Răng sữa không rụng không phải là tình trạng hiếm gặp. Thế nhưng, đây lại là một trong những hiện tượng bất thường trong quá trình hình thành và phát triển của con người. Theo chuyên gia, có hai nguyên nhân dẫn đến trường hợp này. Đó là:
Nguyên nhân phổ biến khiến răng sữa không rụng chính là vì mầm răng vĩnh viễn không tồn tại. Hiện tượng này đã được các chuyên gia nghiên cứu và kiểm chứng.
Thông thường, khi bé khoảng 6 tuổi thì quá trình thay răng sẽ diễn ra. Mầm răng vĩnh viễn dần nhú lên, khiến chân răng sữa tiêu biến và đẩy chúng ra ngoài. Từ đó dẫn đến việc răng sữa bị rụng, răng vĩnh viễn mọc lên ở vị trí ấy.
Thế nhưng, do bẩm sinh mà nhiều bé không có mầm răng vĩnh viễn. Chính vì vậy, khi trẻ ngày càng phát triển thì răng sữa vẫn không rụng vì không có lực tác động nào lên chúng. Những chiếc răng sữa này có thể tồn tại đến lúc bạn trưởng thành.
Hiện tượng này vốn là do bẩm sinh nên bạn không thể chủ động phòng tránh. Để xử lý, bố mẹ nên cho trẻ đến cơ sở nha khoa để được thăm khám. Tùy vào tình trạng răng miệng cụ thể của các em mà bác sĩ sẽ tư vấn phương án điều trị phù hợp.
Răng vĩnh viễn bị mọc lệch cũng là lý do khiến răng sữa không rụng. Dựa trên kết quả của nhiều cuộc khảo sát thì đây là tình trạng xảy ra khá phổ biến. Vì răng vĩnh viễn mọc bất thường nên sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình thay răng sữa.
Đối với trường hợp này thì mầm răng vĩnh viễn có xu hướng mọc nghiêng ra phía ngoài chứ không mọc thẳng. Bởi vì mọc lệch nên răng sữa sẽ không chịu tác động. Răng sẽ giữ nguyên vị trí trên cung hàm, không bị đẩy ra bên ngoài như thông thường. Khi tình trạng này kéo dài thì răng vĩnh viễn sẽ xuất hiện cùng với răng sữa. Vì trên cung hàm không có đủ khoảng trống nên sẽ dẫn đến việc các răng mọc chen chúc nhau. Răng khấp khểnh, không đều làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ khuôn mặt của các em.
Có khá nhiều ý kiến khác nhau về việc răng sữa không rụng tồn tại trong bao lâu. Trên thực tế, kể cả khi răng không rụng vẫn sẽ có thời gian tồn tại nhất định.
Mặc dù, răng sữa mọc chắc chắn, không tự rụng xuống là hiện tượng bất thường, trái với cơ chế tự nhiên. Thế nhưng, điều này không có nghĩa răng sữa sẽ ở trên cung hàm vĩnh viễn. Răng sữa có phần chân khá yếu, không giống với răng răng vĩnh viễn. Hơn nữa, chân răng sữa không quá sâu, nên sẽ tự rụng đi sau một thời gian.
Thông thường, răng sữa sẽ tự rụng khi bạn khoảng 18 tuổi, ngay cả khi không chịu bất kỳ sự tác động nào. Nếu răng sữa rụng mà không có răng vĩnh viễn thay thế sẽ khiến cung hàm xuất hiện khoảng trống. Việc này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai của bạn. Tình trạng mất răng kéo dài còn có thể gây ra hiện tượng tiêu xương hàm.
Tóm lại, răng sữa không được thay cũng sẽ tự rụng khi bạn khoảng 18 tuổi. Dù không tồn tại mãi mãi nhưng tình trạng này vẫn có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu. Do đó, để tránh sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể bị ảnh hưởng, bạn nên cho trẻ đến gặp nha sĩ khi nhận thấy răng sữa của con không rụng dù đã qua thời điểm thay răng.
Răng sữa không ở trên cung hàm vĩnh viễn. Khi bạn khoảng 18 tuổi thì chiếc răng sữa này cũng sẽ bị rụng xuống. Thế nhưng, trong trường hợp răng sữa không rụng nhưng răng vĩnh viễn lại xuất hiện thì sẽ như thế nào? Cùng tiếp tục theo dõi nội dung dưới đây để tìm câu trả lời bạn nhé!
Khi răng sữa không mất đi, răng vĩnh viễn lại xuất hiện thì sẽ bị mọc lệch. Tình trạng này xảy ra khi chân răng sữa còn chắc chắn, chưa bị lung lay. Mầm răng vĩnh viễn không thể đẩy răng sữa ra ngoài nên răng không có vị trí để xuất hiện. Dẫn đến tình trạng răng mọc lệch, không đúng vị trí như thông thường.
Hiện tượng này đôi khi không chỉ khiến 1 răng vĩnh viễn mọc lệch mà còn có thể ảnh hưởng đến nhiều răng. Từ đó khiến răng trên cả cung hàm mọc lệch lạc so với vị trí ban đầu.
Khi răng vĩnh viễn mọc lệch do răng sữa không rụng thì nguy cơ gặp phải các bệnh lý răng miệng cũng tăng cao. Răng vĩnh viễn mọc không đúng vị trí, chìa ra ngoài hoặc xỉa vào trong có thể sẽ chạm vào nướu, lưỡi. Dẫn đến tình trạng những phần mô mềm này bị tổn thương, gây đau nhức.
Hơn nữa, răng vĩnh viễn cùng răng sữa mọc khấp khểnh sẽ làm thức ăn dễ bị kẹt lại trên răng. Quá trình vệ sinh răng miệng sẽ trở nên khó khăn hơn, nhất là đối với các bé vẫn còn nhỏ. Mảnh vụn thức ăn không được loại bỏ sẽ là điều kiện thuận lợi vi khuẩn tích tụ, sinh sôi. Chúng sẽ tấn công vào răng, làm sâu răng hoặc gây sưng, viêm. Đôi khi, cách phát âm của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng nếu những bệnh lý răng miệng này không được điều trị.
Nếu răng vĩnh viễn mọc lúc răng sữa chưa rụng thì tính thẩm mỹ của khuôn mặt cũng có thể bị ảnh hưởng. Răng sữa và răng vĩnh đều có mặt nhưng trên cung hàm không có đủ khoảng trống. Các răng sẽ phải mọc chen chúc nhau, có răng còn chìa hẳn ra phía ngoài. Hơn nữa, kích thước của các răng không đều, tạo cảm giác lộn xộn khi nhìn chính diện lẫn góc nghiêng. Thế nên làm tính thẩm mỹ của gương mặt bị suy giảm. Nhiều bé cảm thấy không tự tin khi có hàm răng như vậy. Các con sẽ ngại ngùng, ngại giao tiếp với người khác. Từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Từ nội dung được đề cập phía trên, bạn có thể nhận thấy những ảnh hưởng không tốt của việc răng sữa không rụng. Thế nhưng, bạn không nên quá lo lắng. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ nha khoa, tình trạng trên sẽ được khắc phục một cách hiệu quả, nhanh chóng. Phương án xử lý sẽ dựa vào độ tuổi, cụ thể như:
Đối với trường hợp răng sữa của bé không rụng thì nha sĩ sẽ xử lý như sau:
Rất nhiều bạn ở độ tuổi trưởng thành mà răng sữa vẫn không rụng. Hiện tượng này cũng xảy ra khá phổ biến. Tương tự như đối với trẻ em, nha sĩ sẽ dựa vào tình trạng răng miệng hiện tại của khách hàng để đưa ra phương án khắc phục phù hợp.
Sau khi chụp X-quang, nếu phát hiện không có mầm răng vĩnh viễn hoặc răng vĩnh viễn mọc ngầm thì nha sĩ đều sẽ tiến hành nhổ bỏ răng sữa. Tiếp đến thực hiện tiểu phẫu, gắp răng vĩnh viễn ra ngoài (đối với tình trạng răng mọc ngầm). Đợi khi vết thương lành lại thì sẽ tiến hành cấy ghép Implant. Đây là phương pháp nha khoa giúp khôi phục răng tối ưu nhất hiện nay. Hiện nó được sử dụng nhiều cho các trường hợp bị không có răng vĩnh viễn.
Đối với trường hợp răng sữa không rụng khiến nhiều răng trên cung hàm mọc lệch lạc, chen chúc nhau thì sau khi nhổ răng sữa, nha sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện niềng răng. Mục đích di chuyển răng mọc lệch về đúng vị trí trên cung hàm. Nhờ đó khôi phục khả năng ăn nhai, đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ của khuôn mặt.
Như vậy, nguyên nhân và hệ quả của việc răng sữa không rụng đã được nêu rõ ở nội dung phía trên. Để sở hữu hàm răng đều đẹp, bạn cần tìm cách xử lý trường hợp này càng sớm càng tốt. Là hệ thống nha khoa tiêu chuẩn Châu Âu, Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ là địa chỉ giúp khắc phục tình trạng răng sữa mãi không rụng một cách hiệu quả. Bởi vì:
Hy vọng những thông tin trên đây giúp bạn có thêm cái nhìn khách quan về hiện tượng răng sữa không rụng. Để có được hàm răng đều đặn cùng nụ cười như ý, bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín thăm khám khi nhận thấy răng sữa trải qua quá trình thay răng mà vẫn không rụng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, liên hệ ngay với Nha khoa DAISY qua Hotline 19009009 để được chuyên gia giải đáp bạn nhé!