Không chỉ trong thời kỳ phôi thai mà quá trình phát triển sinh học của mỗi cá thể sẽ còn tiếp tục sau khi bạn chào đời, mầm răng là một trong số đó. Vậy mầm răng là gì?
Đây là tập hợp của nhiều tế bào, trong tương lai sẽ tạo thành một chiếc răng hoàn chỉnh. Các răng phát triển độc lập, không phụ thuộc vào nhau. Chúng là kết quả của hoạt động phối hợp các tế bào đã xuất hiện từ trung bì và ngoại bì. Thông thường, quá trình phát triển sinh học sẽ được định hướng theo gen di truyền. Trong một số trường hợp đặc biệt, quá trình này có thể phát triển theo hướng ngoại di truyền (biểu sinh).
Đối với răng thì quy luật phát triển cấu trúc của tất cả các răng là như nhau. Nó không có sự phân biệt răng sữa, răng vĩnh viễn. Men răng được hình thành với đặc điểm như nhau không kể là răng cửa sữa hay răng cối vĩnh viễn.
Răng sẽ bắt đầu phát triển khi phôi ở tuần thứ 5. Quá trình này tiếp tục cho đến khi con được khoảng 6 tháng tuổi. Đây cũng là thời gian những chiếc răng sữa đầu tiên xuất hiện trên cung hàm. Phôi của răng vĩnh viễn bắt đầu hình thành từ tháng thứ 3 hoặc tháng thứ 5, kéo dài cho đến tháng thứ 9. Chỉ riêng răng khôn thì đến khi con được 4 tuổi, phôi răng mới bắt đầu hình thành. Ở một số trường hợp, phôi răng khôn có thể không xuất hiện.
Nguyên mầm răng là tập hợp nhiều tế bào ở trung mô do sự tăng sinh nhanh chóng của tế bào dưới đáy trực tiếp từ các dải biểu mô nguyên thủy. Nguyên mầm của răng sữa xuất hiện đầu tiên, ở nhóm răng cối sữa thứ nhất hàm dưới. Đối với hàm trên thì răng cửa là nhóm răng có nguyên mầm đầu tiên.
Ở ngày thụ tinh thứ 44 – 48 thì nguyên mầm của các nhóm răng cửa sẽ xuất hiện đầy đủ. Sau thụ tinh ngày thứ 48 – 51 thì lá ngách miệng chẻ ra thành các ngách miệng. Sụn Meckel hình thành đầy đủ, xương cũng bắt đầu được tái tạo. Quá trình này diễn ra ở cả hàm trên và hàm dưới. Ở ngày thứ 51 – 53 thì nguyên mầm của răng cối sữa thứ hai xuất hiện. Ở một số trường hợp nguyên mầm kép xuất hiện ở dải biểu mô. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xuất hiện răng sữa mọc thừa. Tương tự với tình trạng răng vĩnh viễn mọc dư, chen chúc với các răng khác trên cung hàm.
Ngoại trung mô và biểu mô phát triển từ các nguyên mầm là nguồn gốc của mầm răng. Khi mới hình thành thì nguyên mầm của các răng không sắp xếp thành hình cung tương ứng với cung hàm.
Mầm răng xuất hiện và phát triển liên tục ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ. Các diễn biến về hình thái khi tái tạo nguyên mầm cho đến khi phát triển được phân chia ra từng giai đoạn. Cụ thể là:
Giai đoạn nụ hay còn được gọi là giai đoạn tăng sinh. Đặc trưng của giai đoạn này là xuất hiện một đám hình cầu của tế bào biểu mô. Chúng phát triển từ tế bào biểu mô của các lá răng. Từ đó hình thành “cơ quan men hình nụ”.
Đây là giai đoạn tiền biệt hóa bắt đầu xảy ra. Tế bào ngoại trung mô bây giờ hình thành 1 nhú. Chúng sẽ hợp với cơ quan hình nụ lõm xuống để tạo thành chỏm trên nhú răng. Lúc này, các tế bào xung quanh men răng và nhú răng sẽ phân chia. Từ đó tạo thành lớp tế bào ngoại trung mô tụ đặc, đó là bao răng (còn gọi là túi răng). Ở giai đoạn này, mầm răng sẽ bao gồm nhú răng, túi răng và cơ quan men (đã có 4 loại tế bào).
Đây là giai đoạn chính thức biệt hóa. Mầm răng từ giai đoạn chỏm sang giai đoạn chuông sẽ lớn dần về kích thước. Tế bào lúc này sẽ có hai đặc điểm là:
Trình tự biệt hóa của các loại tế bào biểu hóa để thành mầm răng, sẵn sàng phát triển là:
Giai đoạn này ở thai bé trai sẽ phát triển sớm hơn ở thai bé gái. Sự khép kín của vòm miệng thứ cấp cũng diễn ra tương tự.
Để giữ mầm răng của trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt thì mẹ cần chú ý đến việc vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống của mình. Cụ thể là:
Chăm sóc răng miệng đúng cách:
Xây dựng chế độ sinh dưỡng khoa học:
Bài viết đã tổng hợp các thông tin cơ bản liên quan đến mầm răng. Hy vọng những nội dung phía trên mang đến quý độc giả nhiều giá trị hữu ích. Trong trường hợp cần đặt lịch thăm khám răng miệng định kỳ, vui lòng gọi ngay đến Nha khoa DAISY qua hotline 19009009 để được chuyên viên tư vấn ngay bạn nhé!