Mewing là gì? Hướng dẫn tập Mewing đúng phương pháp
Logo
hotline
1900 9009
Hotline hỗ trợ 24/7
Time
T.Hai - C.Nhật
9AM - 8PM

Mewing là gì? Hướng dẫn tập Mewing đúng phương pháp

CHIA SẺ
Doctor

Được viết bởi: Cẩm Nguyên vào ngày 29 tháng 10 năm 2022.

Tham vấn: Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Kính Chương

Kỹ thuật Mewing là một trong những phương pháp giúp cải thiện thẩm mỹ gương mặt mà không cần phẫu thuật. Đây là cách luyện tập được hai cha con nhà bác sĩ John Mew và Mike Mew sáng tạo và truyền dạy. Vậy Mewing là gì? Có các kiểu luyện tập Mewing nào? Hãy cùng Nha khoa Quốc tế DAISY tìm hiểu về kỹ thuật này qua bài viết dưới đây nhé!

Mewing là gì? Các kiểu tập của Mewing

Trong thời gian gần đây, Mewing đang là một trong những từ khóa phổ biến được tìm kiếm nhiều nhất. Về bản chất, đây là kỹ thuật giúp điều chỉnh các đường nét trên khuôn mặt trở nên hài hòa thông qua tư thế đặt lưỡi đúng cách. Luyện tập Mewing sẽ giúp khắc phục được một số khuyết điểm của gương mặt mà không cần phải niềng răng hay phẫu thuật. Cụ thể là:

  • Nâng cao sống mũi: Luyện tập Mewing sẽ giúp nâng cao sống mũi, mở rộng đường thở rất tốt cho hô hấp. Bên cạnh đó, gương mặt của bạn cũng trở nên thanh tú, thanh thoát hơn.
  • Nâng cao xương hàm: Sau một thời gian tập Mewing đúng cách, bạn sẽ thấy xương hàm được nâng cao và khuôn mặt trở nên thon gọn, mắt có chiều sâu hơn.

Mewing là phương pháp tập luyện đặt lưỡi đúng vị trí
Mewing là phương pháp tập luyện đặt lưỡi đúng vị trí

Hiện nay có hai kiểu luyện tập Mewing chính, đó là:

  • Soft Mewing: Đây là kỹ thuật tập Mewing ở mức cơ bản, nhẹ nhàng và dễ thực hiện nhất. Bạn chỉ cần đặt lưỡi đúng cách và đúng vị trí là đã có thể hoàn thành bài tập.
  • Hard Mewing: Đây là bài tập mang tính nâng cao hơn với mục đích mang lại kết quả tốt nhất trong thời gian ngắn. Lúc này, bạn phải tạo một lực ép mạnh lên lưỡi ở vị trí tiêu chuẩn bằng cách nuốt nước bọt.

Tuy nhiên, rất nhiều chuyên gia khuyến cáo bạn không nên tự tập Hard Mewing. Vì nếu thực hiện sai cách, cơ mặt có thể bị đau, xô lệch răng hoặc mắc phải nhiều biến chứng nghiêm trọng khắc.

Cơ chế hoạt động của phương pháp tập Mewing

Hiệu quả của luyện tập Mewing
Hiệu quả của luyện tập Mewing

Về bản chất, kỹ thuật Mewing tập trung nhiều ở phần lưỡi. Chính vì thế, khi thực hiện bạn cần nhấn mạnh vào bộ phận này và thay đổi thói quen hoạt động của lưỡi. Người bình thường khi thả lỏng sẽ đặt lưỡi ở dưới vòm miệng. Tuy nhiên với những ai tập Mewing, họ phải giữ lưỡi áp sát vòm miệng mà không chạm vào răng cửa suốt cả ngày khi ở trạng thái khép miệng.

Để đảm bảo cơ chế hoạt động của phương pháp tập luyện Mewing được chính xác và ổn định, bạn cần phải tuân thủ những điều dưới đây:

  • Đặt lưỡi đúng tư thế.
  • Đặt răng phù hợp.
  • Thở bằng mũi không thở bằng miệng.
  • Nuốt nước bọt và ăn đúng cách.

Cơ chế hoạt động của phương pháp Mewing là áp sát toàn bộ lưỡi vào vòm miệng. Nếu bạn chỉ đặt đầu lưỡi thôi thì chưa hiệu quả. Tuy nhiên, không ai có thể xác nhận bạn đã thực hiện chính xác chưa mà bạn phải tự cảm nhận.

Như vậy có thể thấy, dựa trên cơ chế hoạt động, bài tập Mewing không gây mất thời gian. Bạn có thể vừa làm công việc khác vừa thực hiện bài tập này. Hơn nữa, luyện tập Mewing không cần sự hỗ trợ của bất kỳ khí cụ nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện phương pháp này hiệu quả. Để đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên kiên trì luyện tập ít nhất 1 năm trở lên và thực hiện cả ngày.

Tập Mewing có tác dụng gì?

Mewing là một phương pháp giúp cải thiện các đường nét trên khuôn mặt hiệu quả mà không cần phải phẫu thuật. Không những thế, tập luyện Mewing còn giúp chúng ta hít thở đúng chuẩn hơn. Để hiểu thêm về tác dụng của bài tập này, bạn hãy theo dõi thông tin bên dưới nhé!

Giúp hít thở đúng chuẩn

Luyện tập Mewing sẽ giúp bạn hình thành thói quen hít thở đúng cách bằng đường mũi thay vì miệng. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp bạn loại bỏ một số thói quen xấu như: Hóp má, đẩy lưỡi,… khi thực hiện chỉnh nha. Hít thở bằng mũi sẽ giúp vi khuẩn được lọc sạch bởi các sợi lông mao. Từ đó hạn chế tình trạng viêm họng, viêm mũi.

Cải thiện đường nét và tính thẩm mỹ của khuôn mặt

Mewing giúp cải thiện đường nét trên khuôn mặt
Mewing giúp cải thiện đường nét trên khuôn mặt

Mewing là phương pháp cải thiện đường nét khuôn mặt mà không cần phẫu thuật. Chính vì thế, khi kiên trì thực hiện thì các nét trên khuôn mặt của bạn sẽ trở nên rõ ràng hơn. Biểu hiện dễ thấy nhất là sống mũi được nâng cao, đường thở mở rộng hơn. Không chỉ cải thiện đường nét trên khuôn mặt, luyện tập Mewing còn giúp hạn chế được tình trạng viêm xoang, viêm mũi,…

Ngoài ra, sau khi tập, bạn cũng sẽ thấy xương hàm trên được mở rộng và nâng cao hơn. Lúc này, tình trạng cằm lẹm và khả năng ăn nhai cũng được cải thiện.

Hướng dẫn cách tập Mewing đúng chuẩn và hiệu quả

Luyện tập Mewing đúng cách sẽ mang lại hiệu quả sau 8 tháng hoặc 1 năm
Luyện tập Mewing đúng cách sẽ mang lại hiệu quả sau 8 tháng hoặc 1 năm

Luyện tập Mewing chỉ có hiệu quả khi bạn thực hiện đúng cách. Nếu không luyện tập đúng kỹ thuật, phương pháp này không chỉ không cải thiện được thẩm mỹ, mà còn gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Hiểu được điều đó, Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ hướng dẫn cách tập Mewing đúng chuẩn và hiệu quả cho bạn:

  • Bước 1: Thả lỏng cơ thể, giữ thẳng cột sống cổ, sau đó ngâm miệng lại.
  • Bước 2: Xác định đúng vị trí để đặt lưỡi. Đầu lưỡi phải được đặt cách phần lợi răng cửa hàm trên khoảng 1cm sao cho không chạm vào răng cửa. Ngoài ra, bạn không được đẩy lưỡi, việc này có thể làm răng bị hô.
  • Bước 3: Áp sát toàn bộ phần lưỡi vào vòm miệng phía trên. Tiếp đó kéo căng môi, răng hàm trên, hàm dưới chỉ chạm nhẹ hoặc không nhất thiết phải chạm vào nhau
  • Bước 4: Nuốt nước bọt những phải đảm bảo toàn bộ lưỡi phải nằm ở hàm trên.
  • Bước 5: Giữ nguyên vị trí của răng và lưỡi, tiến hành hít thở bằng mũi thay vì miệng từ 20 – 30 phút.

Phương pháp này đòi hỏi sự kiên trì khi luyện tập. Chính vì thế, bạn không nên đẩy nhanh thời gian tập luyện. Điều này sẽ gây ra một số biến chứng nghiêm trọng. Chẳng hạn như:

  • Đau cơ hàm.
  • Đau lưỡi.
  • Khó phát âm.
  • Ngứa họng.
  • Quá trình ăn nhai bị ảnh hưởng, không cảm thấy ngon miệng.
  • Lệch mặt phải.

Những trường hợp nên tập Mewing

Luyện tập Mewing sẽ giúp cải thiện khớp cắn và đường nét trên khuôn mặt hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện phương pháp này. Vậy những trường hợp nào nên tập Mewing bạn hãy cùng theo dõi nhé!

Khớp cắn hở

Trước khi luyện tập Mewing, bạn cần xác định xem mình có bị khớp cắn hở hay không? Bạn có thể đến nha sĩ hoặc kiểm tra bằng cách thả lỏng lưỡi xuống một chút. Nếu khớp cắn có xu hướng mở ra, bạn có thể mắc phải tình trạng này.

Lúc này, luyện tập Mewing sẽ giúp bạn điều chỉnh lại tư thế lưỡi, ép sát vào vòm miệng. Điều này sẽ khắc phục được tình trạng khớp cắn hở, đồng thời cũng cải thiện đường nét trên khuôn mặt.

Khớp cắn sâu

Khớp cắn sâu nên tập Mewing
Khớp cắn sâu nên tập Mewing

Khớp cắn sâu là tình trạng răng hàm trên che phủ hàm dưới. Tập Mewing sẽ giúp nâng cao hàm trên, giúp răng hàm dưới có khoảng trống để phát triển. Qua đó, theo thời gian sẽ cải thiện được vấn đề khớp cắn sâu. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện đúng cách phương pháp này mới có hiệu quả.

Hô hàm

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng hô hàm đó là thở bằng miệng. Điều này khiến lợi không được đặt đúng vị trí, gây tác động xấu đến răng. Lúc này, cung hàm trên có xu hướng bị hẹp lại, răng bị đẩy ra phía trước gây ra tình trạng hô. Tập Mewing sẽ giúp bạn thở đúng cách bằng đường mũi. Đồng thời, giúp răng được cân bằng trở lại và hô hàm cũng được cải thiện đáng kể.

Những trường hợp không nên tập Mewing

Mặc dù luyện tập Mewing giúp cải thiện được tình trạng khớp cắn hở, sâu, răng hô nhưng không mang đến hiệu quả đối với răng móm, răng mọc chen chúc,… Tại sao lại như vậy, bạn hãy tiếp tục theo dõi những thông tin sau đây nhé!

Răng móm

Mewing không cải thiện được tình trạng móm
Mewing không cải thiện được tình trạng móm

Trên thực tế, luyện tập Mewing chỉ có hiệu quả đối với hàm trên. Mà nguyên nhân gây ra răng móm là do hàm dưới phát triển quá mức. Vì thế, để khắc phục tình trạng khớp cắn ngược (răng móm), bạn không thể áp dụng phương pháp này mà hãy đến nha khoa để điều trị triệt để. Đặc biệt khi trên 18 tuổi, luyện tập Mewing sẽ không mang lại hiệu quả cao.

Răng mọc chen chúc

Răng mọc chen chúc là tình trạng các răng mọc sai vị trí, khiến hai hàm bị mất đi sự tương quan. Tuy nhiên, luyện tập Mewing chỉ tập trung vào phần lưỡi, nên không thể cải thiện được vấn đề răng miệng này. Nếu bạn đang thực hiện niềng răng để khắc phục răng mọc chen chúc và khớp cắn hở thì có thể áp dụng phương pháp này để gia tăng hiệu quả. Tuy nhiên cần phải có sự đồng ý của nha sĩ trước bạn nhé!

