Trẻ sơ sinh mút tay nhiều có sao không? Cách xử lý
Logo
hotline
1900 9009
Hotline hỗ trợ 24/7
Time
T.Hai - C.Nhật
9AM - 8PM

Trẻ sơ sinh mút tay nhiều có sao không? Cách xử lý

CHIA SẺ
Doctor

Được viết bởi: Phạm Thị Hồng Loan vào ngày 31 tháng 01 năm 2023.

Tham vấn: Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Hoàng Thùy Nhiên

Trẻ sơ sinh mút tay không phải là hành động bất thường. Đây là phản xạ tự nhiên của bé từ khi vừa ra đời. Thế nhưng, theo chuyên gia, việc mút tay của bé có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Vì sao lại như vậy? Có cách nào để khắc phục tình trạng này hay không? Nha khoa DAISY sẽ giúp bạn giải đáp ở bài viết dưới đây, cùng theo dõi nhé!

Nguyên nhân trẻ sơ sinh thích mút tay

Vì sao trẻ sơ sinh mút tay ngay từ khi chào đời? Một số yếu tố có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này như:

  • Bé đang đói bụng: Theo chuyên gia của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), hầu như trẻ sơ sinh đều mút tay khi đói. Đây là dấu hiệu cho thấy con cần được bú sữa. Ngón tay được ngậm tạo kích thích, giúp con cảm thấy dễ chịu và tạo cảm giác như được gần mẹ.
  • Cho thấy con có sự nhận thức và bắt đầu khám phá thế giới xung quanh: Bằng hành động cho tay vào miệng, trẻ có thể cảm nhận được bộ phận này của mình. Khi bắt đầu, con có thể ngậm cả bàn tay, nhưng sau đó giảm dần và cuối cùng chỉ mút một ngón tay. Đây là sự phát triển về não bộ, cho thấy bé có khả năng điều khiển cơ bắp và cơ quan vận động theo ý muốn.
  • Để làm bản thân dễ chịu: Nhiều bé thích mút tay ban đêm hoặc mút tay khi căng thẳng (với các bé 1 – 2 tuổi). Hành động ngậm ngón tay giúp kích thích tiết ra endorphin. Đây là hoạt chất giảm đau tự nhiên giúp cơ thể đang mệt mỏi, đói, buồn chán cảm thấy dễ chịu hơn. Não bộ cũng được thư giãn.
  • Giảm cơn đau nướu do răng mọc: Những chiếc răng đầu tiên sẽ xuất hiện khi bé được khoảng 4 tháng tuổi. Răng sữa xuyên qua lợi để xuất hiện nên sẽ khiến con bị đau nhức, thậm chí là bị sốt.

Trẻ sơ sinh thích mút tay có thể là vì đang đói bụng
Trẻ sơ sinh thích mút tay có thể là vì đang đói bụng

Những tác hại khi trẻ sơ sinh mút tay thường xuyên

Trẻ sơ sinh mút tay là phản xạ tự nhiên. Theo nhiều nghiên cứu, bé chỉ ngậm, mút ngón tay hoặc bàn tay nhẹ nhàng thì không có vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu bé đã hơn 5 tuổi mà vẫn còn mút tay, thói quen này có thể sẽ mang đến nhiều tác hại như:

  • Gặp phải các bệnh truyền nhiễm: Tay của bé có thể có nhiều vi khuẩn gây hại khi tiếp xúc, được mọi người cầm nắm. Chính vì vậy, khi đưa tay ngậm vào miệng, lượng vi khuẩn này sẽ đi vào cơ thể. Từ đó gây ra các bệnh truyền nhiễm như: Giun sán, tay chân miệng,… và các bệnh về đường tiêu hóa.
  • Bị nôn trớ: Trẻ có thể bị nôn trớ nếu mút tay sâu sau khi bú sữa, sau khi ăn.
  • Bị nhiễm trùng da: Nhiều bé ngậm tay theo kiểu gặm, dùng lưỡi đẩy. Do đó, tay có thể bị xước. Khi da tay bị tổn thương, vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào vết thương. Từ đó gây ra tình trạng viêm nhiễm, lở loét.
  • Làm xương ngón tay biến dạng: Trẻ có thể mút tay từ khi vừa chào đời đến tận 4, 5 tuổi. Hành động trên về lâu dài sẽ khiến các đầu ngón tay bị biến dạng. Điều này có thể khiến răng con bị hô, móm, khớp cắn sai lệch, gặp khó khăn khi phát âm.
  • Kém tự tin: Xét về mặt phát triển tâm lý, mút ngón tay ở trẻ 4, 5 tuổi có thể xem là biểu hiện của sự thiếu tự tin. Bé có thể bị trêu ghẹo, cảm thấy mặc cảm, xấu hổ khi đến trường.

Trẻ mút tay sau khi bú có thể bị nôn trớ
Trẻ mút tay sau khi bú có thể bị nôn trớ

Phụ huynh cần làm gì để khắc phục tật mút tay ở trẻ sơ sinh?

Thói quen mút tay ở trẻ sơ sinh sẽ được bỏ dần cho đến khi bé được 2 tuổi. Thế nhưng, nếu hành động này kéo dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Do đó, phụ huynh nên tìm giải pháp khắc phục ngay. Dưới đây là một vài cách bố mẹ có thể áp dụng:

  • Đảm bảo trẻ không bị quá đói bụng. Hãy cho bé uống sữa khi con có dấu hiệu đòi ăn.
  • Nếu thỉnh thoảng trẻ mới ngậm tay, có thể là vì bé đang chán. Do đó, bạn có thể dùng đồ chơi đẹp để thu hút sự chú ý của con.
  • Nếu con mút tay vì đang trong kỳ mọc răng, bố mẹ có thể dùng gặm nướu an toàn. Lưu ý, cần đảm bảo đồ vật này được làm sạch. Từ đó tránh vi khuẩn trên gặm nướu gây hại cho bé.
  • Nhiều bé bị dọa hoặc bị đau đớn sau tiêm chủng khiến con thường đưa tay vào miệng để ngậm. Lúc này, phụ huynh cần dành nhiều thời gian để vui chơi, chăm sóc trẻ. Sự quan tâm này sẽ khiến con cảm thấy an tâm, thoải mái, dần bỏ được thói quen xấu.

Dùng đồ vật khác thu hút sự chú ý của con khi nhận thấy trẻ sắp mút tay
Dùng đồ vật khác thu hút sự chú ý của con khi nhận thấy trẻ sắp mút tay

Bài viết đã tổng hợp một số thông tin liên quan đến việc trẻ sơ sinh mút tay. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra một số tác hại nhất định. Do đó, phụ huynh nên quan tâm và có cách khắc phục kịp thời. Nếu còn câu hỏi nào khác, liên hệ ngay với Nha khoa Quốc tế DAISY qua Hotline 19009009 để được giải đáp nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết liên quan
Vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi
Cách vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi mà bố mẹ nên biết
 NGÀY ĐĂNG 02/10/2023
 13 XEM
Trẻ mọc cục thịt thừa ở lợi
Trẻ mọc cục thịt thừa ở lợi có sao không? Cách điều trị hiệu quả
 NGÀY ĐĂNG 28/09/2023
 51 XEM
Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách.
Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm
Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin !
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Chi Nhánh Ưu đãi
CHAT NGAY