Đau nhức răng làm gì hết là mối quan tâm của nhiều bạn đọc. Trước khi tìm hiểu nội dung này, bạn hãy cùng Nha khoa DAISY điểm qua một số nguyên nhân khiến răng bị đau nhức dưới đây:
Nếu bạn chưa biết nhức răng làm gì hết, tình trạng này sẽ ngày càng kéo dài. Theo đó, nó dẫn đến nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Cụ thể như:
Đau nhức răng là “cơn ác mộng” mà bạn sẽ không muốn gặp phải. Thế nhưng, nếu chẳng may gặp phải tình trạng này thì nhức răng làm gì hết? Cùng theo dõi 10 mẹo điều trị cơn khó chịu do đau răng tại nhà dưới đây bạn nhé!
Dùng nước muối để súc miệng sẽ giúp thuyên giảm cơn đau nhức răng nhanh chóng. Đây là phương án đầu tiên bạn nên thực hiện khi không biết nhức răng làm gì hết. Nước muối khi tràn qua từng kẽ răng có thể làm sạch mảng bám. Không chỉ thế, nước muối còn giúp giảm tình trạng sưng viêm. Đồng thời, nó giúp vết thương được lành nhanh chóng, cơn đau họng cũng được cải thiện.
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần pha dung dịch nước muối ấm với nồng độ vừa phải. Dùng nước muối để súc miệng khoảng 4 đến 5 lần mỗi ngày. Khi thực hiện đều đặn, cơn đau sẽ thuyên giảm nhanh chóng. Các mô mềm sẽ bớt sưng viêm, tình trạng viêm nướu, viêm nha chu cũng được cải thiện.
Thành phần chính của rượu là cồn. Đây là hoạt chất có khả năng sát khuẩn nên khi ngậm rượu, cảm giác đau nhức răng sẽ được cải thiện. Hơn nữa, mùi hôi trong khoang miệng cũng được thuyên giảm.
Bên cạnh rượu trắng, bạn cũng có thể dùng rượu cau hoặc rượu gấc. Những loại rượu này khi được dùng thường xuyên sẽ giúp cơn đau thuyên giảm nhanh chóng.
Chườm đá lạnh vào vùng nhức răng là cách được nhiều bạn lựa chọn. Hơi lạnh từ đá hay túi lạnh sẽ làm các dây thần kinh cảm giác bị tê liệt. Lưu lượng máu đến khu vực bị đau sẽ được hạn chế. Nhờ đó, cơn khó chịu do răng gây ra được thuyên giảm, kể cả là cơn đau do răng khôn mọc.
Lưu ý là bạn không nên để trực tiếp đá lạnh lên trên da vì như thế sẽ khiến da bị bỏng lạnh. Cách chữa nhức răng tương tự chườm đá lạnh khác bạn cũng có thể áp dụng như:
Những mẹo này được chuyên gia chỉ ra là có thể ngăn chặn tạm thời tín hiệu cảm thấy đau đến não bộ nhờ nhiệt độ thấp của viên đá.
Nhức răng làm gì hết? Lúc này, bạn có thể dùng gừng và tỏi. Tỏi có khả năng kháng khuẩn mạnh vì chứa một lượng lớn allicin. Cách dùng gừng và tỏi để giúp cơn đau cải thiện như sau:
Bạn cũng có thể xay nhuyễn vài lát gừng, 2 – 3 tép tỏi với 150ml nước lọc. Sau đó lấy nước cốt để súc miệng. Chỉ sau vài lần thực hiện, cơn khó chịu sẽ thuyên giảm dần. Lưu ý: Bạn nên giảm lượng tỏi hoặc pha loãng khi dùng với nước. Từ đó tránh việc quá nhiều tỏi khiến nướu bị kích ứng hoặc bị phỏng.
Khi bị đau nhức răng thì dùng thuốc giảm đau là phương án nhiều bạn lựa chọn. Tuy nhiên, để duy trì sức khỏe tổng thể, mọi người nên hạn chế lạm dụng thuốc hoặc tự ý mua mà không có kê đơn của bác sĩ. Nếu cơn đau ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, người bệnh có thể dùng Ibuprofen (Advil), Acetaminophen (Tylenol).
Lưu ý: Phụ huynh không được tự ý sử dụng Ibuprofen cho bé. Aspirin cũng không được khuyến khích sử dụng cho trẻ dưới 18 tuổi. Ngược lại, Paracetamol thì có thể được dùng cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.
