Hình ảnh viêm lợi có mủ nhận biết bệnh lý nhanh chóng
Logo
hotline
1900 9009
Hotline hỗ trợ 24/7
Time
T.Hai - C.Nhật
9AM - 8PM

Hình ảnh viêm lợi có mủ nhận biết bệnh lý nhanh chóng

CHIA SẺ
Doctor

Được viết bởi: Cẩm Nguyên vào ngày 11 tháng 01 năm 2023.

Tham vấn: Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Kính Chương

Viêm lợi có mủ là một trong những bệnh lý răng miệng rất thường gặp trong nha khoa. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, chẳng hạn như: Do vệ sinh răng miệng không đúng cách, do các bệnh lý răng miệng gây ra,… Khi bị viêm nướu, bạn sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu và có mùi hôi miệng. Hãy cùng Nha khoa Quốc tế DAISY tìm hiểu về hình ảnh viêm lợi có mủ và dấu hiệu nhận biết bệnh lý này qua bài viết dưới đây nhé!

Viêm lợi có mủ là gì?

Viêm lợi có mủ hay viêm nướu răng có mủ là giai đoạn diễn tiến nặng của viêm lợi thông thường. Đây là tình trạng nướu bị nhiễm trùng hình thành các ổ mủ. Tác nhân gây ra viêm lợi có mủ chính là vi khuẩn P.gingivalis trú ngụ trong khoang miệng. Đây là một loại trực khuẩn có hình que, màu đen, kị khí và không có khả năng di chuyển.

Bên cạnh đó, viêm lợi cũng có thể xảy ra do các tác nhân bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Từ đó hình thành các ổ mủ quanh chân răng. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu, khiến sức khỏe và đời sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì thế, tìm hiểu về hình ảnh viêm lợi có mủ và dấu hiệu nhận biết tình trạng này sẽ giúp bạn phát hiện, điều trị kịp thời. Nhờ đó ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Viêm lợi có mủ là giai đoạn nặng của viêm lợi thông thường
Viêm lợi có mủ là giai đoạn nặng của viêm lợi thông thường

Những tác nhân gây ra tình trạng viêm lợi có mủ

Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng viêm lợi có mủ là do vi khuẩn P.gingivalis trú ngụ trong khoang miệng gây ra. Bên cạnh đó, một số tác nhân bên ngoài gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Dưới đây là 5 nguyên nhân chính khiến ổ mủ hình thành trên nướu răng:

Do cách vệ sinh răng miệng không hiệu quả

Vệ sinh răng miệng không đúng cách là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý về răng miệng, đặc biệt là viêm lợi có mủ. Nướu răng sẽ bị tổn thương nếu bạn dùng lực quá mạnh hoặc sử dụng bàn chải đánh răng lông cứng. Lúc này, vi khuẩn có thể xâm nhập vào vết thương và gây viêm nhiễm. Lâu dầu, ổ mủ sẽ hình thành quanh nướu răng nếu bạn không có biện pháp điều trị kịp thời.

Do bệnh lý về răng nướu

Viêm lợi có mủ cũng là một trong những triệu chứng của bệnh viêm nha chu, viêm tủy răng. Đi kèm với đó, người bệnh có thể cảm thấy sưng đau, răng bị ê buốt. Nếu nhận thấy mình đang gặp những triệu chứng trên, bạn hãy đến nha khoa thăm khám ngay. Điều này sẽ giúp bạn tránh được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Do thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai

Thay đổi nội tiết tố là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Lúc này, hàm lượng estrogen và progesterone trong cơ thể người mẹ sẽ tăng cao. Từ đó khiến mạch máu ở nướu răng phình to và gấp khúc. Điều này làm dịch huyết bị ứ lại dẫn đến nguy cơ viêm lợi. Nếu nướu răng bị tổn thương do mẹ chăm sóc răng miệng không đúng cách sẽ khiến ổ mủ hình thành và phồng nặng hơn.

