Mewing cằm lẹm có hiệu quả không là vấn đề được nhiều người tìm kiếm. Trước khi trả lời thắc mắc này, bạn cần biết thế nào thì được gọi là cằm lẹm.
Cằm lẹm hay Receding chin là hiện tượng phần cằm phát triển quá mức. Do đó, nó có xu hướng đưa về phía cổ của người sở hữu. Đặc điểm này được coi là bất thường. Bởi vì, một chiếc cằm thông thường đạt chuẩn sẽ làm cho đỉnh mũi, môi và đỉnh cằm thành 1 đường thẳng. Đây được xem là “tỷ lệ vàng” của góc nghiêng gương mặt. Nếu cằm bị hướng về phía cổ thì khó có thể đạt được tỷ lệ này. Bởi vì, cấu trúc xương hàm bấy giờ ngắn hơn bình thường.
Người có chiếc cằm lẹm thường có gương mặt kém cân đối, độ dài gương mặt bị ngắn. Tình trạng trên khiến tính thẩm mỹ suy giảm, đặc biệt là góc nghiêng. Khuyết điểm cằm bị lẹm khiến nhiều bạn cảm thấy vô cùng tự ti khi giao tiếp.
Tình trạng cằm lẹm có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Bạn nên xem xét mình có gặp phải hiện tượng này hay không trước khi tập Mewing cằm lẹm.
Khi quan sát gương mặt theo góc nghiêng, người có cằm lẹm sẽ nhận thấy phần cằm hơi lùi ra sau. Cằm có độ cong hướng vào bên trong nhiều hơn thông thường. Lúc này, cằm có cảm giác như bị ngắn hơn, bạn cũng có thể cảm thấy răng hơi bị hô.
Cằm là phần giúp định hình cấu trúc gương mặt. Do đó khi cằm bị lẹm, tính thẩm mỹ của gương mặt sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Người bị cằm lẹm khi nhìn chính diện sẽ có cảm giác khuôn mặt tròn và ngắn. Trong trường hợp xương hàm trên, dưới có độ sai lệch lớn thì rất có thể răng bị hô hơn, môi cũng hơi tều ra.
Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng cằm lẹm là:
Mewing được biết đến là phương pháp tác động đến cấu trúc gương mặt mà không cần dùng đến dao kéo. Nếu luyện tập đúng cách và thực hiện trong thời gian dài, người thực hiện sẽ nhận được một số lợi ích như: Gương mặt thon gọn hơn, ngũ quan thêm sắc nét, cải thiện tình trạng đau xương hàm, bệnh viêm xoang,….
Vậy liệu tập Mewing cằm lẹm có khắc phục được khuyết điểm này không? Câu trả lời chính là “CÓ”. Bởi vì, dựa theo nguyên tắc hoạt động của Mewing thì khi luyện tập, phần xương hàm dưới của người tập sẽ có xu hướng nâng lên cao đồng thời hướng ra phía trước. Thế nhưng, hiệu quả mang đến của kỹ thuật này lại không rõ ràng với hàm dưới như hàm trên. Hiệu quả làm rõ sống mũi, làm gọn gương mặt, “tiễn” nọng mặt,… của phương pháp này khiến nhiều bạn tin tưởng cũng chưa có bằng chứng xác thực rõ ràng.
Thay vào đó, tác dụng rõ ràng nhất của Mewing chính là hỗ trợ và cải thiện sức khỏe của đường hô hấp. Bởi vì khi thực hiện, bạn cần thở bằng mũi. Nhờ đó, thói quen xấu là thở bằng miệng của người tập được loại bỏ. Những hệ lụy của việc thở bằng miệng như: mệt mỏi, ngưng thở khi ngủ, các bệnh về phổi, chất lượng cuộc sống và công việc bị ảnh hưởng,… cũng được hạn chế.
Mặc dù, hiệu quả của việc tập Mewing để cải thiện cằm lẹm chưa được xác nhận. Thế nhưng, với những lợi ích của phương pháp này mang lại, bạn có thể thực hiện Mewing để gương mặt được cân đối hơn. Tình trạng mặt lệch, hàm hô, cằm bị lệch cũng không trở nên nghiêm trọng hơn. Các bước tập Mewing chính xác và hiệu quả nhất là:
Người khi mới bắt đầu tập Mewing sẽ cần thời gian để đặt lưỡi đúng và khiến hoạt động này trở thành thói quen. Nếu ở thời gian đầu luyện tập nhận thấy cơ ở má, xung quanh miệng bị mỏi hoặc hơi căng, điều này có nghĩa bạn đã tập đúng. Ngược lại, nếu nhận thấy những vị trí này bị đau thì có lẽ bạn đã thực hiện không đúng cách. Bạn cần quan sát và xem lại tư thế đặt lưỡi của mình.
Như vậy, các thông tin về kỹ thuật Mewing cằm lẹm đã được nêu rõ ở bài viết phía trên. Hy vọng nội dung được đề cập sẽ mang đến nhiều giá trị hữu ích cho quý độc giả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác cần được giải đáp, vui lòng để lại câu hỏi bên dưới bài viết hoặc liên hệ với Nha khoa DAISY qua hotline 19009009 bạn nhé!