Thông thường, khi chỉnh nha, các bác sĩ hay khuyến cáo xây dựng thực đơn cho người niềng răng hợp lý, khoa học. Theo đó, việc ăn uống có ảnh hưởng to lớn đến kết quả chỉnh nha. Bởi lẽ, lúc này nếu ăn nhiều thực phẩm cứng dai sẽ khiến cho hệ thống mắc cài dễ bị bung tuột. Điều này làm bạn cần phải tốn thêm một khoản chi phí phụ để gắn lại khí cụ.
Ngoài ra, thức ăn có chứa hàm lượng tinh bột và đường cao cùng các loại bánh kẹo dẻo sẽ khiến răng mắc nhiều bệnh lý răng miệng hơn. Nguyên nhân là vì thức ăn mắc vào kẽ răng, khó làm sạch, lâu ngày sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Vì thế, cẩn trọng trong việc ăn uống sẽ giúp cho bạn ngăn ngừa một số bệnh lý như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu,…
Hơn thế nữa, lúc mới niềng răng, các bộ phận lưỡi, môi,… chưa thể thích nghi với sự xuất hiện của khí cụ nha khoa như: mắc cài, hệ thống dây cung,… Vì thế, khoang miệng sẽ có cảm giác không thoải mái. Việc ăn uống hay giao tiếp sẽ trở nên khó khăn hơn so với bình thường. Do đó, trong giai đoạn này nếu bạn áp dụng một thực đơn cho người niềng răng phù hợp thì cơ thể sẽ được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và tạo cảm giác ngon miệng hơn.
Thời điểm mới chỉnh nha, việc ăn uống sẽ khó khăn hơn vì khí cụ gây vướng víu, khó chịu. Thế nhưng, 1 – 2 tuần sau khi gắn mắc cài, dây cung, cảm giác này sẽ hoàn toàn biến mất khi các bộ phận trong khoang miệng của bạn đã quen dần. Lúc này, bạn đã có thể ăn uống và sinh hoạt như bình thường.
Tuy nhiên, mỗi khi thay dây thun và điều chỉnh lực kéo định kỳ thì việc ăn uống sẽ gặp cản trở. Bởi lẽ, lực kéo tác động lên răng sẽ làm răng bị ê buốt, chức năng ăn nhai bị giảm sút. Nhưng bạn cũng không cần quá lo lắng vì cảm giác này sẽ thuyên giảm trong vài ngày sau đó.
Xây dựng một thực đơn ăn uống phù hợp trong suốt quá trình niềng răng là điều mà bất kỳ ai đang đeo niềng cũng cần phải lưu ý. Tuy nhiên, tùy vào từng giai đoạn khác nhau, thực đơn cũng có sự thay đổi.
Trong những ngày đầu niềng răng, răng bạn sẽ có cảm giác ê buốt, đau nhức. Cùng với đó, khí cụ mới gắn lên răng khiến bạn khó chịu. Do vậy, việc ăn uống trong giai đoạn này sẽ khó khăn hơn. Bổ sung các thực phẩm mềm và đầy đủ dinh dưỡng là điều không thể bỏ qua. Sau đây là một số món ăn bạn có thể cho vào thực đơn của mình:
Khi răng đã ổn định, bạn cũng đã quen dần với hệ thống mắc cài, cảm giác ê buốt cũng biến mất. Do đó, việc ăn uống không còn trở ngại nữa. Trong giai đoạn này, hãy tiếp tục duy trì thực đơn giống như khi mới niềng răng. Đồng thời, cần bổ sung thêm nhiều khoáng chất và protein hơn. Không dừng lại ở đó, bạn nên ăn nhiều các loại thức ăn chứa hàm lượng canxi và magie cao như: trứng, thịt, tôm, cua,… để răng thêm chắc khỏe.
