Đối với trẻ em, răng sữa sẽ hoàn thiện với số lượng 20 chiếc. Trẻ sẽ mọc những chiếc răng đầu tiên trong khoảng 6 tháng tuổi và hoàn tất vào năm 3 tuổi. Thông thường, mỗi trẻ sẽ có 10 chiếc răng ở hàm dưới và 10 răng ở hàm trên. Bên cạnh đó, răng ở hàm dưới thường sẽ mọc trước răng ở hàm trên.
Điểm đặc biệt của răng sữa là có lớp men răng mỏng hơn. Cũng vì lý do này mà trẻ em dễ bị sâu răng hơn so với người lớn. Thêm vào đó, răng sữa thường phát triển theo chiều ngang hơn chiều cao. Vậy nên trông răng sữa sẽ có vẻ tròn hơn răng vĩnh viễn.
Nếu không được vệ sinh thường xuyên, khoang miệng sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển. Từ đó dễ gây sâu răng hoặc thậm chí là những bệnh lý nguy hiểm hơn. Một số ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé nếu không được vệ sinh răng miệng là:
Vệ sinh cho trẻ đúng cách ngay từ khi mọc những chiếc răng đầu tiên sẽ mang đến nhiều lợi ích về sau. Một số lợi ích có thể kể đến như:
Làm sạch răng cho bé 1 tuổi không dễ vì khoang miệng của bé còn quá nhỏ, nếu bố mẹ không cẩn thận có thể làm tổn thương răng miệng của bé. Không chỉ vậy, trong trường hợp trẻ quấy khóc, phụ huynh còn khó làm sạch răng cho bé hơn nữa. Dưới đây là một số cách vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi mà bạn có thể tham khảo:
Tuy bé chưa mọc răng nhưng bố mẹ vẫn nên vệ sinh nướu giúp con. Vì thức ăn dặm và sữa vẫn có thể để lại cặn gây hại cho khoang miệng của trẻ trong giai đoạn này. Nếu bé chưa mọc răng, bạn có thể vệ sinh bằng cách dùng miếng bông gạc hoặc một miếng vải mềm thấm nước, hoặc nước muối sinh lý lau nhẹ nướu răng của con. Bố mẹ có thể làm sạch bằng cách đó mỗi ngày 1 lần, kết hợp trong lúc tắm cho trẻ.
Đối với những bé đã bắt đầu mọc răng, bố mẹ có thể dùng loại bàn chải mềm gắn vào ngón tay để nhẹ nhàng chà lên răng và quanh nướu của con. Trước đó, bố mẹ có thể nhúng bàn chải vào nước sạch hoặc nước muối sinh lý để tăng hiệu quả làm sạch. Kế tiếp, bạn cần dùng một khăn vải mềm để lau lại răng, nướu một lần nữa là được. Cách này sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn bám trên nướu, cũng như những chiếc răng mới mọc của bé.
Ngoài răng và nướu, lưỡi cũng là bộ phận cần được vệ sinh. Bởi cặn thức ăn, đặc biệt là bột ăn dặm, cháo hoặc sữa đối với bé 1 tuổi rất dễ bám lại trên lưỡi. Từ đó tạo môi trường để vi khuẩn phát triển, gây nên bệnh lý răng miệng. Nếu lưỡi không được vệ sinh, bộ phận này còn có thể nổi mụn nước, khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, không chịu ăn uống. Điều đó còn nghiêm trọng hơn khi ảnh hưởng đến sự phát triển chung của trẻ.
Để vệ sinh lưỡi cho bé, bạn cũng dùng bông gạc mềm, thấm nước sạch chà lên lưỡi của trẻ. Bố mẹ lưu ý là cần chà xát nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương, gây đau đớn cho trẻ.
Ngoài những cách vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi được gợi ý ở trên, bố mẹ cần lưu ý những điều sau để đảm bảo sức khỏe của con, cũng như việc làm sạch răng có hiệu quả:
Trên đây là những cách vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi hiệu quả được các chuyên gia khuyên dùng. Tùy vào tình trạng mọc răng của bé mà bạn có thể áp dụng các phương pháp khác nhau. Nếu gặp phải những vấn đề bất thường liên quan đến răng miệng của trẻ, bạn có thể liên hệ hotline của Nha khoa Quốc tế DAISY 19009009 để đặt lịch khám sớm nhất.