Lợi không bám vào chân răng có sao không? Cách xử lý
Logo
hotline
1900 9009
Hotline hỗ trợ 24/7
Time
T.Hai - C.Nhật
9AM - 8PM

Lợi không bám vào chân răng có sao không? Cách xử lý

CHIA SẺ
Doctor

Được viết bởi: Phạm Thị Hồng Loan vào ngày 24 tháng 02 năm 2023.

Tham vấn: Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Hoàng Thùy Nhiên

Lợi hay nướu là mô mềm bao quanh xương hàm dưới và xương hàm trên. Khi sức khỏe răng miệng bình thường, phần mô nướu này sẽ bám sát với thân răng và có màu hồng nhạt. Trường hợp lợi không bám vào chân răng cho thấy sức khỏe răng miệng của bạn đã gặp vấn đề nào đó. Cùng Nha khoa DAISY tìm hiểu chi tiết hơn về tình trạng này ở bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu tình trạng lợi không bám vào chân răng

Lợi không bám vào chân răng không phải là hiện tượng hiếm gặp. Đây là tình trạng mô nướu tách ra khỏi hẳn thân răng tạo thành các khe hở. Hiện tượng này rất dễ nhận thấy bằng mắt thường. Vì lúc này, nướu không còn dính sát làm thân răng dài hơn. Từ đó, ngà răng có thể bị lộ ra ngoài.

Nướu khỏe mạnh sẽ bám sát với thân răng. Do đó, khi lợi không dính chặt với răng, việc ăn uống, vệ sinh răng miệng hàng ngày sẽ bị ảnh hưởng. Nguy cơ gặp phải các vấn đề về răng, lợi sẽ cao hơn.

Lợi không bám sát vào thân răng, tạo thành những khoảng trống
Lợi không bám sát vào thân răng, tạo thành những khoảng trống

Nguyên nhân gây ra tình trạng lợi không bám dính vào chân răng

Có rất nhiều lý do dẫn đến hiện tượng lợi không bám dính vào chân răng. Để có cách khắc phục hiệu quả, bạn cần biết nguyên nhân gây ra tình trạng trên là gì. Một số lý do phổ biến có thể kể đến như:

Do cách vệ sinh răng miệng không hiệu quả

Vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng là nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh lý răng miệng, trong đó có cả trường hợp lợi không bám vào chân răng. Khi răng, nướu không được làm sạch, mảnh vụn thức ăn còn sót lại sẽ là nơi ở của vi khuẩn. Càng về sâu, lượng vi khuẩn này tích tụ và sinh sôi càng nhiều. Từ đó, lớp vôi răng hình thành, bám dính lên chân răng. Nếu không được loại bỏ, vi khuẩn trong lớp cao răng này sẽ tấn công đến mô mềm quanh răng. Nó sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nướu, hở lợi.

Vệ sinh răng miệng không sạch là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nướu tách khỏi thân răng
Vệ sinh răng miệng không sạch là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nướu tách khỏi thân răng

Do dùng lực quá mạnh khi chải răng

Nếu bạn chải răng theo chiều ngang hoặc dùng lực chải răng quá mạnh, nướu có thể không còn bám dính vào thân răng. Tình trạng trên không phải là bệnh lý răng miệng. Thế nhưng, hiện tượng này có thể kèm với hiện tượng xuất huyết chân răng, đau nhức lợi.

Do thiếu vitamin và khoáng chất cần thiết

Lợi không bám vào chân răng có thể vì cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất cần thiết. Nếu kẽm, sắt, vitamin E, C,… không được bổ sung đủ, lợi sẽ dần tách ra, tạo kẽ hở với thân răng.

Cơ thể không đủ vitamin và dưỡng chất cần thiết khiến lợi suy yếu, không bám sát thân răng
Cơ thể không đủ vitamin và dưỡng chất cần thiết khiến lợi suy yếu, không bám sát thân răng

Do bệnh lý răng miệng

Viêm nha chu, viêm nướu, viêm cuống răng,… là những bệnh lý răng miệng có thể làm lợi không bám dính với thân răng. Không chỉ sức khỏe răng miệng mà sức khỏe tổng thể cũng có thể bị ảnh hưởng nếu các bệnh lý này không được điều trị kịp thời, triệt để.

Do di truyền từ người thân

Từ kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu, các bệnh lý răng miệng có thể di truyền từ đời trước đến con cháu đời sau. Đặc biệt là nếu việc chăm sóc răng miệng không được quan tâm, thực hiện đúng cách. Tình trạng lợi không dính vào chân răng cũng có thể xuất hiện bởi yếu tố di truyền.

Nướu tách khỏi thân răng có thể do yếu tố di truyền, bẩm sinh
Nướu tách khỏi thân răng có thể do yếu tố di truyền, bẩm sinh

Lợi không bám vào chân răng có nguy hiểm gì không?

Vì giữa lợi và thân răng xuất hiện kẽ hở nên rất nhiều bạn lo lắng khi nhận thấy trường hợp này. Trên thực tế, nếu hiện tượng lợi không bám vào chân răng xuất hiện do chải răng quá mạnh hoặc chỉ mới ở giai đoạn đầu thì sức khỏe răng miệng sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Thế nhưng, nếu tình trạng này do bệnh lý răng miệng hoặc không được điều trị thì sẽ rất nguy hiểm.

Vị trí giữa nướu và chân răng sẽ là nơi tập hợp của nhiều loại vi khuẩn gây hại. Chúng sẽ tích tụ và sinh sôi ngày càng nhiều. Theo đó, nguy cơ gặp phải những bệnh lý răng miệng ngày càng cao.