Những lỗi sai lầm nhiều người mắc phải khi luyện tập Mewing

Các bước thực hiện luyện tập Mewing khá đơn giản, nhưng vẫn có nhiều người làm sai. Điều này gây ra biến chứng nghiêm trọng, phải nhờ đến sự can thiệp của nha sĩ. Dưới đây là một số sai lầm thường gặp ở những người tập Mewing. Cụ thể:

Đặt tư thế lưỡi sai

Mewing chủ yếu tập trung vào lực của phần lưỡi. Tuy nhiên, rất nhiều người đặt tư thế lưỡi sai, khiến kết quả tập luyện không đạt được hiệu quả. Nếu bạn chỉ đặt đầu lưỡi hoặc một phần lưỡi lên vòm miệng sẽ không thể tạo đủ áp lực khiến hàm dịch chuyển.

Thở bằng miệng

Lỗi sai khi luyện tập Mewing đó là thở bằng miệng
Lỗi sai khi luyện tập Mewing đó là thở bằng miệng

Thở bằng miệng là thói quen thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây cũng một trong những nguyên nhân khiến hàm của bạn bị xô lệch, thay đổi cấu trúc. Luyện tập Mewing giúp bạn loại bỏ được thói quen xấu này. Chính vì thế, nếu bạn vẫn thở bằng miệng thì tập Mewing sẽ không mang đến hiệu quả mà còn có thể gây ra một số biến chứng xấu như:

  • Môi trên bị kéo lên cao.
  • Khuôn mặt bị dài ra.
  • Mặt hẹp.
  • Cằm nhỏ.
  • Hàm dưới không khép lại được.
  • Các răng cửa không thể chạm vào nhau.

Thiếu kiên nhẫn

Tập Mewing là phương pháp cải thiện đường nét khuôn mặt mà không cần can thiệp đến dao, kéo. Chính vì thế, để đạt được hiệu quả, bạn cần phải dành nhiều thời gian thực hiện chứ không phải tập trong 1 – 2 ngày. Bạn có thể thấy kết quả sau 1 – 2 năm chăm chỉ tập luyện thường xuyên. Ngoài ra, nếu đẩy nhanh quá trình luyện tập, bạn có thể sẽ gặp phải một số biến chứng không mong muốn.

Sử dụng quá nhiều lực lên 2 hàm răng

Tác động lực mạnh lên hai hàm răng
Tác động lực mạnh lên hai hàm răng

Tập Mewing giúp bạn hình thành thói quen đặt lưỡi đúng vị trí. Trong quá trình tập luyện, một lực nhỏ sẽ được tạo ra tác động lên vòm răng và xương hàm để điều chỉnh cấu trúc gương mặt cân đối hơn. Do vậy, nếu bạn nghiến chặt răng trong lúc tập Mewing thì lực từ lưỡi sẽ bị tác động quá nhiều. Từ đó vô tình làm rối loạn hoạt động dịch chuyển bình thường của hàm trên. Điều này sẽ dẫn đến nhiều biến chứng xấu khi tập Mewing.

Các biến chứng và tác hại khi tập Mewing sai kỹ thuật

Đau nhức cơ hàm khi tập luyện sai cách
Đau nhức cơ hàm khi tập luyện sai cách

Mewing là bài tập đòi hỏi phải có sự kiên trì, luyện tập trong một thời gian dài mới mang đến hiệu quả. Nếu bạn rút ngắn quá trình tập luyện hoặc thực hiện sai cách có thể gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng. Cụ thể như sau:

  • Đau lưỡi, đau cơ hàm: Khi tập luyện không đúng cách sẽ khiến hàm và lưỡi bị đau. Điều này gây trở ngại khi bạn ăn uống, nói chuyện.
  • Dị cảm nuốt: Dấu hiệu nhận biết tình trạng này là bạn luôn cảm thấy có vật gì đó mắc kẹt trong cổ họng kèm theo một số triệu chứng như ở hơi, ngứa họng, ăn không ngon,…
  • Lệch mặt: Tập Mewing sai cách có thể khiến khuôn mặt bị biến dạng. Hàm dưới bị kéo về phía sau hoặc tụt xuống. Bên cạnh đó, vùng cằm của bạn cũng sẽ bị tác động gây mất cân đối gương mặt.
  • Phần dưới cằm bị suy yếu: Vùng bị ảnh hưởng lớn nhất khi luyện tập Mewing sai cách đó là cơ đầu cổ. Khi thực hiện bài tập này không đúng cách, bạn sẽ cảm thấy đau nhức cổ khi ngủ dậy, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Phương pháp tập luyện Mewing rất tốt nhưng nếu tập sai cách sẽ gây tác hại to lớn. Vì vậy, để tránh gặp phải rủi ro, bạn cần tìm hiểu thật kỹ các bước tập luyện. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số Video hướng dẫn trên Youtube.

