Những trường hợp phải nhổ răng và lưu ý bạn cần biết
Logo
hotline
1900 9009
Hotline hỗ trợ 24/7
Time
T.Hai - C.Nhật
9AM - 8PM

Những trường hợp phải nhổ răng và lưu ý bạn cần biết

CHIA SẺ
Doctor

Được viết bởi: Huyền Trang vào ngày 08 tháng 07 năm 2022.

Tham vấn: Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Hoàng Thùy Nhiên

Nhổ răng là khái niệm quen thuộc trong dân gian và nghe khá đơn giản. Trong nha khoa, việc nhổ răng được chỉ định trong những trường hợp cần thiết. Bình thường, cách điều trị này không được khuyến khích vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng và cả cơ thể. Vậy những trường hợp nào được chỉ định và không chỉ định loại bỏ răng? Quy trình thực hiện diễn ra như thế nào? Cùng Nha khoa DAISY tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé!

Nhổ răng là gì?

Nhổ răng là một kỹ thuật nha khoa để loại bỏ răng thật. Nó được áp dụng cho các trường hợp gặp phải bệnh lý hoặc răng bị hư tổn không còn đảm bảo được chức năng vốn có. Thực chất đây là một tiểu phẫu. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ phải gây tê cho bệnh nhân và tiến hành các thao tác loại bỏ răng. Cả trong và sau khi thực hiện, cảm giác đau nhức là khó tránh khỏi đối với người bệnh.

Thông thường, để khắc phục bệnh lý răng miệng, bác sĩ nha khoa luôn ưu tiên việc chữa trị thay vì phải nhổ răng. Chỉ đến khi các phương án giữ răng không thể áp dụng hoặc không mang lại hiệu quả thì bác sĩ sẽ ra chỉ định loại bỏ răng.

Sau khi thực hiện, bệnh nhân được khuyên nên áp dụng phương pháp cấy ghép Implant để khôi phục lại răng đã mất. Vì nếu để tình trạng mất răng tồn tại lâu sẽ ảnh hưởng đến chức năng nhai của hàm và gây mất thẩm mỹ. Không những thế, mất răng còn gây ra các hậu quả nghiêm trọng do các bệnh lý răng miệng.

Nhổ răng là một kỹ thuật trong nha khoa để loại bỏ răng thật do các bệnh lý răng miệng hoặc răng hư tổn
Nhổ răng là một kỹ thuật trong nha khoa để loại bỏ răng thật do các bệnh lý răng miệng hoặc răng hư tổn

Những trường hợp được chỉ định nhổ răng

Thông thường, việc bảo tồn răng thật luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bác sĩ buộc phải chỉ định nhổ răng. Chỉ định được đưa ra dựa trên kết quả thăm khám tình trạng răng miệng phát hiện các vấn đề như sau:

Chỉ định tại chỗ

  • Răng bị mất hoàn toàn chức năng ăn nhai, không thể điều trị được nữa. Trường hợp này thường thấy là răng bị hỏng phần thân và chân răng.
  • Răng bị viêm nhiễm mãn tính, tái phát nhiều lần sau khi điều trị tủy. Từ đó gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể.
  • Bệnh lý răng miệng gây ra các biến chứng nặng như: Viêm xoang, viêm xương,…
  • Răng mọc ngầm, mọc lệch gây ảnh hưởng đến các răng xung quanh và sức khỏe.
  • Răng sữa đã đến thời điểm thay răng nhưng vẫn không rụng, cản trở răng vĩnh viễn mọc.
Răng mọc lệch, mọc ngầm gây ảnh hưởng đến sức khỏe thường được chỉ định nhổ bỏ
Răng mọc lệch, mọc ngầm gây ảnh hưởng đến sức khỏe thường được chỉ định nhổ bỏ

