Đau răng là tình trạng phổ biến ở nhiều lứa tuổi. Nó có thể gặp từ trẻ nhỏ đến người lớn. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể kể đến là:
Trước khi tiến hành điều trị bằng các kỹ thuật nha khoa, người bệnh có thể dùng thuốc để giảm đau tạm thời. Nhiều người thắc mắc rằng uống nhiều thuốc giảm đau răng có sao không? Trên thực tế, nếu bạn dùng thuốc đúng loại được chỉ định, cũng như đúng liều lượng mà bác sĩ kê đơn thì sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Các loại thuốc giảm đau mà bác sĩ thường kê đơn cho người bệnh dùng trong trường hợp này là:
Đây là thuốc thường chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Thuốc có tác dụng giảm đau rất nhanh, kháng viêm và hạ sốt tốt. Các thành phần có trong nhóm thuốc này bao gồm: Ibuprofen, Aspirin, Meloxicam, Diclofenac,…
Tuy có tác dụng giảm đau nhanh chóng nhưng thuốc không phù hợp cho người mắc chứng máu khó đông, viêm loét dạ dày, phụ nữ có thai và cho con bú. Ngoài ra, người có trạng thái sức khỏe bình thường uống thuốc nhức răng nhiều có sao không? Nếu dùng không đúng cách, người bệnh có thể gặp phải tác dụng phụ, điển hình là ảnh hưởng tim mạch và tiêu hóa.
Thuốc giảm đau Paracetamol/ Acetaminophen nổi tiếng với tác dụng làm giảm đau tốt. Đây được xem là lựa chọn đầu tiên của hầu hết mọi người khi cần làm dịu cơn đau. Tuy nhiên, vì quá phổ biến nên nhiều người hoang mang rằng uống nhiều thuốc giảm đau răng này có sao không? Thực tế, bác sĩ khuyên rằng bạn cần dùng thuốc này đủ liều lượng ngay cả khi bệnh đã thuyên giảm. Thuốc sẽ phát huy tác dụng sau 15 – 30 phút và hiệu quả từ 4 – 6 giờ sau đó.
Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn trọng khi dùng Paracetamol/ Acetaminophen. Người bệnh không dùng thuốc giảm đau này khi dị ứng với thành phần của thuốc hoặc trong thời gian uống rượu vì có nguy cơ làm tổn thương gan.
Đây cũng là một phương pháp giúp giảm đau hiệu quả ngay tức thì. Một vài loại thuốc tê tại chỗ có thể kể đến như Benzocaine, Tetracaine, Lidocaine, Prilocaine,… Tuy nhiên, với loại thuốc giảm đau này thì người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, người dùng cần dừng thuốc ngay khi thấy cơ thể có các dấu hiệu nôn mửa, khó chịu,…
Ngoài việc dùng thuốc giảm đau, người bệnh có thể áp dụng một số cách đơn giản sau để giảm ngay triệu chứng khó chịu. Cụ thể:
Các loại thuốc giảm đau răng đều có tác dụng tốt. Nó giúp làm dịu triệu chứng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu người bệnh lạm dụng thuốc hoặc không tuân theo đúng hướng dẫn của bác sĩ có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Một vài tác động xấu đến sức khỏe dưới đây có thể giải đáp thắc mắc “uống nhiều thuốc giảm đau răng có sao không?”:
Đau răng là triệu chứng điển hình của các bệnh lý như: Sâu răng, viêm nướu, áp xe,…. Nhìn chung, các bệnh lý răng miệng đều xuất phát từ nguyên nhân làm sạch răng không hiệu quả. Do đó, bạn có thể tham khảo, cũng như áp dụng những điều sau để giảm thiểu tình trạng đau răng:
Để điều trị tận gốc răng bị đau, người bệnh cần lựa chọn nha khoa uy tín. Nếu chọn điều trị răng tại Nha khoa Quốc tế DAISY, bạn sẽ được các bác sĩ có chuyên môn tốt, tay nghề cao thăm khám và điều trị.
Không chỉ vậy, quá trình chẩn đoán sẽ được hỗ trợ thực hiện bởi công nghệ chụp hình ảnh CT Kavo OP 3D Pro. Nhờ đó, bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân răng bị đau và có phương pháp điều trị phù hợp. Vậy nên tình trạng đau nhức sẽ được giải quyết triệt để, người bệnh có thể thoải mái ăn nhai mà không cần lo lắng.
Bên cạnh đó, quá trình thăm khám và điều trị cũng sẽ được đảm bảo an toàn nhờ hệ thống vô trùng chuẩn B Châu Âu Mocom Classic. Theo đó, dụng cụ y khoa sẽ được khử khuẩn trước khi dùng để khám và điều trị. Đồng thời, mỗi khách hàng sẽ được chăm sóc theo tiêu chuẩn 1 bác sĩ riêng, 1 phòng khám riêng và 1 bộ dụng cụ chuyên biệt.
Thông tin trong bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc “uống nhiều thuốc giảm đau răng có sao không?”. Vì thế, khi bị đau răng, bạn nên sắp xếp thời gian đến nha khoa để thăm khám và được sự hỗ trợ từ bác sĩ. Liên hệ ngay với Nha khoa DAISY qua hotline 19009009 để được đặt lịch hẹn thăm khám sớm nhé!