Có thể bạn quan tâm:
Khi lựa chọn phương pháp cấy ghép răng giả, khách hàng cần đợi ít nhất 6 tuần để vị trí gắn trụ Implant được lành thương. Trong quá trình này, nha sĩ sẽ tiến hành sử dụng răng tạm trên Implant. Vậy hàm tạm trên Implant là gì?
Răng tạm hay hàm tạm trên Implant là giải pháp giúp khôi phục răng tạm thời trong thời gian đợi trụ Implant tích hợp với xương. Nó có chức năng hỗ trợ khả năng ăn nhai, đồng thời mang lại tính thẩm mỹ cho khuôn mặt.
Độ bền của hàm tạm thời trên Implant thường không cao. Do đó, khách hàng cần chú ý đến chế độ ăn uống để hạn chế sự tổn thương vị trí cấy ghép răng giả.
Theo chuyên gia, tốt nhất người bệnh không nên sử dụng răng tạm trên Implant. Mục đích nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra như làm chậm quá trình lành thương, gây áp lực lên mô nướu. Đối với trường hợp mất răng toàn hàm hoặc răng cửa, hàm tạm trên Implant sẽ là biện pháp khắc phục phù hợp. Vì thế, để việc cấy ghép Implant đạt hiệu quả cao, bạn nên lắng nghe chỉ định của nha sĩ để quyết định có nên sử dụng răng tạm hay không.
Xem thêm: Top 8 trụ Implant Hàn Quốc tốt được ưa chuộng nhất hiện nay
Răng tạm trên Implant là giải pháp hữu hiệu giúp bù đắp vị trí răng bị trống trên cung hàm. Nhờ đó hồi phục khả năng ăn nhai và mang lại thẩm mỹ cho người dùng. Thế nhưng, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà nha sĩ sẽ chỉ định bạn có nên sử dụng hàm tạm trên Implant hay không. Vậy khi nào nên đeo răng tạm thời và cần đeo trong bao lâu? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong nội dung dưới đây nhé!
Sử dụng răng tạm trên Implant là việc khá cần thiết. Thế nhưng, tùy vào từng trường hợp mà nha sĩ sẽ chỉ định nên hoặc không nên đeo hàm. Dưới đây là một số trường hợp cần sử dụng hàm tạm trên Implant:
Tìm hiểu thêm: Trồng răng cửa giá bao nhiêu?
Thời gian sử dụng răng tạm trên Implant sẽ phụ thuộc vào thời gian lành thương để gắn mão sứ. Thông thường, quá trình đeo hàm sẽ kéo dài khoảng 6 tuần đến vài tháng. Trong một số trường hợp đặc biệt, người dùng cần sử dụng răng tạm thời lâu hơn. Cụ thể là trong trường hợp quá trình tích hợp xương diễn ra chậm, kéo dài hơn dự tính. Thời gian đợi lành thương hoàn toàn có thể lên đến 1 năm. Do đó, trong giai đoạn này, khách hàng cần đeo hàm tạm trên Implant cho đến khi vị trí đặt trụ Implant đủ điều kiện gắn mão sứ.
Gợi ý đọc thêm: Tìm hiểu trụ Implant Kontact có tốt không? Giá bao nhiêu?
Hiện nay có 2 loại răng tạm trên Implant được sử dụng phổ biến. Đó là hàm tạm tháo lắp và hàm tạm cố định. Tùy vào đặc điểm cấu tạo mà mỗi loại sẽ có ưu, nhược điểm khác nhau. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng răng của người dùng để đưa ra gợi ý loại răng tạm phù hợp.
Răng tạm trên Implant có cánh là loại răng được sử dụng bằng cách dán vào mặt trong của răng kề bên. Chính nhờ thiết kế này, hàm tạm có cánh dán mang lại tính thẩm mỹ cao cho người dùng. Loại răng tạm này thường được nha sĩ sử dụng khi người bệnh mất 1 – 3 răng. Đặc biệt là phục hình ở vị trí răng cửa.
Ngoài ra, trong trường hợp mất răng lâu năm, hàm tạm có cánh dán cũng được bác sĩ chỉ định sử dụng. Khi răng bị mất lâu ngày, tình trạng tiêu xương sẽ diễn ra. Do đó, sử dụng răng tạm có cánh là phù hợp nhất. Quá trình đeo răng tạm có cánh dán rất nhanh chóng. Thời gian thực hiện chỉ mất tầm 15 – 30 phút.
Răng tạm cố định trên Implant thường được chỉ định dùng trong trường hợp mất một răng, nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm. Thế nhưng, loại hàm tạm này chỉ được dùng khi xương hàm đủ thể tích, khối lượng và có chất lượng tốt. Khi xương hàm đủ điều kiện, nha sĩ sẽ tiến hành gắn răng tạm trên những trụ Implant mới cấy.
Sau khi Implant tích hợp hoàn toàn với xương hàm, hàm tạm cố định trên Implant sẽ được tháo xuống. Răng tạm sẽ được thay thế bởi mão sứ cố định phù hợp với cấu tạo của trụ Implant. Thời gian thực hiện gắn hàm tạm cố định trên Implant kéo dài khoảng 15 – 30 phút.
Răng tạm tháo lắp trên Implant thường được sử dụng đối với trường hợp mất nhiều răng hoặc toàn hàm. Tình trạng mất nhiều răng xen kẽ cũng có thể được nha sĩ chỉ định dùng loại hàm tạm này.
Răng tạm tháo lắp sẽ làm người dùng cảm thấy khá cồng kềnh và hơi vướng víu. Người bệnh sẽ cần thời gian để có thể thích nghi với loại hàm này.
Thế nhưng, vì răng tạm tháo lắp được làm bằng nhựa nên khách hàng có thể tránh được tình trạng đè lên mô ghép. Từ đó hạn chế ảnh hưởng không tốt đến quá trình lành thương của vị trí cấy ghép Implant. Thời gian gắn răng tạm có thể kéo dài từ 30 – 45 phút.
Xem ngay: Giới thiệu sơ lược về Implant Mis C1 và giá cả
Răng tạm trên Implant có tuổi thọ khá ngắn. Do đó, độ bền của hàm sẽ không tốt bằng mão răng vĩnh viễn. Chính vì thế, người dùng cần chú ý chế độ ăn uống và cách chăm sóc răng tạm trong thời gian sử dụng.
Đối với trường hợp sử dụng hàm tạm trên Implant cố định, khách hàng nên:
Trong trường hợp sử dụng răng tạm tháo lắp, người dùng cần chú ý đến một số vấn đề sau:
Để quá trình cấy ghép Implant diễn ra an toàn và hiệu quả, người dùng cần tìm hiểu cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng. Là hệ thống nha khoa theo tiêu chuẩn Châu Âu, Nha khoa Quốc tế DAISY được nhiều khách hàng tin tưởng gửi gắm niềm tin bởi vì:
Bài viết trên đây đã tổng hợp các thông tin về răng tạm trên Implant. Hy vọng mang đến nhiều giá trị hữu ích cho người đọc. Nếu bạn thắc mắc về dịch vụ cấy ghép Implant, liên hệ ngay với Nha khoa DAISY qua Hotline 19009009 hoặc đặt lịch hẹn TẠI ĐÂY để được tư vấn chi tiết nhất nhé!