Nhổ răng theo yêu cầu phục hình răng

  • Nhổ răng để niềng răng cho các trường hợp răng mọc chen chúc, răng hô. Lúc này việc loại bỏ một chiếc răng nào đó trên khung hàm là cần thiết và phù hợp để tạo khoảng trống cho răng dễ di chuyển về đúng vị trí.
  • Răng bị lung lay không đảm bảo chức năng phải tiến hành loại bỏ để trồng lại.
Nhổ răng được chỉ định trong một số trường hợp niềng răng
Nhổ răng được chỉ định trong một số trường hợp niềng răng

Chỉ định tổng quát

  • Trường hợp phát hiện ổ nhiễm trên răng có nguy cơ gây viêm thận, viêm khớp, viêm nội tâm mạc. Khi đó bác sĩ yêu cầu phải loại bỏ răng và điều trị viêm để tránh ảnh hưởng.
  • Trong quá trình điều trị một khối u nào đó ở vùng mặt sẽ phải nhổ những răng ở vị trí đường đi của tia xạ.

Những trường hợp không chỉ định nhổ răng

Những trường hợp đang mắc phải một bệnh nào đó nếu nhổ răng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Do đó, bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không được loại bỏ răng trong các trường hợp cụ thể như sau:

Chống chỉ định tại chỗ

  • Người bệnh viêm lợi, viêm miệng cấp tính.
  • Người bệnh viêm khớp răng cấp tính.
  • Người bệnh viêm xoang cấp tính.

Tất cả những trường hợp bệnh viêm cấp tính này đều không được nhổ răng cho đến khi điều trị xong để tránh lây lan.

Bệnh nhân bị viêm lợi răng cấp tính không được nhổ răng
Bệnh nhân bị viêm lợi răng cấp tính không được nhổ răng

Chống chỉ định tạm thời

  • Bệnh nhân mắc các bệnh về rối loạn đông máu, tim mạch, tiểu đường không được nhổ răng vì dễ gây chảy máu không ngừng và nhiễm trùng. Các trường hợp bị dị ứng cần phải điều trị hết rồi mới thực hiện loại bỏ răng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Phụ nữ mang thai và đang trong thời kỳ kinh nguyệt không nên nhổ răng.
  • Bệnh nhân bị bệnh động kinh và tâm thần.
Phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nhổ răng
Phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nhổ răng

Chống chỉ định vĩnh viễn

  • Bệnh nhân bị ung thư bạch cầu được khuyến cáo không được tiểu phẫu vùng răng vì sẽ dễ bị nhiễm khuẩn và chảy máu.
  • Bệnh nhân đã điều trị tia X ở vùng mặt không được tiểu phẫu vùng răng vì sẽ dễ bị hoại tử xương hàm.

Quy trình nhổ răng diễn ra như thế nào?

Nhổ răng là một kỹ thuật không khó trong nha khoa nhưng rất quan trọng. Quá trình diễn ra phải đảm bảo đúng quy trình và thao tác kỹ thuật để đảm bảo an toàn. Thông thường, một ca tiểu phẫu vùng răng sẽ trải qua các bước như sau:

Thăm khám tổng quát vị trí răng cần nhổ

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quan tình hình sức khỏe răng miệng của bệnh nhân. Tiếp theo là chụp X – quang để xác định tình trạng và vị trí của răng cần điều trị. Nhờ đó, bác sĩ sẽ đánh giá được mức độ và lên phương án phù hợp nhất.

Bác sĩ cần thăm khám, chụp X-quang để đánh giá tình trạng răng của bệnh nhân
Bác sĩ cần thăm khám, chụp X-quang để đánh giá tình trạng răng của bệnh nhân

Vệ sinh răng miệng

Đây là bước rất quan trọng trước khi tiến hành tiểu phẫu vùng răng. Việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm trong quá trình nhổ răng. Bác sĩ sẽ sử dụng nước súc miệng chứa flour để làm sạch khoang miệng của bệnh nhân.

Gây tê vùng cần nhổ

Gây tê giúp cho bệnh nhân không cảm thấy đau đớn khi bác sĩ tiến hành loại bỏ răng. Việc gây tê sẽ tùy thuộc vào từng đối tượng người bệnh. Nếu bệnh nhân có sức khỏe bình thường thì chỉ cần gây tê tại vị trí nhổ răng. Còn những trường hợp khác phức tạp hơn sẽ phải gây tê vùng và gây tê tại chỗ.

