Lợi là phần mô mềm bao quanh chân răng, có màu hồng nhạt. Trong cấu trúc hàm, nướu răng (lợi) đóng vai trò bảo vệ chân răng, ổn định răng đứng vững chắc trên cung hàm. Khi nướu răng bị tụt, phần mô mềm sẽ chuyển sang màu đỏ đậm hoặc nâu kèm theo sưng tấy. Chảy máu chân răng cũng là một trong những triệu chứng phổ biến. Lúc này, nướu răng của người bị tụt lợi sẽ dần co rút về phía dưới làm lộ chân răng ra ngoài. Điều đó đã tạo cơ hội cho các vi khuẩn bào mòn men răng, dẫn đến cảm giác đau nhức ê buốt.
Trong giai đoạn đầu của tình trạng viêm nướu sẽ xuất hiện triệu chứng tụt lợi chảy máu chân răng. Khi bạn hơi dùng lực đánh răng hoặc nhai thức ăn cứng thì cũng rất dễ khiến chân răng bị tổn thương. Nếu không điều trị tình trạng này kịp thời thì khả năng ăn nhai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tụt lợi chảy máu chân răng. Biết được các yếu tố khiến nướu răng bị tụt sẽ giúp bạn phòng tránh và tìm được cách điều trị hiệu quả.
Dựa vào tỷ lệ và độ hở của chân răng, nha sĩ có thể xác định mức độ nặng nhẹ của tình trạng tụt lợi. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn hướng điều trị phù hợp.
Trong giai đoạn đầu, bạn sẽ không cảm thấy đau nhức hay ê buốt nhiều. Lúc này, nha sĩ sẽ chỉ định bạn lấy cao răng, đánh bóng để điều trị bệnh lý này. Đây là kỹ thuật giúp loại bỏ các mảng bám, làm sạch mô lợi, vi khuẩn trong khoang miệng hiệu quả. Chính vì thế, nha sĩ luôn khuyến khích bạn đến thăm khám ngay nếu phát hiện mình bị tụt lợi. Điều này sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Đối với tình trạng tụt lợi chảy máu chân răng nặng, nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mức độ tổn thương của nướu răng. Sau đó, bác sĩ mới quyết định nên điều trị bằng kỹ thuật nha khoa nào. Hiện nay có 3 phương pháp phổ biến được áp dụng đó là:
Khi tình trạng tụt lợi tiến triển nặng hơn sẽ khiến các túi nha chu bị viêm nhiễm. Để điều trị triệt để tình trạng này và loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng, nha sĩ phải nạo túi nha chu. Sau khi thực hiện xong, bác sĩ sẽ khâu lại mô lợi của bạn tại vị trí gốc răng. Cuối cùng, nướu răng đã có thể khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Đây là phương pháp điều trị hiệu quả đối với trường hợp xương hàm bị phá hủy. Lúc này nha sĩ sẽ tiến hành ghép xương để tái tạo phần mô xương bị mất đi. Bằng cách này, tình trạng tụt lợi được khắc phục một cách triệt để.
Ghép mô lợi là phương pháp tái tạo lại phần lợi bị tụt. Bác sĩ sẽ tiến hành bù đắp bằng cách phủ kín lợi nhân tạo thay thế. Từ đó giúp khôi phục hình dáng của mô lợi trở lại như ban đầu. Đồng thời ngăn chặn tình trạng tụt lợi chảy máu chân răng tiếp diễn.
Để hạn chế nguy cơ mắc phải tình trạng tụt lợi chảy máu chân răng, bạn nên lưu ý những điều sau: