Có thể bạn quan tâm:
Trong quá trình phát triển, răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn khi bạn ở độ tuổi nhất định. Thế nhưng, khác với những chiếc răng khác, răng số 7 chỉ xuất hiện một lần duy nhất trên cung hàm. Cùng Nha khoa DAISY tìm hiểu chi tiết hơn về chiếc răng này ở nội dung tiếp theo đây bạn nhé!
Răng số 7 là chiếc răng giữ vai trò quan trọng trong hệ hàm. Đây là những chiếc răng thuộc nhóm răng hàm, còn được gọi là răng cối. Trên cung hàm, răng nằm giữa hai răng, răng số 6 và số 8. Trong trường hợp răng số 8 (răng khôn) chưa xuất hiện thì răng số 7 sẽ là chiếc răng nằm cuối cùng trên cung hàm.
Xem thêm: Răng vĩnh viễn có bao nhiêu cái? Chức năng của từng chiếc
Trong quá trình phát triển của mỗi người, răng số 7 chỉ mọc duy nhất một lần. Do đó, răng không trải qua quá trình thay răng sữa như những chiếc răng ở vị trí khác (trừ răng khôn). Những chiếc răng cối số 2 này thường mọc khi bé gần kết thúc quá trình thay răng sữa, khoảng 12 – 13 tuổi. Khi răng mọc hoàn toàn, mỗi cung hàm sẽ có 2 chiếc răng. Trên hai cung hàm sẽ có tổng cộng 4 chiếc răng số 7.
Răng số 7 giữ vai trò quan trọng trong việc ăn nhai nhưng chỉ mọc duy nhất 1 lần. Do đó, để duy trì sức khỏe răng miệng, bạn cần chú ý, quan tâm đến chiếc răng này. Tránh để răng bị tổn thương hoặc bị mất, khiến khả năng ăn nhai suy giảm.
Răng số 7 thuộc nhóm răng hàm. Do đó, răng sẽ có hình dáng lớn hơn những chiếc răng khác, số chân răng và ống tủy cũng nhiều hơn. Thông thường, răng cối số 2 hàm trên sẽ có 3 chân răng, răng ở hàm dưới thường sẽ có 2 chân răng. Mỗi răng thường sẽ có từ 3 ống tủy trở lên.
Nhiều trường hợp đặc biệt, chiếc răng này có thể có số chân và ống tủy nhiều hơn bình thường. Do đó, khi răng bị tổn thương, quá trình điều trị sẽ phức tạp và kéo dài hơn.
Tìm hiểu thêm: Răng hàm có thay không?
Răng số 7 là chiếc răng giữ vai trò chính trong việc ăn nhai. Khi thực phẩm đưa vào miệng, chiếc răng này và răng số 6 của hai hàm sẽ nhai, nghiền nhỏ thức ăn. Enzym trong nước bọt cùng những mảnh nhỏ thức ăn này sẽ trộn đều vào nhau. Do đó, khi đi xuống đường tiêu hóa sẽ giúp dạ dày dễ dàng chuyển đổi, tạo ra chất dinh dưỡng cho cơ thể. Chiếc răng cối số 2 này là những chiếc răng nhai chính. Vậy có trường hợp nào cần loại bỏ chiếc răng này không?
Nha sĩ chỉ định nhổ bỏ răng cối số 2 nếu răng gặp phải một trong những tình trạng sau:
Trước khi loại bỏ răng cối số 2, nha sĩ sẽ gây tê cục bộ nên bạn sẽ không cảm thấy đau. Khi thuốc tê tan hết, vị trí răng vừa được nhổ sẽ khá ê nhức. Thế nhưng tình trạng này sẽ thuyên giảm 2 – 3 ngày sau đó. Tình trạng lợi ở khu vực này sẽ bị sưng cũng sẽ khỏi sau 3 – 5 ngày.
Gợi ý đọc thêm: Sau khi nhổ răng bao lâu thì trồng Implant?
Răng số 7 là những chiếc răng giữ vai trò quan trọng, quyết định khả năng ăn nhai của hệ hàm. Trong trường hợp bị mất răng do gãy, vỡ hoặc bị nhổ do các bệnh lý răng miệng, sức khỏe răng miệng và tổng thể sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều. Cụ thể như:
Tìm hiểu ngay: Răng số 3 là răng nào? Mất có ảnh hưởng gì không?
Có thể thấy, răng số 7 bị mất sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể. Để ngăn chặn những hệ lụy này, nha sĩ thường chỉ định thực hiện các phương pháp nha khoa phù hợp để khôi phục răng. Dưới đây là 3 phương pháp giúp bảo tồn và phục hồi răng bạn có thể tham khảo:
Bọc răng sứ là kỹ thuật chụp mão sứ lên trên trụ răng gốc. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp răng số 7 bị sâu răng nặng, thân răng không thể phục hình bằng cách hàn trám thông thường. Bọc sứ răng số 7 sẽ giúp bảo tồn răng gốc nhiều nhất có thể. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ mài một lớp nhỏ trên răng. Tiếp đó, mão sứ được gắn lên trên trụ răng gốc này, khôi phục răng cối số 2 bị mất.
Cầu răng sứ cũng là kỹ thuật có thể khôi phục răng số 7. Đây là phương pháp dùng cầu răng gồm 3 thân răng đặt lên trên hai răng gốc kề cận răng bị mất. Hai chiếc răng kề cận răng cối số 2 sẽ có chức năng làm trụ đỡ. Do đó, để thực hiện phương pháp này, hai chiếc răng kề răng bị mất không gặp phải bệnh lý răng miệng nào và phải thật chắc khỏe.
Trên thực tế, kỹ thuật này ít được nha sĩ chỉ định vì:
Cấy ghép Implant là kỹ thuật khôi phục răng bị mất hiện đại và hiệu quả nhất hiện nay. Chiếc răng giả này có 3 phần: trụ Implant, khớp nối Abutment và mão sứ. Khi được đặt vào xương hàm, chiếc răng này không chỉ giúp duy trì khả năng ăn nhai mà còn giúp tăng cao tính thẩm mỹ của gương mặt.
Đặc biệt, phương pháp này có thể khắc phục tình trạng tiêu xương hàm và xô lệch khớp cắn. Răng giả đứng độc lập ở vị trí răng số 7 nên không cần những răng khác làm trụ đỡ. Tuổi thọ của răng Implant cũng rất cao, khoảng từ 15 – 20 năm tùy từng dòng trụ. Nếu được chăm sóc đúng cách, răng có thể được dùng mãi mãi.
Xem ngay: Nên làm cầu răng hay Implant? Cách nào tốt hơn?
Răng số 7 là chiếc răng giữ vai trò quan trọng trong việc ăn nhai. Do đó, nếu không may răng bị mất, bạn cần đến cơ sở nha khoa uy tín để được phục hình răng. Hiện nay, được nhiều khách hàng tin tưởng, lựa chọn, Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ là địa chỉ thẩm mỹ răng miệng bạn có thể an tâm gửi gắm niềm tin.
Bài viết trên đã tổng hợp một số thông tin của răng số 7 cũng như những kỹ thuật giúp khôi phục răng bị mất. Hy vọng mang đến nhiều giá trị hữu ích cho quý độc giả. Nếu bạn còn câu hỏi nào khác, liên hệ ngay với Nha khoa DAISY qua Hotline 19009009 hoặc đặt lịch hẹn TẠI ĐÂY để được chuyên gia giải đáp nhé!