Bác sĩ gây tê vùng cần nhổ
Bác sĩ gây tê vùng cần nhổ

Tiến hành nhổ răng

Đây là bước chính quan trọng nhất. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ y khoa chuyên dụng đã được khử khuẩn, vô trùng để tác động đến răng. Sau khi loại bỏ răng ra khỏi khung hàm, bác sĩ sẽ tiến hành khâu vết thương lại. Các trường hợp lựa chọn cấy ghép Implant để phục hình răng sẽ được tiến hành các bước tiếp theo.

Giá nhổ răng bao nhiêu tiền tại Nha khoa DAISY?

Giá nhổ răng được quy định dựa theo tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân và phòng khám nha khoa. Bảng giá nhổ răng tại Nha khoa DAISY được niêm yết từ đầu, cam kết không có phụ phí. Bạn có thể tham khảo như sau:

Nhổ Răng
Dịch vụ Đơn vị Giá
Nhổ răng chân răng, răng lung lay 1 răng 180.000 đ
Nhổ răng cửa R1-2-3 1 răng 460.000 đ
Nhổ răng nhiều chân R4-5 1 răng 750.000 đ
Nhổ răng nhiều chân R6-7 1 răng 1.100.000 đ
Tiểu phẫu răng khôn mọc thẳng 1 răng 920.000 đ
Tiểu phẫu răng khôn - Khó độ I 1 răng 1.780.000 đ
Tiểu phẩu răng khôn - Khó độ II 1 răng 2.300.000 đ
Tiểu phẩu răng khôn - Khó độ III 1 răng 3.600.000 đ
Tiểu phẩu răng khôn - Khó độ IV 1 răng 4.600.000 đ
Phẫu thuật cắt chóp răng 1 răng 2.800.000 đ
Phẫu thuật cắt chóp + trám ngược bằng MTA 1 răng 4.600.000 đ
Phẫu thuật bộc lộ răng ngầm 1 răng 2.800.000 đ
Phẫu thuật cắt xương vỏ độ I - Hỗ trợ chỉnh nha 1 răng 2.800.000 đ
Phẫu thuật cắt xương vỏ độ II - Hỗ trợ chỉnh nha 1 răng 5.500.000 đ
Tiểu phẫu bộc lộ giúp răng mọc 1 răng 460.000 đ
Phẫu thuật nang chân răng đơn giản 1 răng 3.600.000 đ
Phẫu thuật nang chân răng phức tạp 1 răng 6.400.000 đ
Tiểu phẫu chia chân 1 răng 1.800.000 đ
Tiểu phẫu điều chỉnh sống hàm, lối rắn đơn giản 1 răng 2.800.000 đ
Tiểu phẫu điều chỉnh sống hàm. Lối rắn phức tạp 1 răng 4.600.000 đ
Nhổ răng đã nội nha - Khó độ 1 (Phụ thu) 1 răng 340.000 đ
Nhổ răng đã nội nha - Khó độ 2 (Phụ thu) 1 răng 570.000 đ

Lưu ý trước và sau khi nhổ răng

Nhổ răng là một kỹ thuật đơn giản nhưng rất quan trọng. Khi thực hiện cần đảm bảo tuân thủ đúng theo quy trình. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý đến một số điều trước và sau khi thực hiện:

Những điều cần chuẩn bị trước khi tiểu phẫu vùng răng

  • Nếu bệnh nhân đang bị các bệnh lý như: Bệnh tim, tiểu đường, phụ nữ mang thai, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt cần báo với bác sĩ để được kiểm tra. Nếu sau quá trình thăm khám đủ điều kiện về sức khỏe thì bác sĩ sẽ ra chỉ định nhổ.
  • Bệnh nhân cần chuẩn bị tâm lý thoải mái, không nên quá lo lắng. Tâm lý căng thẳng khi thực hiện sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình thao tác của bác sĩ.
  • Trước khi nhổ, người bệnh cần ăn no vì sau khi thực hiện sẽ không được ăn uống để tránh gây ảnh hưởng tới vết thương.
Bệnh nhân cần tạo tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng
Bệnh nhân cần tạo tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng

Lưu ý chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng

  • Sau khi nhổ răng sẽ có các biểu hiện như: Chảy máu, sưng đau, há miệng khó khăn,…. Do vậy, bệnh nhân phải giữ chặt bông gòn hoặc gạc trong khoảng 30 phút đầu để ngăn chặn tình trạng chảy máu. Bạn có thể uống thêm thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Sau 24 giờ kể từ thời điểm hoàn thành loại bỏ răng, bệnh nhân súc miệng bằng nước muố, không đánh răng. Bạn có thể chườm lạnh giúp giảm sưng đau khó chịu ở vùng má.
  • Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân chú ý không tác động lên vết thương bằng bất cứ cách nào. Trong trường hợp nhận thấy các biểu hiện bất thường như: Tăng cường độ sưng đau, chảy máu liên tục,… thì bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
  • Không uống các loại đồ uống chứa cồn và chất kích thích sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi.
  • Người bệnh nên ăn các loại đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa. Tránh thức ăn cứng, dai, đồ uống quá nóng, quá lạnh vì sẽ tác động lên vết thương gây xước hoặc chảy máu.

Những lưu ý này tuy nhỏ nhưng có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình thực hiện và phục hồi sau khi tiểu phẫu răng. Do đó, bệnh nhân cần ghi nhớ và thực hiện thật tốt.

Người bệnh nên ăn các loại thức ăn mềm sau khi nhổ răng để tránh làm ảnh hưởng tới vết thương
Người bệnh nên ăn các loại thức ăn mềm sau khi nhổ răng để tránh làm ảnh hưởng tới vết thương

Nha khoa DAISY – Địa chỉ nhổ răng an toàn và uy tín

Hiện nay có rất nhiều phòng khám nha khoa thực hiện nhổ răng. Nha khoa DAISY là hệ thống nha khoa tiêu chuẩn Châu Âu mang đến dịch vụ tiểu phẫu răng uy tín, an toàn.

Rất nhiều người lo lắng khi nhổ răng sẽ bị đau. Tuy nhiên, tại Nha khoa DAISY có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, kỹ năng thành thạo giúp hạn chế tối đa cảm giác đau cho bệnh nhân.

Máy móc, thiết bị tại Nha khoa DAISY đều được nhập khẩu chính hãng từ Châu Âu. Từ đó đảm bảo tính chính xác cao trong việc thăm khám và điều trị. Quy trình điều trị diễn ra khép kín và đạt chuẩn an toàn của Bộ Y tế. Yêu cầu vô trùng, vô khuẩn luôn được đảm bảo. Từ đó ngăn chặn tình trạng lây nhiễm chéo trong quá trình điều trị.

Nha khoa DAISY - Địa chỉ nhổ răng uy tín, an toàn hiện nay
Nha khoa DAISY – Địa chỉ nhổ răng uy tín, an toàn hiện nay
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết về vấn đề nhổ răng để bạn tham khảo. Hãy gọi vào Hotline 1900 9009 nếu bạn có thêm thắc mắc nào khác cần giải đáp về vấn đề này nhé. Tất cả đều sẽ được tư vấn cụ thể, nhiệt tình bởi đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết liên quan
Nên đánh răng bao nhiêu lần một ngày
Nên đánh răng bao nhiêu lần một ngày? [Chuyên gia giải đáp]
 NGÀY ĐĂNG 07/12/2023
 15 XEM
Cách tháo máy tăm nước H2ofloss
Cách tháo máy tăm nước H2ofloss đơn giản chi tiết từ A-Z
 NGÀY ĐĂNG 06/12/2023
 24 XEM
Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách.
Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm
Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin !
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Chi Nhánh Ưu đãi
CHAT NGAY