Oxy già (Hydroperoxide) là dung dịch có khả năng kháng khuẩn hiệu quả. Chính vì vậy, bên cạnh việc được sử dụng để sát trùng vết thương, oxy già còn được dùng để chữa nhức răng.
Để áp dụng phương pháp này, bạn cần pha oxy già 3% và nước theo tỷ lệ 1:1. Sau đó, bạn dùng hỗn hợp thu được súc miệng trong 30 giây rồi nhổ bỏ. Súc miệng lại với nước nhiều lần để làm sạch dung dịch cũ trong khoang miệng.
Lưu ý: Phương pháp này không dùng cho trẻ nhỏ. Người bệnh tuyệt đối không được nuốt oxy già.
Bị nhức răng gì hết? Khi gặp tình trạng này, người xưa đã thử sử dụng cây đinh hương. Đây là một loại thảo mộc có chứa lượng lớn Eugenol. Đây là hoạt chất có khả năng gây tê tự nhiên. Do đó, không chỉ giúp giảm đau răng, loại cây này còn ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm nướu, răng hiệu quả.
Cách dùng đinh hương rất đơn giản. Bạn chỉ cần dùng bông gòn thấm vào tinh dầu của loại cây này và đặt lên vị trí răng bị đau. Trong trường hợp không có tinh dầu, bạn có thể nhai trực tiếp đinh hương phơi khô ở vùng răng bị nhức trong khoảng 30 phút. Đinh hương khô khi được nhai cũng sẽ tiết ra tinh dầu có chứa hoạt chất giúp giảm cơn khó chịu, đau nhức ở răng.
Uống trà bạc hà khi nhức răng cũng là cách được người xưa áp dụng. Bởi vì, bạc hà có khả năng làm dịu cơn đau nhờ khả năng gây tê rất tốt. Loại lá này cũng được sử dụng như một hoạt chất ngăn ngừa hôi miệng và kháng viêm hiệu quả.
Cách nấu trà bạc hà không quá phức tạp. Trước tiên, bạn chỉ cần cho bạc hà khô ngâm trong nước sôi khoảng 20 phút. Khi nước nguội, bạn có thể uống hoặc dùng nước để súc miệng. Đặc biệt, túi trà bạc hà còn ấm có thể dùng đắp lên chiếc răng đang khó chịu để cơn đau thuyên giảm.
Nếu không thích uống trà, bạn có thể thử thấm bông gòn vào tinh dầu bạc hà rồi đặt lên vị trí răng bị đau. Cách này cũng sẽ mang lại hiệu quả tốt khi mọi người không thích uống trà bạc hà.
Bạn có thể sẽ thấy lạ khi nghe cỏ xạ hương cũng có thể chữa đau nhức răng. Nhờ chứa hoạt chất thymol, cỏ xạ hương hay thyme có khả năng chống nấm và sát trùng tốt. Cách dùng cỏ xạ hương như sau:
Nha đam hay lô hội là cái tên vô cùng quen thuộc trong lĩnh vực y khoa. Loại cây này được sử dụng để làm dịu vết thương ngoài da cũng như làm lành vết bỏng hiệu quả. Bên cạnh 2 công dụng nổi bật này thì nha đam còn có thể làm dịu, làm sạch vị trí nướu bị sưng.
Gel lô hội cũng được chuyên gia chỉ ra là có khả năng tiêu diệt vi khuẩn như một chất kháng khuẩn tự nhiên. Để trị nhức răng, bạn chỉ cần cho gel lô hội vào vị trí răng bị đau và massage nhẹ nhàng đến khi cơn nhức răng thuyên giảm.
Những phương pháp phía trên được nhiều bạn áp dụng để làm dịu cơn đau nhức ở răng. Tuy nhiên, các mẹo trên chỉ mang tính tạm thời mà không thể làm cơn đau nhức răng chấm dứt triệt để.
Để ngăn chặn tình trạng răng bị ê buốt, đau nhức thì phương án tốt nhất là đến nha khoa. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ xác định chính xác tình trạng răng miệng hiện tại của bạn. Nhờ đó, phương pháp điều trị sẽ được xây dựng tối ưu và hiệu quả cho từng người.
Đau nhức răng là triệu chứng không ai muốn gặp phải. Do đó, để tránh răng bị tổn thương, gây ra nhiều cơn khó chịu thì bạn cần lưu ý đến một số vấn đề dưới đây:
Hy vọng bài viết trên giúp bạn có câu trả lời cho thắc mắc “nhức răng làm gì hết?”. Nếu cần đặt lịch thăm khám, đừng ngại kết nối với đội ngũ chuyên gia tại Nha khoa DAISY qua hotline 19009009 bạn nhé!