Có nên dùng thuốc cầm máu nhổ răng không? Lưu ý cần biết
Logo
hotline
1900 9009
Hotline hỗ trợ 24/7
Time
T.Hai - C.Nhật
9AM - 8PM

Có nên dùng thuốc cầm máu nhổ răng không? Lưu ý cần biết

CHIA SẺ
Doctor

Được viết bởi: Cẩm Nguyên vào ngày 03 tháng 05 năm 2023.

Tham vấn: Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Kính Chương

Dù là nhổ răng sữa hay nhổ răng vĩnh viễn thì chảy máu sau đó là rất phổ biến. Hiện tượng này diễn ra ở hầu hết các trường hợp sau khi nhổ răng và sẽ tự khỏi trong thời gian nhất định. Tuy nhiên, nếu chảy máu liên tục kéo dài và không có dấu hiệu ngừng lại thì bạn nên xử lý ngay để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Cùng Nha khoa Quốc tế DAISY tìm hiểu nguyên nhân và các loại thuốc cầm máu nhổ răng qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu sau khi nhổ răng

Ngay khi nhổ răng, nướu của bạn bị tổn thương và chảy máu. Tùy vào trường hợp của mỗi người mà lượng máu chảy khác nhau. Ví dụ điển hình như khi nhổ răng khôn thì máu sẽ chảy nhiều hơn so với trường hợp nhổ răng sữa.

Khi nhổ răng, các mạch máu quanh đó bị tổn thương gây chảy máu
Khi nhổ răng, các mạch máu quanh đó bị tổn thương gây chảy máu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu khi nhổ răng, một số có thể kể đến như:

  • Nếu người bệnh mắc hội chứng máu khó đông hay còn gọi là suy giảm đông máu khó hình thành cục máu đông để bịt vết thương lại.
  • Quá trình nhổ răng không được sát khuẩn theo tiêu chuẩn khiến vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng nướu. Từ đó gây chảy máu vết thương.
  • Vị trí nhổ răng bị mắc các bệnh lý như: sâu răng, viêm tủy, nha chu,…
  • Người bị huyết áp cao cũng có khả năng chảy máu kéo dài sau khi nhổ răng.
  • Chảy máu sau nhổ răng cũng có thể do cơ thể thiếu chất.
  • Mạch máu bị tổn thương khi nhổ răng, nhất là khi nhổ răng khôn nằm ở vị trí khó nên thường tổn thương mô mềm trong khoang miệng và gây chảy máu.
  • Chảy máu vì mủ hình thành trong khoang miệng trước đó.
  • Không chăm sóc cơ thể đúng cách sau nhổ răng cũng có thể gây chảy máu.

Những cách cầm máu nhổ răng tốt nhất hiện nay

Chảy máu sau khi nhổ răng là hiện tượng bình thường và sẽ tự ngừng trong khoảng 30 – 40 phút. Lúc này, tại vị trí đó đã hình thành cục máu bịt vết thương. Tuy nhiên, nếu qua thời gian trên, máu vẫn còn chảy thì người bệnh cần nhanh chóng cầm máu. Những cách hiệu quả là:

  • Kiểm soát chảy máu bằng miếng gạc: Cuộn miếng băng gạc ẩm sạch thành hình vuông, cắn chặt miếng gạc trong khoảng 1 tiếng đồng hồ tại vết thương để cầm máu.
  • Luôn giữ cục máu đông tại vị trí nhổ: Cục máu đông là một trong những yếu tố làm lành vết thương. Vì thế, bạn không nên hoạt động mạnh trong môi trường miệng làm ảnh hưởng đến cục máu.
  • Cầm máu bằng trà xanh: Trong trà xanh có thành phần axit tannic giúp hình thành cục máu đông. Bạn có thể giữ 1 miếng gạc thấm trà xanh tại vị trí nhổ khoảng 30 – 40 phút để cầm máu.
  • Tránh hoạt động quá sức: Hạn chế việc nặng như tập thể dục, nâng vật nặng hoặc cúi người. Sau nhổ răng, bạn nên cố gắng nghỉ ngơi thoải mái. Trong lúc ngủ, bạn nên kê gối ngủ sao cho đầu cao hơn tim để giảm huyết áp. Nhờ vậy, vết thương có thể cầm máu nhanh hơn.
  • Không hút thuốc lá, uống rượu bia: Trong thuốc lá và bia rượu có thành phần Nicotine gây chảy máu nhiều hơn. Bạn nên hạn chế các chất kích thích khi mới nhổ răng.
  • Ăn uống lành mạnh: Sau khi nhổ răng, bạn nên ăn thức ăn dạng lỏng mềm. Người bệnh nên tránh ăn thức ăn cứng giòn để không làm vết thương chảy máu nhiều hơn.

Trà xanh cũng có tác dụng hỗ trợ cầm máu
Trà xanh cũng có tác dụng hỗ trợ cầm máu

Các loại thuốc cầm máu nhổ răng tốt nhất hiện nay

Không chỉ có thể hỗ trợ cầm máu, thuốc còn có thể ngăn ngừa viêm nhiễm vết thương. Đồng thời, nếu dùng đúng liều lượng còn có khả năng tránh biến chứng về sau. Một số loại dưới đây bác sĩ khuyên dùng để cầm máu sau nhổ răng:

Thuốc cầm máu nhổ răng Calci Clorid

Loại thuốc này có tác dụng hình thành và giữ cục máu đông. Nhờ đó giúp cầm máu, cân bằng acid và chống dị ứng sau khi nhổ răng. Bạn có nên sử dụng từ 3 – 4 lần/ngày, với hàm lượng khoảng 2 – 4 gam/ngày. Thuốc này không mùi, không màu, có vị đắng và tan nhanh trong nước. Tuy thuốc có hiệu quả tốt để cầm máu, nhưng lại chống chỉ định với người cao huyết áp, người đang sử dụng thuốc có thành phần Digitalis, người có tiền sử bị sỏi thận, sỏi mật,…

Calci Clorid có khả năng cầm máu hiệu quả
Calci Clorid có khả năng cầm máu hiệu quả

Thuốc cầm máu nhổ răng Acid tranexamic

Đây là loại thuốc chuyên dùng để cầm máu. Acid tranexamic có cơ chế cầm máu bằng cách ngăn sự phân hủy của Fibrin. Ngoài tác dụng cầm máu sau nhổ răng thì nó còn được dùng để cầm máu trong các trường hợp khác nhau như: chảy máu cam, rong kinh hay chấn thương,…

Acid tranexamic có tác dụng trong nhiều trường hợp cầm máu
Acid tranexamic có tác dụng trong nhiều trường hợp cầm máu

Tuy nhiên, thuốc này chống chỉ định với một số trường hợp như: Người đang mang thai, người bị xuất huyết não, người có tiền sử tắc mạch máu, máu đông, người bệnh về thần kinh,… Bên cạnh đó, thuốc cầm máu nhổ răng Acid tranexamic có tác dụng phụ, dễ gây chóng mặt, hạ huyết áp và rối loạn tiêu hóa.

Thuốc Carbazochrome

Đây là loại thuốc có tác dụng cầm máu gián tiếp. Thuốc cầm máu nhổ răng Carbazochrome làm tăng bền mạch, ngăn ngừa máu thẩm thấu qua mao mạch. Từ đó giúp giảm lượng máu chảy sau nhổ răng. Để cầm máu, người bệnh có thể sử dụng liều lượng từ 10 – 30 mg/lần. Bác sĩ khuyên nên uống 3 lần/ngày để có hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, thuốc Carbazochrome sẽ có một số tác dụng phụ như chán ăn, khó tiêu, đầy hơi,…

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng Carbazochrome để tránh biến chứng
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng Carbazochrome để tránh biến chứng

Có nên uống thuốc cầm máu sau khi nhổ răng không?

Thông thường, tình trạng chảy máu sau khi nhổ răng là điều bình thường và sẽ tự khỏi sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu bạn muốn cầm máu nhanh thì có thể dùng thuốc để có hiệu quả nhanh hơn. Việc dùng thuốc không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, bạn cần phải uống theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Nếu tình trạng chảy máu kéo dài, người bệnh cần liên hệ hoặc đến gặp bác sĩ ngay
Nếu tình trạng chảy máu kéo dài, người bệnh cần liên hệ hoặc đến gặp bác sĩ ngay

Nhằm tránh những tác dụng phụ và biến chứng không mong muốn, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc cầm máu nhổ răng. Tùy vào tình trạng chảy máu và thể trạng của người dùng mà bác sĩ có thể kê đơn theo liều lượng khác nhau. Trong trường hợp máu chảy liên tục trong thời gian dài, không thể cầm máu thì bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức.

Các loại thuốc cầm máu nhổ răng trên đều có hiệu quả khá tốt. Nhưng tùy vào mức độ nghiêm trọng của vết thương, thể trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ có chỉ định khác nhau. Để được tư vấn bởi chuyên gia từ Nha khoa Quốc tế DAISY về các vấn đề liên quan đến nhổ răng, cầm máu sau phẫu thuật thì hãy liên hệ hotline 19009009 hoặc đến trực tiếp cơ sở gần nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết liên quan
Khóe miệng cười
Tạo khóe miệng cười mang đến khuôn miệng đẹp, tự tin
 NGÀY ĐĂNG 31/05/2023
 19 XEM
Cách chữa sái quai hàm tại nhà
4 cách chữa sái quai hàm tại nhà đơn giản và hiệu quả nhất
 NGÀY ĐĂNG 30/05/2023
 24 XEM
Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách.
Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm
Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin !
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Chi Nhánh Ưu đãi
CHAT NGAY