trùng xoang hàm,… Một số biến chứng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Lúc này, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị. Tùy vào mức độ phát triển của ổ áp xe, bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp.
Để tránh ổ áp xe phát triển nghiêm trọng và lây lan ra những mô cơ xung quanh, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ dịch mủ. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ trích ổ mủ để dịch thoát ra ngoài. Sau đó làm sạch mô răng đang bị viêm nhiễm.
Tùy từng trường hợp mà người bệnh có thể được kê đơn thuốc hoặc không. Thuốc kháng sinh được dùng để ngăn ngừa áp xe răng phát triển cũng như giúp tăng cường hệ miễn dịch tiêu diệt vi khuẩn. Một số loại thuốc được dùng hỗ trợ điều trị thường là thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc bổ tăng cường thể trạng,…
Điều trị cấp được tiến hành để tránh tình trạng áp xe răng lan rộng. Lúc này, cảm giác đau nhức, khó chịu ở người bệnh sẽ được thuyên giảm đáng kể. Thế nhưng, sau thủ thuật ấy, bác sĩ sẽ tiếp tục điều trị để bệnh lý này được khỏi hoàn toàn. Từ đó tránh nguy cơ vị trí bị nhiễm trùng và tái phát.
Tùy trường hợp cụ thể mà nha sĩ sẽ lấy vôi răng hoặc điều trị tủy, loại bỏ mảnh vỡ của răng và xử lý mô răng gốc. Nếu răng bị tổn thương nghiêm trọng, thân răng bị phá hủy hoàn toàn thì bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ răng. Sau đó phục hình răng bằng kỹ thuật cấy ghép Implant hiện đại.
Một số vấn đề bạn cần lưu ý để ngăn ngừa bệnh lý áp xe chân răng:
Bài viết đã tổng hợp các triệu chứng cũng như hình ảnh áp xe răng phổ biến. Hy vọng những thông tin trên mang đến bạn nhiều giá trị hữu ích. Nếu cần được kiểm tra và tư vấn tình trạng sức khỏe răng miệng hãy gọi ngay đến Nha khoa DAISY qua hotline 19009009 để gặp chuyên gia bạn nhé!