Có thể bạn quan tâm:
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng viêm lợi sau bọc sứ. Cụ thể:
Thông thường, phần lợi bao xung quanh cổ răng sẽ bám dính vào phần chân răng. Nhờ đó tạo thành một hàng rào bảo vệ để vi khuẩn không thể xâm nhập. Đồng thời, điều này còn giúp vụn thức ăn không bị mắc lại hay tác động vào nha chu gây nên tình trạng viêm nhiễm.
Nếu trong quá trình bọc sứ, bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật làm xâm lấn sâu vào trong nướu sẽ khiến khoảng sinh học bị ảnh hưởng. Do vậy, vi khuẩn có điều kiện tấn công vào nha chu, gây nên tình trạng viêm. Hơn nữa, chúng còn phá vỡ cơ cấu tổ chức quang chân răng. Có thể nói rằng đây là lý do làm tình trạng viêm lợi sau khi bọc răng sứ trở nên phức tạp và khó xử lý hơn.
Các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy,… cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng này. Bởi lẽ, trước khi bọc sứ, mầm mống vi khuẩn đã tồn tại. Nên khi lớp mão sứ phủ bên ngoài răng thật, vi khuẩn sẽ có môi trường sinh sôi và phát triển. Lâu ngày dẫn đến hư răng và ảnh hưởng tới lợi làm viêm nhiễm sau khi bọc sứ.
Theo thống kê, yếu tố vệ sinh răng miệng chiếm 80% nguyên nhân gây nên viêm nướu sau khi làm răng sứ. Lý do là vì tâm lý con người thường chủ quan cho rằng bọc sứ sẽ có một lớp sứ bên ngoài bảo vệ. Do vậy, không cần vệ sinh kỹ lưỡng răng miệng. Thế nhiên, lơ là việc chăm sóc, vệ sinh sẽ tạo điều kiện cho thức ăn thừa mắc vào kẽ răng. Từ đó mà cổ răng bị tổn thương, gây ra những biến chứng khó lường.
Yếu tố tương thích sinh học rất quan trọng. Vì nếu cơ địa không thích ứng với vật liệu sứ thì sẽ gây nên tình trạng răng bọc sứ bị sưng nướu. Điều này thường xảy ra khi sử dụng sứ kim loại. Đối với răng toàn sứ thì tỷ lệ thấp hơn. Ngoài ra, nguyên nhân khác nữa là do bọc răng sứ kém chất lượng. Vì vậy, bạn hãy lựa chọn nha khoa uy tín sử dụng sứ chính hãng để thực hiện bọc sứ nhé.
Nguyên nhân cuối cùng được liệt kê chính là mão răng sứ được thiết kế không chuẩn. Điều này làm răng sứ không khớp với răng thật, tạo nên những kẽ hở. Thông qua kẽ hở ấy, thức ăn bị vướng lại. Lâu ngày làm răng yếu đi. Hơn nữa, răng không sát khít rất dễ bung bật khiến cho chân răng bị tác động gây tổn thương.
Bọc răng sứ bị viêm lợi hay còn gọi là viêm chân răng bọc sứ. Đây là tình trạng lợi từ màu hồng nhạt chuyển sang màu đỏ thẫm hoặc nâu. Nướu bị sưng đỏ, gây nên cảm giác đau đớn, ê buốt kéo dài. Lâu ngày nếu không được chữa trị sẽ có thể bị mất răng. Diễn tiến tình trạng viêm nướu răng sứ bao gồm 2 giai đoạn: Viêm lợi cục bộ rồi đến viêm cận răng.
Tình trạng răng bọc sứ bị sưng nướu sẽ gây nên những ảnh hưởng như sau:
Vì thế, khi phát hiện tình trạng này, bạn cần đến ngay nha khoa để được bác sĩ thăm khám. Từ đó, đưa ra phác đồ điều trị kịp thời nhằm hạn chế biến chứng nguy hiểm.
Bọc răng sứ bị viêm lợi là tình trạng thường xảy ra khi người dùng đến nha khoa không chất lượng. Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, bạn cần lưu ý các triệu chứng sau để kịp thời điều trị:
Nêu thấy xuất hiện những hiện tượng trên, bạn cần đến ngay phòng khám nha khoa để khắc phục kịp thời. Từ đó tránh những tác hại nghiêm trọng có thể xảy ra.
Khi người dùng gặp tình trạng viêm lợi sau khi bọc răng sứ cần đến ngay nha khoa để được khắc phục kịp thời. Tùy vào nguyên nhân và tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Cụ thể:
Cắt lợi hay phẫu thuật ghép lợi là tiểu phẫu giúp cải thiện hiện tượng viêm chân răng bọc sứ. Đối với phương pháp cắt lợi sẽ phù hợp với trường hợp viêm lợi làm tiêu xương ổ răng. Lúc này, bác sĩ sẽ làm sạch phần lợi bị viêm. Sau đó tiến hành cắt bỏ. Mục đích là để phần mão răng sứ không chụp lên trên răng quá nhiều.
Còn với phẫu thuật ghép lợi sẽ áp dụng với trường hợp lợi tổn thương nặng hơn. Thao tác bao gồm tháo răng sứ cũ và tiểu phẫu để tái tạo khoảng không sinh học rồi làm lại răng sứ mới.
Việc vệ sinh răng miệng và chăm sóc nướu đúng cách sẽ giúp hạn chế tình trạng viêm lợi sau khi bọc răng sứ. Bạn hãy chải răng 2-3 lần/ ngày bằng bàn chải lông mềm, đầu nhỏ với lực nhẹ nhàng để tránh việc lợi bị xước nhé. Đừng quên chải vào phần lưỡi và các ngóc ngách của kẽ răng.
Sử dụng kết hợp nước muối sinh lý, nước súc miệng để có hơi thở thơm mát. Dùng thêm bàn chải kẽ, chỉ nha khoa, máy tăm nước,… để vệ sinh răng miệng sạch sẽ hơn.
Việc chăm sóc răng miệng đúng cách mỗi ngày không những hạn chế tối đa bệnh viêm lợi mà còn giúp răng bạn chắc khỏe, thơm mát.
Trong trường hợp bạn bị viêm lợi vì kích ứng với chất liệu sứ thì nên chọn lựa răng sứ mới. Lưu ý sử dụng vật liệu toàn sứ sẽ có độ tương thích sinh học cao hơn. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ răng sứ thẩm mỹ, nhiều loại răng sứ ra đời có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của bạn. Điển hình như răng sứ Emax, răng sứ Cercon, Lava Plus, Ngọc trai,…
Giá thành của chúng cũng không quá cao mà còn có tuổi thọ lâu dài đến 15-20 năm. Ngoài ra, theo các chuyên gia, răng toàn sứ có chất liệu tốt và hạn chế biến chứng có thể xảy ra.
Cách khắc phục viêm lợi cuối cùng được Nha khoa Quốc tế DAISY nhắc đến chính là bọc răng sứ mới. Răng sứ cũ sẽ được thay thế bằng răng sứ mới sát khít với răng thật. Hơn nữa, cùi răng được mài theo tỷ lệ phù hợp. Nhờ vậy mà đảm bảo tính thẩm mỹ và hạn chế triệt để tình trạng viêm lợi.
Quy trình bọc răng sứ an toàn tại Nha khoa Quốc tế DAISY
Trên đây là tất tần tật chia sẻ liên quan đến viêm lợi sau khi bọc sứ. Hy vọng mang đến nhiều kiến thức hữu ích cho bạn. Vui lòng liên hệ Hotline 1900 9009 nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác. Nha khoa Quốc tế DAISY luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất!