Răng sữa là những chiếc răng xuất hiện khi bé được khoảng 6 tháng tuổi. Quá trình mọc răng sữa sẽ diễn ra cho đến lúc trẻ được 3 năm tuổi. Sau đó, con sẽ bắt đầu thời gian thay răng sữa khoảng từ 5 – 6 tuổi, quá trình diễn ra mất khoảng 6 – 7 năm.
Bố mẹ thường không biết nên làm gì với chiếc răng sữa của con. Thông thường, phụ huynh thường đặt răng hàm trên xuống dưới giường và ném răng hàm dưới lên nóc nhà để răng vĩnh viễn có thể mọc đúng vị trí. Việc làm này không sai, nhưng sẽ khá lãng phí vì răng sữa có tác dụng rất lớn mà ít ai có thể ngờ.
Răng sữa là bộ phận chứa nhiều tế bào gốc tuyệt diệu. Nó có thể được dùng để cứu mạng trẻ nếu chẳng may các em mắc phải căn bệnh hiểm nghèo trong tương lai như chấn thương tủy sống, ung thư,…
Vào năm 2003, nhà nghiên cứu Songtao Shi đã phát hiện ra, một chiếc răng sữa có thể chứa 9 – 10 tế bào gốc có giá trị. Các tế bào gốc này phát triển mạnh mẽ, sinh sôi và sống lâu hơn những tế bào gốc ở vị trí khác. Hiện nay, những tế bào này còn có thể được sử dụng để ngăn ngừa các bệnh lý về gan, tim mạch, tiểu đường hoặc đột quỵ.
Trước khi giải đáp thắc mắc: “Nên làm gì với chiếc răng sữa của con?”, mọi người cùng điểm qua một tin tức nổi bật về răng sữa ở nội dung dưới đây:
Vào năm 2012, một cô bé tên Becca Graham sinh sống tại Anh đã trở thành đứa trẻ đầu tiên được lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa. Khi mới lên 7 tuổi, cha của Becca đã nhổ hai chiếc răng sữa của con trước khi chúng lung lay. Sau đó ông trích lấy tủy của răng và gửi chúng đi đông lạnh để cất trữ.
Lúc bấy giờ, bố của Becca là nha sĩ, thế nên ông làm như vậy để con gái của mình có thể được hưởng những tiến bộ khoa học trong việc nghiên cứu tế bào gốc. Theo chuyên gia, tế bào gốc được trích từ răng sữa có thể được giữ hơn 30 năm.
Hiện nay đã có hơn 1000 công trình nghiên ứng và ứng dụng tế bào gốc từ răng sữa được công bố trên khắp thế giới. Bác sĩ sau khi lấy răng sữa xong sẽ mang chúng vào môi trường chuyên biệt để bảo quản. Sau đó, răng sẽ được chuyển đến phòng thí nghiệm để xác định khả năng tăng sinh tế bào. Nếu tế bào này có thể nuôi cấy thì chúng sẽ được bảo quản lạnh trong môi trường nitơ lỏng.
Nên làm gì với chiếc răng sữa của con? Đây là băn khoăn của rất nhiều bố mẹ. Đối với những chiếc răng bị rụng xuống, phụ huynh có thể lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa.
Như nội dung được nhắc đến ở trên, răng sữa có chứa nhiều tế bào gốc có tác dụng tuyệt vời. Nó có thể giúp điều trị các bệnh lý toàn thân ở trẻ trong tương lai. Để thực hiện điều này, bố mẹ nên chủ động tìm hiểu những thông tin về lưu giữ tế bào gốc. Sau đó đợi con đến độ tuổi thay răng thì tiến hành thực hiện lấy tủy của răng sữa.
Tuy nhiên, quá trình lưu giữ tế bào gốc này tốn khá nhiều chi phí. Tùy vào thời gian lưu trữ mà giá thành của dịch vụ có thể lên đến 110 triệu đồng. Chính vì thế, nếu không lấy tế bào gốc từ răng sữa để lưu trữ, bố mẹ có thể giúp con vệ sinh chiếc răng sữa và giữ lại để làm kỷ niệm.