Nhiều phụ huynh đặc biệt lo lắng khi nhận thấy trẻ sơ sinh hay lè lưỡi và nhai miệng. Mọi người không biết liệu hành động này của bé có phải là bình thường hay không?
Bé mới sinh nên không thể hoạt động tay và chân quá nhiều. Do đó, để khám phá thế giới, con sẽ sử dụng miệng đầu tiên.Vậy nên việc con lè lưỡi ra ngoài chỉ là một phản xạ tự nhiên và hành động này hoàn toàn bình thường.
Đây là cũng lý do giải thích hành động bú sữa mẹ của bé mà không cần được chỉ dạy. Việc con có khả năng mút, bú bình tốt ngay từ khi mới sinh ra cũng liên quan tương tự.
Nhìn chung, đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, việc con lè lưỡi là hoàn toàn bình thường. Do đó, bố mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, khi con đã trên 6 tháng tuổi mà vẫn thường xuyên lè lưỡi thì bên cạnh phản xạ tự nhiên, hành động này còn có thể là biểu hiệu trạng thái khác của trẻ. Việc con hay nhai miệng cũng tương tự. Bé thường có hành động này khi răng sữa bắt đầu mọc hoặc con phát triển khả năng mút của mình.
Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi và nhai miệng hoàn toàn là điều bình thường nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Thế nhưng, nếu bé đã trên 6 tháng tuổi, hành động này có thể mang ý nghĩa khác. Bên cạnh là phản xạ tự nhiên, trẻ hay lè lưỡi khi hơn 6 tháng tuổi có thể là do:
Người lớn hay thè lưỡi để thu hút sự chú ý và chơi đùa với bé. Do đó, bé mới sinh thường bắt chước động tác này. Nhiều trẻ rất hứng thú, hưởng ứng sự vui đùa này của người lớn. Một số bạn nhỏ còn bắt chước biểu cảm khuôn mặt của người chơi cùng. Nếu nhận thấy người thân thường chơi đùa như vậy với bé, mẹ không cần quá lo lắng khi trẻ sơ sinh hay lè lưỡi và nhai miệng kể cả khi hơn 6 tháng tuổi nhé.
Trẻ khi vừa sinh ra đã có khả năng bú sữa mẹ hoặc bú bình. Khi bú sữa, con thường sẽ thè lưỡi ra ngoài để dễ ngậm núm vú cũng như tránh việc bị sặc sữa khi bú.
Thông thường, bé từ 4 đến 6 tuổi sẽ không lè lưỡi nữa. Thế nhưng, nếu đã qua giai đoạn này mà con vẫn hay lè lưỡi thì có thể đó là do thói quen bú từ nhỏ.
Bé có nhiều hành động để thể hiện bản thân đang đói. Điển hình như khóc, quay mặt về phía vú, đưa tay vào miệng, nắm chặt tay, liếm môi,… và cả lè lưỡi.
Thế nhưng bên cạnh đó, trẻ sơ sinh lè lưỡi ra ngoài cũng có thể là do con đã bú no. Đi kèm với dấu hiệu này là con khạc sữa ra ngoài, quay đầu hướng khác hoặc đơn giản là không chịu bú sữa nữa.
Mặc dù không thể nói nhưng trẻ có thể có nhiều hành động để biểu hiện trạng thái của mình. Do đó, khi thấy trẻ sơ sinh hay lè lưỡi và nhai miệng, phụ huynh cần “lắng nghe” để biết con đang cần gì nhé.
Trẻ sơ sinh lè lưỡi có thể do kích thước lưỡi của con lớn. Lưỡi to có tên khoa học là Macroglossia. Lưỡi to được xem là dạng dị tật hiếm gặp, tỷ lệ xuất hiện khoảng 1/14.000 ca sinh toàn thế giới.
Khi gặp phải dạng dị tật này, lưỡi của con sẽ có kích thước gấp đôi miệng. Tình trạng ấy dẫn đến việc con hay thè lưỡi ra ngoài. Nhiều trường hợp còn là vì chiếc lưỡi có xu hướng tự tràn ra ngoài môi. Một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng lưỡi to là:
Ngược lại với nguyên nhân trên thì trẻ sơ sinh lè lưỡi ra ngoài có thể là do kích thước miệng của con nhỏ. Miệng nhỏ hay hội chứng hàm nhỏ Micrognathia khá hiếm gặp. Đây là tình trạng hàm dưới phát triển nhưng có kích thước nhỏ hơn bình thường. Do đó dẫn đến việc không sắp xếp đồng đều, tạo sự hỗn loạn của lưỡi và răng. Vì thế, trẻ sơ sinh lè lưỡi ra ngoài không thể kiểm soát.
Trẻ sơ sinh lè lưỡi do hội chứng hàm nhỏ chỉ có thể ăn uống hoặc bú khi có núm vú đặc biệt. Micrognathia có thể được cải thiện trong quá trình bé trưởng thành, đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì.
Bé có kích thước hàm nhỏ đôi khi cũng có thể là vì con bị bệnh sứt môi hoặc một số hội chứng khác. Ví dụ như hội chứng pierre robin, trisomy 18, trisomy 13, marfan,…
Trẻ sơ sinh lè lưỡi thường xuyên, kể cả khi con hơn 6 tháng tuổi thì có thể là do con bị giảm trương lực cơ. Giảm trương lực cơ (Hypotonia) hay còn gọi là hội chứng bé mềm oặt. Trương lực cơ bị rối loạn khiến sức cơ giảm theo. Hội chứng này xuất hiện gây ra một số vấn đề ở cơ thể, trong đó có cả hoạt động của lưỡi.