Các câu hỏi thường gặp khi áp dụng phương pháp tập Mewing

Mặc dù Mewing là bài tập khá đơn giản nhưng có rất nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề này. Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ giúp bạn giải đáp nhanh những câu hỏi dưới đây để có cái nhìn tổng quan nhất nhé!

Tập Mewing có hiệu quả không?

Hiện nay chưa có bất kỳ cơ quan khoa học hay tổ chức y tế bào kết luận Mewing sẽ mang đến hiệu quả cho người thực hiện. Bên cạnh đó, một số bài báo còn đề cập đến những biến chứng nguy hiểm khi tập sai cách. Đa phần các ý kiến cho rằng bài tập này mang đến hiệu quả đều đến từ các hội nhóm trên Facebook, Twitter,…

Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta kết luận tập Mewing không mang đến hiệu quả. Bởi vì, những thói quen hàng ngày như mút tay, hít thở, đặt lưỡi,… cũng làm ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn mặt. Thế nên, nếu bạn kiên trì tập luyện đúng cách thì có thể mang đến hiệu quả tích cực. Nhưng mọi người chỉ nên coi Mewing như một phương pháp bổ trợ. Nếu muốn khắc phục các khuyết điểm trên răng, hãy đến gặp nha sĩ để được tư vấn và điều trị, tránh gặp phải biến chứng nghiêm trọng.

Có thể tập Mewing trong lúc ngủ không?

Có thể tập Mewing trong lúc ngủ
Có thể tập Mewing trong lúc ngủ

Có thể tập Mewing trong lúc ngủ. Bởi vì bài tập này giúp bạn đặt lưỡi đúng vị trí. Lâu dần điều này sẽ trở thành thói quen của cơ thể. Lúc này bạn có thể vừa ngủ vừa thực hiện bài tập này mà không cảm thấy khó chịu.

Thời gian thực hành Mewing bao nhiêu phút/ngày là tốt nhất?

Theo các chuyên gia, khi bạn mới tập Mewing thì hãy thực hành ít nhất 20 – 30 phút mỗi ngày và tăng thời gian luyện tập sau vài tuần. Lâu dần, bạn có thể biến nó thành thói quen bằng cách tập luyện cả ngày. Tuy nhiên, bạn hãy để ý đến cơ mặt và xương hàm của mình. Nếu thấy chúng hơi căng, bạn đang thực hiện đúng cách. Ngược lại, nếu bạn thấy cơ mặt và cằm bị đau thì cần phải điều chỉnh lại cách tập ngay.

Như vậy có thể thấy, luyện tập Mewing không xấu nhưng cũng chưa có nghiên cứu nào chứng minh phương pháp này sẽ an toàn tuyệt đối với người thực hiện. Chính vì thế, bạn nên đến gặp nha sĩ để thăm khám và điều trị nếu muốn có hàm răng chắc khỏe, đều đẹp. Vui lòng gọi đến số Hotline 19009009 để đặt lịch hẹn tại Nha khoa Quốc tế DAISY bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết liên quan
Nướu khỏe mạnh có màu gì
Nướu khỏe mạnh có màu gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh lý
 NGÀY ĐĂNG 05/06/2023
 30 XEM
Khuôn miệng đẹp
[Mẹo] 3+ Cách để sở hữu khuôn miệng đẹp tự tin tỏa sáng
 NGÀY ĐĂNG 02/06/2023
 50 XEM
Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách.
Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm
Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin !
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Chi Nhánh Ưu đãi
CHAT NGAY