Trước khi xem những hình ảnh đẹn miệng, bạn cần hiểu rõ về tình trạng này. Đẹn miệng (tưa miệng) là bệnh lý răng miệng do nấm Candida albicans gây ra. Trên thực tế, loại nấm này luôn tồn tại trong khoang miệng chúng ta, nhưng với số lượng rất ít. Vì thế, sức khỏe răng miệng không bị ảnh hưởng.
Trong một số trường hợp, dưới sự tác động của các tác nhân bên ngoài hoặc gặp điều kiện thuận lợi, nấm Candida Albicans sẽ phát triển và gây ra nấm miệng. Lúc này, bạn sẽ thấy trên bề mặt lưỡi, mặt trong má, nướu xuất hiện những mảng màu trắng mịn.
Bất kỳ ai cũng có thể bị đẹn miệng, nhưng thường gặp nhất là ở trẻ em, người già và những người có sức đề kháng yếu hoặc đang dùng thuốc kháng sinh. Mặc dù, bệnh lý này không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Theo các chuyên gia, rất nhiều nguyên nhân gây đẹn miệng. Biết được lý do tại sao miệng bị nổi đẹn sẽ giúp bạn chữa trị và phòng ngừa đúng cách. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Đẹn miệng là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và người già. Họ là những đối tượng có sức đề kháng yếu. Do đó, nấm Candida Albicans rất dễ phát triển và khiến miệng bị nổi đẹn.
Do hàm lượng đường trong cơ thể cao, người bị tiểu đường thường tiết ra lượng nước bọt cao hơn bình thường. Điều này tạo môi trường thuận lợi để nấm Candida Albicans phát triển và gây tưa miệng.
Viêm nhiễm âm đạo là một bệnh lý do nấm Candida Albicans. Trong giai đoạn sinh nở, nấm từ mẹ có thể lây lan sang con. Do đó, khi trẻ sinh ra có thể bị đẹn miệng do nhiễm nấm âm đạo.
Những người đeo hàm giả tháo lắp thường bị khô miệng. Tình trạng này khiến độ pH trong khoang miệng bị mất cân bằng, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển gây đẹn miệng.
Đẹn miệng là tình trạng mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Nhận biết được triệu chứng và hình ảnh đẹn miệng sẽ giúp bạn phát hiện, điều trị kịp thời. Khi bị nấm miệng, bạn có thể sẽ gặp phải những hiện tượng sau:
Một số hình ảnh đẹn miệng thường thấy như:
Khi phát hiện bị đẹn miệng, bạn có thể sử dụng nước súc miệng để khắc phục tình trạng này. Trong dung dịch này có chứa rất nhiều chất kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Do đó, nước súc miệng có thể loại bỏ nấm Candida albicans hiệu quả và thúc đẩy quá trình lành thương.
Bạn chỉ cần dùng khoảng 15 – 20ml dung dịch súc miệng trong khoảng 30 giây sau đó nhổ ra ngoài. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ thấy được hiệu quả.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc Tây y để điều trị. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cần phải tham khảo ý kiến nha sĩ trước khi dùng. Dưới đây là gợi ý một số loại thuốc:
Bên cạnh những phương pháp trên, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian để điều trị như:
Qua những hình ảnh về đẹn miệng, hy vọng bạn đã có thể nhận biết được dấu hiệu của bệnh lý này. Từ đó tìm ra cách điều trị để ngăn chặn nấm miệng tiến triển nặng hơn và gây đau nhức. Nếu vẫn còn thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ với Nha khoa Quốc tế DAISY qua số hotline 19009009 để biết thêm chi tiết bạn nhé!