Thay đổi nội tiết tố cũng có thể gây viêm lợi
Thay đổi nội tiết tố cũng có thể gây viêm lợi

Do mọc răng khôn

Mọc răng khôn cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng viêm lợi có mủ. Bởi vì, khi cung hàm không có đủ chỗ trống, răng khôn sẽ mọc ngầm, mọc lệch gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu. Bên cạnh đó, tình trạng nướu răng bị thương sẽ xảy ra. Khi răng số 8 mọc sẽ gây đau nhức và khó khăn trong việc ăn uống.

Mọc răng khôn gây ra tình trạng viêm lợi có mủ
Mọc răng khôn gây ra tình trạng viêm lợi có mủ

Do thói quen ăn uống không lành mạnh

Ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, nước ngọt có gas,… có thể khiến nướu răng bị bỏng. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào vết thương. Điều này khiến nướu răng bị viêm, nghiêm trọng hơn là hình thành ổ mủ. Chính vì thế, để ngăn ngừa tình trạng này, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, hạn chế đồ cay nóng.

Hình ảnh viêm lợi có mủ và dấu hiệu nhận biết bệnh lý

Hình thành ổ mủ quanh nướu răng là bệnh lý răng miệng rất thường gặp. Nó có thể dễ dàng nhận biết được qua các dấu hiệu đặc trưng. Dưới đây là một số hình ảnh viêm lợi có mủ và biểu hiện của bệnh lý này mà Nha khoa Quốc tế DAISY muốn chia sẻ đến bạn:

Đau răng

Đau răng là biểu hiện đầu tiên của tình trạng viêm lợi có mủ. Cảm giác đau sẽ bắt đầu xuất hiện ở nướu sau đó lan dần đến hàm, tai và cổ. Đối với tình trạng viêm nặng, bạn sẽ thấy tần suất cơn đau nhiều hơn. Còn viêm lợi sưng mủ nhẹ chỉ gây ra cảm giác đau âm ỉ.

Hình ảnh viêm lợi có mủ gây đau răng
Hình ảnh viêm lợi có mủ gây đau răng

Sưng nướu

Dấu hiệu rõ rệt nhất để phân biệt viêm lợi thông thường và viêm lợi có mủ đó chính là sưng nướu răng. Đối với tình trạng có ổ mủ hình thành, bạn sẽ thấy lợi bắt đầu sưng to lên và chuyển sang màu đỏ. Lúc này, nướu răng trở nên mềm, dễ chảy máu và đau. Bên cạnh đó, vùng da mặt tại vị trí viêm cũng bị sưng đỏ, nóng lên như sốt.

Hôi miệng

Hôi miệng là triệu chứng điển hình nhất của tình trạng viêm lợi có mủ. Bởi vì, ổ mủ hình thành dưới nướu kèm theo dịch nhiễm trùng chính là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi hôi. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này khiến người bệnh cảm thấy e ngại, thiếu tự tin khi giao tiếp.

Viêm lợi có mủ gây hôi miệng
Viêm lợi có mủ gây hôi miệng

Miệng có vị đắng

Ổ mủ dưới nướu là nơi vi khuẩn trú ngụ và sinh sôi mạnh mẽ. Điều này làm người bệnh luôn có cảm giác đắng miệng, ăn không ngon. Kèm theo đó, bạn có thể sẽ cảm thấy chán ăn, khó chịu,…

Sốt

Không chỉ riêng nướu răng, bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể bị nhiễm trùng cũng sẽ gây ra tình trạng nóng, sốt. Điều này có nghĩa là cơ thể của bạn đang bật chế độ bảo vệ. Lúc này, hệ miễn dịch hoạt động tích cực để ngăn chặn viêm nhiễm lan rộng hơn. Khi tình trạng nhiễm trùng được cải thiện, nhiệt độ cơ thể sẽ tự giảm dần.

Viêm lợi có mủ gây ra tình trạng sốt
Viêm lợi có mủ gây ra tình trạng sốt

Sưng mặt, má, có hạch ở cổ

Sưng mặt, má, có hạch ở cổ là dấu hiệu của tình trạng viêm lợi có mủ mức độ nghiêm trọng. Vi khuẩn đã lan sâu vào hàm, khiến mặt của người bệnh bị sưng to. Bên cạnh đó, bạn có thể kèm theo triệu chứng sưng má, nổi hạch ở cổ. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh cần phải đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Tình trạng viêm lợi có mủ có ảnh hưởng gì không? Nguy hiểm không?

