Răng bị thụt vào trong được xem là một trong các dạng sai lệch khớp cắn. Đây là hiện tượng 1, nhiều hay toàn răng trên cung hàm không mọc thẳng đứng mà có xu hướng thụt vào bên trong. Hàm trên là phần hàm thường gặp phải tình trạng này (móm).
Mức độ răng thụt vào trong ở mỗi người sẽ không hoàn toàn giống nhau. Trong trường hợp chỉ có ít răng bị thụt vào trong và mức độ thụt vào không rõ ràng, người đối diện sẽ không dễ nhận thấy hiện tượng này. Tuy nhiên, răng thụt vào trong nghiêm trọng, sự tương quan về khớp cắn giữa hai cung hàm bị mất. Hàm dưới mọc chìa ra ngoài do phát triển quá mức hoặc răng cửa bị thụt vào trong quá nhiều.
Khi răng chỉ bị thụt vào trong nhẹ, khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều. Tuy nhiên, tình trạng này ở mức độ nặng thì sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy. Người bệnh không thể ăn nhai thức ăn như thông thường. Khớp cắn có thể bị đau nhức khi ăn uống, giao tiếp. Khi kéo dài, hiện tượng này sẽ khiến men răng bị mài mòn. Nhóm răng cửa có nguy cơ bị gãy mẻ cao.
Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng răng bị thụt vào trong có thể kể đến như:
Răng bị thụt vào trong có đẩy ra được không? Tình trạng răng mọc lệch vào trong có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân. Để khắc phục, mọi người truyền tai nhau phương pháp dân gian sử dụng lưỡi hoặc tay để đẩy răng.
Đối với người trưởng thành, khi răng và xương hàm đã phát triển hoàn toàn thì phương pháp này gần như là không có hiệu quả. Trong trường hợp cố gắng dùng tay hoặc lưỡi đẩy thì răng có thể bị đau nhức. Răng dễ bị lung lay và hàm có nguy cơ bị xô lệch.
Đối với trẻ em, phương pháp trên có thể mang lại hiệu quả. Bởi vì lúc này, răng và xương hàm của con vẫn chưa phát triển hoàn toàn. Việc tác dụng lực từ lưỡi hoặc tay lên xương hàm có thể giúp răng dịch chuyển. Tuy nhiên, việc tự đẩy răng tại nhà có thể dẫn đến nhiều hệ lụy. Nếu không kiểm soát được lực ở tay, răng của bé có thể bị lệch lạc nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, nguy cơ khoang miệng nhiễm khuẩn do tay không vệ sinh sạch cũng rất cao.
Hiện nay, rất nhiều phương pháp giúp khắc phục hiện tượng răng bị thụt vào trong. Tùy mức độ khớp cắn bị sai lệch ở từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định kỹ thuật điều trị phù hợp. Một số cách khắc phục được thực hiện phổ biến là:
Bọc răng sứ là kỹ thuật nha khoa giúp khắc phục tình trạng răng bị thụt vào nhanh chóng. Khi thực hiện, nha sĩ sẽ tiến hành mài một lớp nhỏ trên bề mặt răng. Sau đó chụp mão sứ được chế tác với tỷ lệ chuẩn xác lên trên. Chỉ sau 2 lần hẹn, bạn sẽ sở hữu hàm răng trắng sáng, đều đặn như răng thật. Tính thẩm mỹ cũng như khả năng ăn nhai cũng được khôi phục.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Đối với trường hợp răng bị thụt vào trong không quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện hàn trám răng thẩm mỹ. Ở kỹ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám chuyên dụng để gắn lên trên răng. Vật liệu trám được tạo hình tương đồng với mô răng thật. Do đó, hiện tượng răng mọc không đều được cải thiện.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Răng bị thụt vào trong có thể do cấu trúc xương hàm. Đối với trường hợp này, phương án tối ưu bác sĩ chỉ định bạn thực hiện là phẫu thuật chỉnh hàm. Khi tiến hành, phần xương hàm bị lệch sẽ được điều chỉnh, đưa về vị trí đúng chuẩn. Sau đó, xương được cố định bằng nẹp vít để thêm phần chắc chắn.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Trong nha khoa, bác sĩ luôn ưu tiên các phương pháp có thể bảo tồn mô răng tối đa. Trong trường hợp răng bị thụt vào trong do răng thì chỉnh nha là phương án chuyên gia khuyến khích bạn lựa chọn.
