Sái quai hàm (trật khớp hàm) có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây là tình trạng xương quai hàm bị trật ra khỏi vị trí vốn có. Người bị lỏng dây chằng, cơ xương hàm sẽ là những đối tượng thường bị trật khớp hàm. Đặc biệt, người đã từng bị sái quai hàm sẽ rất dễ gặp lại trường hợp này trong tương lai.
Bạn cần tìm cách chữa sái quai hàm tại nhà hoặc đến cơ sở y tế ngay khi nhận thấy tình trạng này. Bởi vì khi xương quai hàm bị lệch, người bệnh có thể gặp phải những ảnh hưởng như:
Tình trạng trật khớp hàm nếu để lâu có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể. Trong trường hợp xương quai hàm chỉ bị lệch nhẹ hoặc chưa có cơ hội đến các cơ sở y tế để điều trị, bạn có thể áp dụng các cách chữa sái quai hàm tại nhà hiệu quả dưới đây:
Cách chữa sái quai hàm tại nhà đầu tiên mọi người nên áp dụng là thư giãn. Bên cạnh việc dành thời gian nghỉ ngơi cho bản thân, bạn cũng cần tránh những việc có tác động lực lớn vào xương hàm. Nếu ngủ thì bạn nên ngửa mặt lên trên để xương hàm không bị lệch nghiêm trọng hơn. Đồng thời hạn chế mở to khuôn miệng trong 6 tuần đầu khi bị lệch khớp hàm.
Sái quai hàm sẽ được cải thiện nếu bạn có chế độ ăn uống phù hợp. Bạn nên ưu tiên các món ăn mềm, dạng lỏng. Đồng thời hạn chế các món ăn dai hoặc quá cứng. Tránh làm xương hàm phải nhai, hoạt động nhiều. Đây là mẹo chữa sái quai hàm hiệu quả mà ít người chú ý đến.
Cách chữa sái quai hàm tại nhà tiếp theo bạn có thể thực hiện là chườm khăn ấm. Phương pháp thoạt nghe đơn giản này nhưng lại mang đến hiệu quả rất lớn. Sau một thời gian thực hiện, vị trí xương hàm bị lệch gây đau nhức sẽ được cải thiện rất nhiều.
Để áp dụng mẹo này, bạn cần một chiếc khăn đã được làm ấm. Sau đó đặt khăn lên trên vị trí xương hàm bị lệch trong khoảng 20 phút rồi thả khăn ra. Người bệnh nên thực hiện khoảng 1 – 2 giờ/ngày để nhận thấy hiệu quả. Sau một thời gian áp dụng thì có thể giãn thời gian thực hiện xuống còn 3 đến 4 lần/ngày.
Tự massage quai hàm cũng có thể giúp cải thiện tình trạng trật khớp hàm. Khi bắt đầu, bạn cần dùng ngón giữa và ngón trỏ ấn vào vị trí hàm bị đau. Sau đó giữ lực ấn ổn định và bắt đầu xoay tròn. Thả ra sau vài phút, mở miệng và lặp lại.
Trong trường hợp gặp phải các triệu chứng nặng khi bị lệch khớp hàm như chảy máu, khó thở,… bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị. Bạn tuyệt đối không được tự nắn chỉnh hay bẻ khớp hàm. Việc này có thể gây ra nhiều cơn đau và các biến chứng nguy hiểm như: Méo miệng, lệch hàm.
Nếu được đưa đến cơ sở y tế, bác sĩ sẽ thăm khám mức độ sai lệch khớp hàm. Sau đó chỉ định bạn phương án điều trị phù hợp tương ứng, nắn chỉnh hoặc phẫu thuật xương hàm.
Một số vấn đề bạn cần lưu ý để chủ động phòng tránh tình trạng sái quai hàm:
Bài viết đã giới thiệu một số cách chữa sái quai hàm tại nhà hiệu quả. Hy vọng những nội dung trên mang đến quý độc giả nhiều giá trị hữu ích. Hãy gọi ngay đến hotline 19009009 để được Nha khoa DAISY giải đáp nếu còn thắc mắc nào khác nhé!