Viêm lợi có mủ là giai đoạn nặng của viêm nướu răng. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Dưới đây là một số tác hại của nướu răng bị viêm có ổ mủ gây ra:

  • Ổ mủ hình thành khiến nướu răng bị sưng to, đau nhức và khó chịu. Tình trạng này khiến người bệnh gặp khó khăn trong khi ăn uống. Đặc biệt là khi bạn ăn thực phẩm nóng, lạnh. Hơn nữa, cảm giác đau nhức xuất hiện thường xuyên có thể làm người bệnh mất ngủ. Từ đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý.
  • Viêm lợi nặng khiến hơi thở có mùi khó chịu làm người bệnh cảm thấy tự ti, e ngại khi giao tiếp với mọi người xung quanh.
  • Nếu tình trạng viêm tiến triển nặng hơn, không thể kiểm soát sẽ gây ra hàng loạt các biến chứng nghiêm trọng như: Nóng sốt, nổi hạch ở cổ, mệt mỏi kéo dài,…

Khi tình trạng nhiễm trùng đã lan rộng sẽ gây tác động xấu đến các tổ chức quanh răng. Từ đó khiến răng bị lung lay, tụt lợi và mất răng sớm. Do đó, bạn không nên chủ quan khi mắc phải bệnh lý răng miệng này. Ngoài ra, bạn cần chú ý những hình ảnh viêm lợi có mủ phổ biến để biết phát hiện sớm. Nhờ đó đến ngay nha khoa để được điều trị kịp thời.

Viêm lợi có mủ gây nổi hạch ở cổ
Viêm lợi có mủ gây nổi hạch ở cổ

Cách khắc phục tình trạng viêm lợi có mủ

Mặc dù viêm lợi có mủ là bệnh lý răng miệng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu được điều trị kịp thời thì tình trạng này sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn. Chính vì thế, nếu gặp phải hình ảnh viêm lợi có mủ và dấu hiệu nhận biết, bạn hãy áp dụng các cách khắc phục dưới đây nhé!

Đến nha khoa thăm khám

Cách tốt nhất điều trị tình trạng viêm lợi có mủ là đến nha khoa để thăm khám. Tùy vào mức độ viêm nhiễm, nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn giải pháp khắc phục hiệu quả. Đối với viêm nướu răng nhẹ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để làm giảm tình trạng sưng và nhiễm trùng. Trong trường hợp ổ mủ phình to, lợi bị viêm nặng, nha sĩ sẽ thăm khám tổng quát để xác định hình ảnh viêm lợi có mủ đã lan rộng như thế nào. Từ đó lên phác đồ điều trị đúng cách và hiệu quả.

  • Dẫn lưu khối mủ: Phương pháp này được bác sĩ thực hiện bằng cách cắt một vết nhỏ trên túi mủ, sau đó dẫn lưu ra ngoài. Tiếp theo, nha sĩ sẽ tiến hành làm sạch vùng bị viêm để tránh lan ra xung quanh.
  • Tiểu phẫu loại bỏ dị vật: Kỹ thuật này được áp dụng trong trường hợp nướu bị mắc dị vật như lông bàn chải, xương cá,…. Bác sĩ phải tiến hành tiểu phẫu loại bỏ chúng đồng thời làm sạch vùng bị viêm.
  • Lấy tủy răng: Tủy răng đảm nhiệm chức năng liên kết các dây thần kinh và mạch máu. Khi tình trạng viêm lan rộng đến khu vực này, nha sĩ sẽ tiến hành lấy tủy. Sau đó trám răng hoặc bọc sứ để phục hình răng.
  • Nhổ răng: Nếu tình trạng viêm quá nặng, khiến răng thật bị hỏng, nha sĩ sẽ tiến hành nhổ răng và làm sạch ổ viêm. Để ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm, bạn có thể thực hiện trồng răng ngay sau đó.

Đến nha khoa để điều trị tình trạng viêm lợi có mủ

Mẹo dân gian điều trị tại nhà

Bên cạnh việc đến nha khoa, bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian để điều trị viêm lợi có mủ tại nhà. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể áp dụng trong trường hợp viêm lợi nhẹ. Đối với tình trạng nặng, nó sẽ không có hiệu quả rõ ràng. Dưới đây là một số mẹo dân gian mà bạn có thể áp dụng:

  • Thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách: Để làm giảm tình trạng sưng viêm, đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng, bạn nên đánh răng bằng bàn chải lông mềm ít nhất 2 ngày/lần. Ngoài ra, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng cũng là cách loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng hiệu quả.
  • Bổ sung vitamin C: Vitamin C là loại dưỡng chất thiết yếu giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Một số loại trái cây dồi dào vitamin C có thể kể đến như: Dâu tây, kiwi, đu đủ, cải xoăn,…
  • Súc miệng bằng nước bạc hà: Dùng 5 – 7 lá bạc hà rửa sạch. Sau đó, cho vào ấm và hãm với 200ml nước sôi trong 20 phút. Sau đó, bạn hãy dùng nước bạc hà súc miệng 2 lần/ngày.
  • Đắp gừng tươi: Chuẩn bị 1 nhánh gừng tươi đem đi cạo vỏ và rửa sạch. Sau đó giã nát rồi đắp lên phần nướu bị viêm trong 15 phút. Cuối cùng, bạn cần súc miệng lại với nước sạch.
  • Súc miệng với nước hoa cúc: Đem hoa cúc tươi ngâm sạch sau đó để ráo, rồi đem đi giã nát và vắt lấy nước. Sau đó, bạn dùng nước hoa cúc để súc miệng khoảng 5 phút rồi nhổ ra ngoài. Thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Dùng kinh giới: Rửa sạch 200gr lá kinh giới sau đó đun với nước sôi và một ít muối hạt. Dùng dung dịch súc miệng từ 3 – 5 lần/ngày. Thực hiện khoảng 2 tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

hình ảnh viêm lợi có mủ
Đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị tình trạng viêm

Cách phòng ngừa tình trạng viêm lợi có mủ

Bên cạnh việc nhận biết hình ảnh viêm lợi có mủ, cách điều trị, bạn cũng cần chú ý đến việc phòng ngừa bệnh lý răng miệng này. Dưới đây là một số cách ngăn chặn tình trạng viêm lợi có mủ:

  • Để bảo vệ sức khỏe răng miệng, bạn nên đánh răng bằng bàn chải lông mềm ít nhất 2 lần/ngày. Bạn cần di chuyển bàn chải theo chuyển động tròn ở cả mặt trong và ngoài của răng. Điều này hạn chế được tình trạng lợi bị tổn thương, ngăn chặn vi khuẩn tiến triển nặng.
  • Sau mỗi bữa ăn, bạn nên sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám còn sót lại.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, vitamin, khoáng chất,… Điều này sẽ giúp nâng cao sức đề kháng và ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Tuyệt đối không sử dụng tăm cứng, nhọn để lấy thức ăn ra ngoài. Từ đó tránh làm tổn thương nướu và gây viêm nhiễm.
  • Đến nha khoa lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để loại bỏ mảng bám trên răng. Việc này giúp ngăn ngừa hiệu quả vi khuẩn gây bệnh.

Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể
Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể

Qua những hình ảnh viêm lợi có mủ, bạn có thể biết được tình trạng nghiêm trọng của bệnh lý răng miệng này. Vì thế, không nên chủ quan mà hãy đến nha khoa thăm khám ngay nếu phát hiện nhé. Hãy liên hệ với Nha khoa Quốc tế DAISY qua số hotline 19009009 để đặt lịch hẹn thăm khám ngay!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết liên quan
Trẻ bị nổi cục ở lợi
Trẻ bị nổi cục ở lợi nguyên nhân do đâu? Cách điều trị hiệu quả
 NGÀY ĐĂNG 18/05/2023
 49 XEM
Lợi không bám vào chân răng có sao không? Cách xử lý
 NGÀY ĐĂNG 24/02/2023
 693 XEM
Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách.
Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm
Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin !
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Chi Nhánh Ưu đãi
CHAT NGAY