Khi bị Hypotonia, con không thể điều khiển lưỡi theo ý muốn của mình. Trẻ sẽ lè lưỡi ra ngoài thường xuyên mà không có cách nào khắc phục.
Hội chứng giảm trương lực cơ không phải là một dạng rối loạn y tế. Thế nhưng, đây có thể lại là dấu hiệu của các bệnh lý khác như hội chứng Rett, hội chứng Down, hội chứng Prader-Willi.
Có thể thấy, tình trạng trẻ sơ sinh hay lè lưỡi và nhai miệng đôi khi không phải là phản xạ tự nhiên. Vì vậy, phụ huynh cần thường xuyên quan tâm đến con để kịp thời nhận biết dấu hiệu lạ. Nhờ đó mới có thể tìm kiếm biện pháp điều trị phù hợp.
Bé có thể lè lưỡi khi con thở bằng miệng thay vì bằng mũi. Tình trạng này thường gặp khi trẻ mắc phải các bệnh về đường hô hấp. Khi bị viêm mũi, viêm amidan, viêm VA, nghẹt mũi,… đường thở của bé sẽ bị tắc nghẽn. Từ đó dẫn đến việc con thở bằng miệng và lưỡi có xu hướng thè ra ngoài.
Trẻ sơ sinh lè lưỡi có thể là do con bị chướng bụng, đầy hơi. Bên cạnh việc phản ứng khi bị đầy hơi bằng cách thè lưỡi, bé còn có những hành động khác. Ví dụ như nhăn mặt, quấy khóc,… Những biểu hiện này sẽ không còn nếu con đi ngoài thuận lợi.
Bé thường có xu hướng dùng lưỡi để đẩy thức ăn ra ngoài miệng khi con không thích hoặc không thể dùng món ăn đó, ở trẻ sơ sinh cũng vậy. Nếu con đang trong giai đoạn ăn dặm thường xuyên lè lưỡi thì rất có thể món ăn ấy hơi đặc so với khả năng nhai của trẻ. Trong trường hợp này, phụ huynh có thể dừng lại và thử sau 1, 2 tuần. Hoặc có thể tiếp tục cho bé dùng để con thích nghi với món ăn có độ cứng hơn thức ăn thường dùng.
Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi và nhai miệng vốn là hành động khiến nhiều phụ huynh thắc mắc. Cũng như việc con lè lưỡi, bé nhai miệng là phản xạ tự nhiên hoặc là dấu hiệu cho thấy sự phát triển của trẻ. Những lý do khiến con thè lưỡi ra ngoài đã được liệt kê ở nội dung trên. Tiếp theo đây sẽ là các yếu tố khiến trẻ sơ sinh nhai miệng thường xuyên.
Trẻ sơ sinh nhai miệng có thể là do bản năng phản xạ mút rất mạnh ở con. Ngay từ khi sinh ra, bé đã biết mút. Hoạt động này giúp con cảm nhận được mùi vị sữa cũng như bất kỳ thứ gì đó trong khoang miệng. Chính vì thế, ở trạng thái thường, con có thể nhai miệng hoặc ngậm, mút thứ ở gần mình nhất. Đây là là nguyên nhân giải thích cho việc con thích mút tay khi lớn hơn.
Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi và nhai miệng đều có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang đói. Đôi khi con có thể hành động luân phiên cả hai hoạt động này. Đây là dấu hiệu cũng như phản xạ thông thường khi muốn ăn ở trẻ. Do đó, khi nhận thấy hình ảnh này, phụ huynh cần kiểm tra thời gian cho bé ăn trước đó. Sau đó kịp thời cho con dùng bữa tiếp theo.
Về bản chất, mỗi đứa trẻ là một nhà thám hiểm. Ngay khi nhận thức có vật gì trong miệng, bé sẽ dành thời gian để khám phá bằng cách nhai chúng. Đây là lý do nhiều trẻ sơ sinh hay lè lưỡi và nhai miệng kể cả khi con đã lớn hơn 6 tháng tuổi.
Trẻ sơ sinh nhai miệng có thể là dấu hiệu cho thấy bé muốn ăn. Bên cạnh việc đòi ăn theo bữa thì việc con nhai miệng cũng có thể báo hiệu cho thấy trẻ muốn ăn thức ăn đặc. Ở thời gian này, phụ huynh có thể bắt đầu cho con ăn dặm.
Mọc răng sữa là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh nhai miệng. Trong quá trình răng sữa xuất hiện, nướu bị tách ra nên bé cảm thấy khó chịu. Để giảm bớt cảm giác này, con sẽ nhai miệng, thậm chí là nhai tất cả đồ vật con có được.
Khi vừa chào đời, bé có thể có những hành động lạ khiến bố mẹ lo lắng, đặc biệt là tình răng trẻ sơ sinh hay lè lưỡi và nhai miệng. Hy vọng bài viết trên giúp quý phụ huynh biết được thêm các nguyên nhân khiến con có hành động này. Từ đó có phương án chăm sóc trẻ phù hợp nhất. Liên hệ ngay với Nha khoa DAISY qua hotline 19009009 nếu còn câu hỏi nào khác bạn nhé!