Khi tình trạng này chuyển nặng, nướu sẽ bị viêm nhiễm nghiêm trọng. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng nhiễm trùng máu, nguy cơ bị mất răng cao, sức khỏe tổng thể sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Lợi không bám vào chân răng sẽ gây ra nhiều bệnh lý răng miệng
Lợi không bám vào chân răng sẽ gây ra nhiều bệnh lý răng miệng

Cách khắc phục tình trạng lợi không bám vào chân răng

Hiện tượng lợi không bám vào răng sẽ gây ra nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe tổng thể. Do đó, việc tìm cách khắc phục là hoàn toàn cần thiết. Dưới đây là những phương pháp điều trị tình trạng này được nha sĩ gợi ý đến bạn:

Uống thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất

Nếu cơ thể thiếu các loại dưỡng chất cần thiết dẫn đến lợi không bám vào chân răng, bạn có thể dễ dàng khắc phục tình trạng này bằng cách bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết như: Vitamin B, C, E, sắt, kẽm,…

Bên cạnh đó, bạn có thể tăng cường các thực phẩm chứa những dưỡng chất này như: Thịt, hoa quả, rau xanh,… vào thực đơn hàng ngày. Khi cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng, lợi sẽ dần khỏe mạnh, tình trạng nướu tách khỏi chân răng được cải thiện.

Bổ sung các loại khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể
Bổ sung các loại khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể

Lấy cao răng

Trong trường hợp lợi không bám vào chân răng do cao răng hình thành, cạo vôi răng là biện pháp tối ưu nhất. Sau khi lớp mảng bám cứng được loại bỏ, vi khuẩn gây hại sẽ bị tiêu diệt. Tình trạng hở nướu sẽ được ngăn chặn. Các bệnh lý răng miệng như: Viêm nhu chu, viêm lợi,… cũng được ngăn ngừa.

Phẫu thuật khâu vạt nướu, ghép mô nướu

Nếu lợi bị tách khỏi nướu nghiêm trọng, kẽ hở lớn, bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín để được xử lý. Sau khi thăm khám, bác sĩ có thể tiến hành ghép mô nướu hoặc khâu vạt nướu để điều trị. Nướu răng sẽ được tái tạo như trạng thái ban đầu.

Phẫu thuật ghép vạt nướu được thực hiện khi lợi bị tách khỏi nướu nghiêm trọng
Phẫu thuật ghép vạt nướu được thực hiện khi lợi bị tách khỏi nướu nghiêm trọng

Cách phòng chống tình trạng lợi không bám vào chân răng

Lợi không bám vào chân răng ít hoặc nhiều đều sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Do đó, để tránh tình trạng này, bạn nên chủ động thực hiện các giải pháp sau:

Dùng kem đánh răng thích hợp để dưỡng nướu

Để tránh nướu bị suy yếu, tách dần ra khỏi chân răng, bạn có thể chọn loại kem đánh răng có tác dụng nuôi dưỡng lợi. Không chỉ giúp nướu thêm khỏe mạnh, sản phẩm này còn có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Nhờ đó tránh được các bệnh lý răng miệng liên quan đến nướu như: Xuất huyết chân răng, viêm nha chu, nhiệt miệng,…

Lựa chọn kem đánh răng có chứa các thành phần giúp nuôi dưỡng nướu
Lựa chọn kem đánh răng có chứa các thành phần giúp nuôi dưỡng nướu

Vệ sinh răng miệng theo hướng dẫn của bác sĩ

Để ngăn chặn tình trạng lợi không bám vào thân răng cũng như các bệnh lý răng miệng khác, vệ sinh răng miệng đúng cách là điều bạn nên quan tâm. Nha sĩ khuyến khích người dùng nên lựa chọn bàn chải lông mềm để đánh răng. Không nên để bàn chải của mình bị mòn hoặc lông bàn chải xù quá mức. Bên cạnh đó, nên chải răng theo chiều dọc, hướng vòng tròn. Đồng thời không nên dùng lực chải răng quá lớn, hạn chế dùng tăm tre để xỉa răng.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Hạn chế thực phẩm cay nóng, nước ngọt có ga, đồ ăn cứng, dai,… để nướu không bị tổn thương. Bên cạnh đó, không nên hút thuốc lá để tình trạng lợi không bám vào chân răng trở nên nghiêm trọng hơn.

Có chế độ ăn uống khoa học để hạn chế tình trạng lợi tách khỏi chân răng
Có chế độ ăn uống khoa học để hạn chế tình trạng lợi tách khỏi chân răng

Bài viết đã tổng hợp các thông tin liên quan đến tình trạng lợi không bám vào chân răng. Hy vọng mang đến nhiều giá trị hữu ích, hỗ trợ quý độc giả trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe răng miệng. Nếu còn câu hỏi nào khác, liên hệ với Nha khoa DAISY qua hotline 19009009 để được đội ngũ chuyên viên hỗ trợ bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết liên quan
Vitamin PP chữa viêm lợi
Vitamin PP chữa viêm lợi có được không? Lưu ý cần biết
 NGÀY ĐĂNG 06/11/2023
 242 XEM
Viêm lợi ở trẻ em 1 tuổi
Cách khắc phục viêm lợi ở trẻ em 1 tuổi đơn giản, hiệu quả
 NGÀY ĐĂNG 29/09/2023
 277 XEM
Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách.
Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm
Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin !
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Chi Nhánh Ưu đãi
CHAT NGAY