Để đảm bảo có một kết quả niềng răng tốt nhất. Bên cạnh việc lựa chọn những thực phẩm dinh dưỡng, người niềng răng không nên ăn các loại thực phẩm quá cứng, giòn, dai. Bởi vì khi ăn những loại thực phẩm này sẽ khiến cơ hàm phải vận động gây bung rớt mắc cài, tổn thương răng miệng. Và những loại thực phẩm cần phải kiêng khi niềng răng như sau:
Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế sử dụng thuốc lá trong thời điểm này để giảm thiểu tình trạng vi khuẩn sinh sôi. Từ đó, gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Ít ai quan tâm đến việc điều chỉnh cách ăn nhai khi đang niềng. Tuy nhiên, điều này lại được bác sĩ khuyến cáo là rất cần thiết. Bởi lẽ, ăn uống đúng cách sẽ giúp hạn chế được cảm giác khó chịu, ê buốt.
Theo đó, hãy nhai thật chậm và dùng răng ở cả hai bên để nhai. Đồng thời, uống thật nhiều nước khi ăn để dễ nuốt hơn. Ngoài ra, đừng quên súc miệng lại thật sạch sau mỗi bữa ăn để răng sạch sẽ hơn nhé! Tuy chỉ một vài thao tác đơn giản nhưng cách này sẽ giúp bạn hạn chế tối đa các tổn thương và rút ngắn thời gian chỉnh nha.
Tuy niềng răng gây nên nhiều khó khăn trong việc ăn uống. Thế nhưng, không phải phương pháp niềng răng nào cũng như vậy. Thay vào đó, niềng răng trong suốt Invisalign sẽ giúp bạn hoàn toàn thoải mái khi ăn nhai.
Với thiết kế đặc biệt cùng hệ thống khay niềng trong suốt được đánh số thứ tự theo đúng chu kỳ dịch chuyển của răng. Bạn không cần phải đeo mắc cài, dây cung như các kỹ thuật chỉnh nha khác. Do vậy, mắc cài có thể tháo lắp dễ dàng để ăn nhai lẫn vệ sinh.
Ngoài ra, Invisalign còn có điểm cộng khác nữa là tính thẩm mỹ vượt trội, giúp người dùng tự tin khi giao tiếp. Không chỉ vậy, khay niềng lành tính, không gây kích ứng với cơ thể. Thế nên, nếu bạn lo lắng việc ăn uống khó khăn khi chỉnh nha thì có thể cân nhắc lựa chọn phương pháp niềng răng Invisalign này.
Để kết quả niềng răng như mong muốn, ngoài việc ăn uống thì bạn cũng cần chú ý đến vấn đề chăm sóc, vệ sinh. Một số kinh nghiệm trong quá trình niềng răng dưới đây có thể phần nào giúp bạn chăm sóc răng niềng tốt hơn:
Có thể thấy rằng, ở bất kỳ giai đoạn niềng răng nào, việc chăm sóc và lên thực đơn đúng cách cũng có một vai trò quan trọng. Do đó, bạn nên thực hiện việc ăn uống cũng như vệ sinh theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đem lại hiệu quả tốt nhất nhé!
Trong quá trình thực hiện niềng răng, không ít khách hàng đã thắc mắc niềng răng có uống cà phê được không và niềng răng ăn mì được không. Câu trả lời sẽ được chuyên gia giải đáp ngay dưới đây:
Trên thực tế, bạn vẫn có thể uống cà phê được ngay cả khi niềng răng. Thế nhưng, để đảm bảo kết quả chỉnh nha tốt nhất và hạn chế những vấn đề phát sinh thì nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này. Nguyên nhân là vì cà phê có màu đen hoặc nâu, khi uống sẽ tại nên các mảng bám trên răng, làm cho răng bị ố vàng, xỉn màu và dễ mắc các bệnh lý về lợi. Vì vậy, bạn hãy hạn chế sử dụng cà phê tối đa nhất có thể nhé!
Mì tôm là loại thức ăn phổ biến của người Việt Nam, do vậy, đông đảo khách hàng tò mò rằng có ăn mì trong quá trình niềng răng được không.
Trả lời câu hỏi này, chuyên gia cho biết bạn vẫn có thể ăn mì bình thường. Vì mì là một loại thức ăn mềm và dễ nuốt nên không cần tốn nhiều lực nhai, chúng cũng không bám nhiều vào mắc cài. Tuy nhiên, mì có tính nóng nên bạn hãy ăn ở mức cho phép. Đừng sử dụng quá nhiều vì loại thực phẩm này không đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể.