Sái quai hàm có tự khỏi không? Cách xử lý hiệu quả
Logo
hotline
1900 9009
Hotline hỗ trợ 24/7
Time
T.Hai - C.Nhật
9AM - 8PM

Sái quai hàm có tự khỏi không? Cách xử lý hiệu quả

CHIA SẺ
Doctor

Được viết bởi: Phạm Thị Hồng Loan vào ngày 30 tháng 05 năm 2023.

Tham vấn: Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Hoàng Thùy Nhiên

Cười to, há miệng lớn,… đều là những hoạt động có thể khiến xương hàm bị lệch. Tình trạng này sẽ gây ra nhiều hệ lụy, khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy giảm. Vậy làm sao để khắc phục hiện tượng trên? Liệu sái quai hàm có tự khỏi không? Nha khoa DAISY sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này ở bài viết dưới đây. Cùng theo dõi để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé! 

Sái quai hàm có tự khỏi không?

Sái quai hàm hay còn được gọi là trật khớp hàm. Đây là trường hợp xương quai hàm bị lệch ra khỏi vị trí vốn có. Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này như nằm ngủ sai tư thế, nghiến răng khi ngủ, cười hoặc há miệng to, nhai thức ăn cứng,…

Trường hợp này dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ gây ra nhiều trở ngại cho người bệnh khi ăn uống, giao tiếp. Vậy có thể điều trị tình trạng này bằng cách nào? Bị sái quai hàm có tự khỏi không? Tình trạng xương quai hàm bị lệch không thể tự khỏi nếu không có sự tác động tích cực từ bên ngoài. Điển hình như nắn chỉnh hàm, phẫu thuật xương,…

Bạn không nên tự ý nắn chỉnh xương tại nhà kể cả khi chỉ bị lệch xương nhẹ. Bởi vì khi thực hiện không đúng cách, tình trạng này sẽ trở nên trầm trọng hơn. Nhiều dây thần kinh ở mặt cũng như các bộ phận liên quan sẽ bị ảnh hưởng. Người bệnh có thể gặp phải nhiều hệ lụy khó điều trị như: Liệt miệng, méo miệng,… Vì thế, để duy trì sức khỏe của cơ thể, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được khắc phục.

Sái quai hàm không thể tự khỏi
Sái quai hàm không thể tự khỏi

Tình trạng sái quai hàm làm sao để khắc phục?

Sái quai hàm có tự khỏi không? Câu trả lời là “KHÔNG”. Vậy làm thế nào để điều trị tình trạng này? Mức độ xương hàm bị lệch ở mỗi người là không giống nhau. Theo đó, tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương án khắc phục. Cụ thể như:

Trường hợp sái quai hàm mức độ nhẹ

Khi biết câu trả lời sái quai hàm có tự khỏi không, bạn nên đến cơ sở y tế ngay nếu nhận thấy xương hàm của mình bị lệch. Trong trường hợp người bệnh bị trật khớp hàm nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành nắn chỉnh xương. Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Người bệnh sẽ được tiêm thuốc giãn cơ hoặc thuốc giảm đau để hạn chế cơn đau trong quá trình thực hiện.
  • Bước 2: Bác sĩ sẽ điều chỉnh sao cho bạn ngồi đúng tư thế để lưng, mặt đều thẳng. Mục đích để người bệnh được thoải mái và quá trình diễn ra cũng thuận lợi nhất.
  • Bước 3: Hai miếng gạc sẽ được đặt lên mặt nhai ở hai bên nhóm răng hàm lớn phía dưới.
  • Bước 4: Bác sĩ dùng 2 ngón tay cái ấn một lực vừa phải trên toàn bộ xương hàm theo hướng xuống phía dưới và ra sau nhiều lần.

Sau khi hoàn thành, bạn sẽ nhận thấy phần xương hàm bị lệch trước đó được thả lỏng và dễ dàng cử động hơn rất nhiều. Bởi vì lúc này, khớp xương hàm bị lệch đã trở về đúng vị trí vốn có.

Bác sĩ tiến hành nắn chỉnh xương hàm khi tình trạng này ở mức độ nhẹ
Bác sĩ tiến hành nắn chỉnh xương hàm khi tình trạng này ở mức độ nhẹ

Trường hợp sái quai hàm mức độ nặng

Sái quai hàm sẽ không thể tự khỏi, đặc biệt là khi tình trạng này ở mức độ nặng. Trật khớp hàm nghiêm trọng thường không xảy ra phổ biến. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định bạn phẫu thuật hàm. Phương pháp chỉ áp dụng khi việc nắn chỉnh xương không mang lại hiệu quả.

Phẫu thuật xương hàm là phương án cần xâm lấn đến cấu trúc gương mặt. Do đó, bạn cần lựa chọn địa chỉ uy tín để thực hiện, nơi có nhiều bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt.

Trường hợp xương hàm bị trật nghiêm trọng sẽ cần khắc phục bằng phương pháp phẫu thuật
Trường hợp xương hàm bị trật nghiêm trọng sẽ cần khắc phục bằng phương pháp phẫu thuật

Lưu ý cần biết sau khi nắn chỉnh quai hàm

Tình trạng trật khớp hàm không thể tự khỏi mà cần có sự tác động phù hợp từ bác sĩ. Sau khi xương quai hàm được nắn chỉnh, bạn cần lưu ý một vài yếu tố sau để tình trạng này được khắc phục hoàn toàn:

  • Tránh việc đột ngột cười lớn hoặc ngáp, há miệng to.
  • Chú ý và bỏ dần thói quen nghiến răng khi ngủ.
  • Hạn chế dùng các thực phẩm cứng cũng như tránh để xương hàm bị tác động lực mạnh như bị chấn thương, chịu va đập,…
  • Ưu tiên những món ăn dạng mềm, lỏng để dễ nhai và tiêu hóa.
  • Đánh răng và vệ sinh khoang miệng kỹ lưỡng hàng ngày.
  • Thực hiện thường xuyên các bài tập xoa bóp mặt, xương hàm. Mục đích để xương hàm linh hoạt, dẻo dai hơn.
  • Đảm bảo ngủ đúng tư thế (mặt nằm ngửa), đúng giờ và đủ giấc.
  • Khi nhận thấy xương hàm bị co cứng hoặc bị chuột rút thì cần chườm khăn ấm lên trên ngay.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ sinh hoạt phù hợp. Hạn chế để cơ thể bị quá tải, stress, mệt mỏi,…
  • Thường xuyên kiểm tra xương quai hàm tại nhà. Đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy có điều bất thường như cảm thấy đau xương hàm khi ăn nhai, nói chuyện, cơ miệng khó cử động,…

Tránh việc đột ngột ngáp
Tránh việc đột ngột ngáp

Như vậy, thắc mắc “sái quai hàm có tự khỏi không?” đã được giải đáp ở phía trên. Hy vọng bài viết này mang đến nhiều thông tin hữu ích cho quý độc giả. Từ đó giúp bạn chủ động hơn trong việc ngăn ngừa, khắc phục tình trạng trật khớp hàm. Nếu còn câu hỏi nào khác hoặc cần được kiểm tra sức khỏe răng miệng, đừng ngại liên hệ với Nha khoa DAISY qua hotline 19009009 bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết liên quan
Cấu tạo cổ họng
Cấu tạo cổ họng như thế nào? Những thông tin cần biết
 NGÀY ĐĂNG 28/09/2023
 20 XEM
Cấu tạo của lưỡi
Cấu tạo của lưỡi như thế nào? Những điều cần biết
 NGÀY ĐĂNG 08/09/2023
 215 XEM
Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách.
Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm
Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin !
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Chi Nhánh Ưu đãi
CHAT NGAY