Để bắt đầu, bác sĩ sẽ gắn hệ thống dây cung, mắc cài lên trên răng. Lực từ bộ khí cụ phát ra sẽ giúp răng dịch chuyển đến đúng vị trí trên cung hàm. Kỹ thuật niềng răng không mắc cài cũng hoạt động với cơ chế tương tự.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Như vậy, rất nhiều phương pháp giúp khắc phục tình trạng răng bị thụt vào trong. Tùy nguyên nhân và mức độ từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh cách điều trị phù hợp. Cụ thể như:
Có khá nhiều cách điều trị tình trạng răng thụt vào trong mức độ nhẹ và trung bình. Điển hình như: Niềng răng, bọc răng sứ, dùng dụng cụ mở rộng hàm,…
Trong các kỹ thuật trên thì chỉnh nha được xem là phương án tối ưu nhất. Bởi vì, niềng răng là phương pháp không xâm lấn đến mô răng thật. Hơn nữa, hiệu quả mang lại cũng rất lâu dài. Đối với trẻ nhỏ hoặc người không có khiếm khuyết nào khác về răng thì đây sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất.
Kỹ thuật bọc răng sứ sẽ giúp hồi phục tính thẩm mỹ của răng nhanh chóng. Thế nhưng, phương pháp này cần xâm lấn đến mô răng thật. Do đó, nếu không có nhu cầu cần phục hình tính thẩm mỹ trong thời gian ngắn thì đây không phải là sự lựa chọn tối ưu.
Dụng cụ hàm cũng được sử dụng để đẩy răng ra ngoài. Thế nhưng, kỹ thuật này chỉ dành cho người bị lệch khớp cắn mức độ nhẹ. Đối với trường hợp răng bị lệch hơi trung bình thì hiệu quả mang lại không rõ ràng.
Răng bị thụt vào trong sẽ được phân là do răng, do cấu trúc xương hàm hoặc cả hai. Đối với tình trạng này thì bọc răng sứ không thể thực hiện. Hai kỹ thuật bạn có thể lựa chọn là niềng răng, phẫu thuật chỉnh hàm hoặc áp dụng cả hai.
Trong trường hợp răng bị thụt vào trong nghiêm trọng nhưng là do răng mọc lệch thì chỉnh nha vẫn có thể khắc phục hiệu quả. Nếu răng trên cung hàm mọc đều nhưng bị thụt vào trong là do xương hàm, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để đưa toàn bộ cung hàm về vị trí chuẩn.
Khi răng thụt vào trong là do cả răng lẫn xương hàm, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật chỉnh hàm trước. Sau đó là kết hợp niềng răng. Đây được xem là phương pháp điều trị tình trạng khớp cắn bị sai lệch nghiêm trọng hiệu quả nhất hiện nay.
Được đông đảo khách hàng gửi gắm niềm tin, Nha khoa DAISY tự tin là địa chỉ chỉnh nha, phục hình răng uy tín nhất bạn nên lựa chọn. Những ưu điểm của phòng khám có thể kể đến như:
Răng bị thụt vào trong ảnh hưởng rất nhiều đến tình thẩm mỹ cũng như gương mặt của người sở hữu. Hy vọng bài viết trên sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích để khắc phục tình trạng này. Nếu cần được tư vấn, kiểm tra tình trạng răng miệng, bạn hãy gọi ngay đến Nha khoa DAISY qua hotline 19009009 để được hỗ trợ nhé!