Tật đẩy lưỡi là một thói quen xấu có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của xương hàm và răng. Đẩy lưỡi bẩm sinh thường gặp ở trẻ em, nếu không được khắc phục kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến khớp cắn và khả năng phát âm của bé. Đối với người lớn, tật đẩy lưỡi có thể khiến răng bị thưa, hô,…. Vậy có cách nào khắc phục được tình trạng này không? Câu hỏi của bạn sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây, hãy cùng theo dõi nhé!
Tật đẩy lưỡi là gì?
Tật đẩy lưỡi (đẩy lưỡi bẩm sinh) là thói quen thường gặp ở trẻ nhỏ. Biểu hiện của tình trạng này là đặt lưỡi sai tư thế nghỉ, khi nói và nuốt. Ở trạng thái bình thường lưỡi sẽ đặt ngay trên vòm miệng, không gây bất kỳ tác hại nào đến răng, hàm. Đối với người có tật đẩy lưỡi, thì lưỡi thường để ở giữa đồng thời đẩy gót răng cửa hàm trên và hàm dưới. Thói quen này gây ra rất nhiều tác động xấu đến sự phát triển của xương hàm. Đây là tình trạng rất thường gặp ở trẻ nhỏ và khó có thể phát hiện.
Tật đẩy lưỡi bẩm sinh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ
Các nghiên cứu cho thấy, có 60 – 90% trẻ em mắc tật đẩy lưỡi. Thói quen này rất khó có thể điều chỉnh được, đặc biệt là ở trẻ em. Còn đối với người trưởng thành, trung bình sẽ thực hiện động tác nuốt khoảng 1000 – 2000 lần/ngày. Mỗi lần như vậy sẽ tạo ra một lực đấy khoảng 1.800g. Nếu bạn duy trì thói quen này lâu dài có thể khiến răng mọc lệch lạc từ trung bình đến nặng. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó là tình trạng răng thưa, khớp cắn hở,…
Nguyên nhân hình thành hiện tường đẩy lưỡi
Trên thực tế, nguyên nhân hình thành tật đẩy lưỡi vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên các chuyên gia vẫn đưa ra các nguyên nhân đáng nghi ngờ gồm 2 nhóm chính: Đẩy lưỡi tiên phát và thứ phát.
Tật đẩy lưỡi tiên phát
Tật đẩy lưỡi tiên phát là thói quen đặc trưng, được hình thành từ lúc trẻ còn sơ sinh. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do rối loạn thần kinh cơ. Biểu hiện của tật đẩy lưỡi tiên phát là người bệnh không thể hoặc gặp nhiều khó khăn khi chạm đầu lưỡi lên vòm miệng.
Tật đẩy lưỡi thứ phát
Theo các chuyên gia nha khoa, các nguyên nhân đáng nghi ngại gây ra tật đẩy lưỡi thứ phát bao gồm:
Do các thói quen xấu như: Mút ngón tay, mút núm vú giả, bú bình,…
Nhổ răng sữa sớm (đặc biệt là răng cửa). Điều này khiến trẻ có xu hướng dùng lưỡi bít kín khoảng trống hình thành thói quen đẩy lưỡi.
Mắc một số bệnh lý gây tắc nghẽn đường thở mũi dẫn đến tình trạng trẻ thở bằng miệng. Điều này khiến lưỡi đặt sai tư thế.
Bẩm sinh lưỡi to.
Do bị đau họng, viêm họng, viêm VA, khó nuốt.
Di truyền, lưỡi dính.
Do căng thẳng kéo dài hoặc chấn thương tâm lý.
Mặc dù tật đẩy lưỡi được chia thành 2 nhóm tiên phát và thứ phát, nhưng trên thực tế rất khó để phân biệt được những tình trạng này.
Thói quen mút ngón tay gây ra đẩy lưỡi thứ phát
Tác hại của tật đẩy lưỡi
Mặc dù, lưỡi tác động lên răng bằng một lực nhỏ không đáng kể, nhưng về lâu dài sẽ khiến răng bị xô lệch, đẩy về phía trước. Thời gian càng lâu thì mức độ răng mọc lệch lạc càng nghiêm trọng. Dưới đây là một số hình thái răng mọc xô lệch do tật đẩy lưỡi gây ra.
Cắn hở về phía trước: Đây là tình trạng hay gặp nhất đối với người có tật đẩy lưỡi. Biểu hiện của cắn hở về phía trước là hàm trên và dưới không thể cắn khít với nhau. Khi ở trạng thái nghỉ (xem phim, đọc sách,…) thì môi không thể khép chặt lại, miệng mở ra và đẩy về phía trước. Người bị cắn hở thường là do lưỡi đặt ở giữa hàm trên và dưới, cản trở quá trình mọc răng. Từ đó gây ra một số tác hại như: Khó khăn khi phát âm, lưỡi to bất thường, thở bằng miệng, mút tay thường xuyên,…
Đẩy lưỡi về phía trước: Người có tật đẩy lưỡi về phía trước thường có răng cửa trên nhô ra và răng cửa dưới ngả vào trong.
Đẩy lưỡi 1 bên: Có khớp cắn hở 1 bên.
Đẩy lưỡi 2 bên: Đây là thói quen đẩy lưỡi khó khắc phục và khó điều trị nhất. Biểu hiện của tình trạng này là khớp cắn phía trước đóng và các răng phía sau bị hở 2 bên.
Đẩy lưỡi cắn khít: Thói quen này làm các răng ở hàm trên và hàm dưới thưa nhau, nghiêng ra phía trước.
Tình trạng cắn hở về phía trước
Cách loại bỏ và khắc phục tật đẩy lưỡi
Đẩy lưỡi bẩm sinh thường xảy ra do thói quen được hình thành trong vô thức nên rất khó để điều trị. Hiện nay có 2 phương pháp phổ biến để loại bỏ tình trạng này đó là:
Sử dụng khí cụ hỗ trợ: Các khí cụ phổ biến hiện nay được sử dụng để điều trị tình trạng này bao gồm hàng rào chặn lưỡi, nút chặn lưỡi, thanh khẩu cái hỗ trợ tập lưỡi,…
Rào chặn lưỡi
Tập thói quen rèn luyện các cơ và phản xạ nuốt: Phương pháp này giúp khắc phục được thói quen đẩy lưỡi khá hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng thêm các khí cụ hỗ trợ để đạt được kết quả điều trị tốt nhất. Chính vì thế, khi chữa trị tình trạng này nha sĩ thường khuyến khích bạn nên kết hợp cả 2 phương pháp trên.
Trẻ em là đối tượng xuất hiện nhiều hiện tượng đẩy lưỡi nhất. Vì thế, phụ huynh có thể giúp con khắc phục tật xấu này bằng cách:
Bước 1: Hướng dẫn trẻ đặt đầu lưỡi chạm vào mặt trong của lợi.
Bước 2: Cắn chặt hai hàm.
Bước 3: Tập cho trẻ nuốt nhưng không để lưỡi chạm vào răng cửa, lưỡi đi lên phía vòm họng. Hãy hướng dẫn bé luyện tập theo nhịp đếm, thực hiện cả ngày.
Để khắc phục được tật đẩy lưỡi, bạn cần phải có sự kiên trì và chủ động. Nếu cần được hỗ trợ, hãy gọi đến số Hotline 1900 9009 của Nha khoa DAISY. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn!