Bệnh viêm họng hạt ở lưỡi xảy ra do tế bào lympho hoạt động quá mức để tiêu diệt tác nhân gây hại trong khoang miệng. Khi đó lympho sưng lên thành hạt trắng hoặc đỏ ở vị trí như cuống lưỡi, đáy lưỡi. Viêm họng hạt ở lưỡi khiến người bệnh bị khô họng, cảm giác đau rát họng, khó nuốt, vướng víu,…
Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính, khiến quá trình điều trị về sau càng trở nên khó khăn hơn. Thậm chí, viêm họng hạt còn có thể biến chứng thành viêm phế quản, viêm khí quản, viêm amidan hoặc áp xe thành họng. Không chỉ vậy, người bệnh còn có thể gặp biến chứng nguy hiểm hơn như bệnh tim mạch, biến chứng thấp khớp hoặc ung thư vòm họng,…
Có thể thấy, nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Do đó, người bệnh nên thăm khám hoặc thực hiện những cách chữa viêm họng hạt ở lưỡi tại nhà ngay khi phát hiện triệu chứng của bệnh.
Bên cạnh việc thăm khám, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể kết hợp với những cách chữa viêm họng hạt ở lưỡi tại nhà. Điều này sẽ làm giảm triệu chứng, tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh. Đồng thời giúp sức khỏe phục hồi nhanh hơn.
Vì có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ, muối thường được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh lý viêm nhiễm. Do đó, người bệnh có thể sử dụng nước muối ấm để chữa viêm họng hạt.
Nếu áp dụng cách chữa viêm họng hạt ở lưỡi tại nhà bằng nước muối ấm đều đặn hằng ngày, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng giảm rõ rệt. Điển hình như giúp giảm tình trạng sưng đau ở cổ họng, dịu niêm mạc lưỡi và họng. Ngoài ra, nước muối ấm còn có thể ức chế virus. Từ đó ngăn tình trạng này lây lan đến những nơi khác của hệ hô hấp. Trong một số trường hợp, nước muối ấm còn giúp giảm ho, loãng đờm.
Bạn chỉ cần hòa tan nửa muỗng muối vào khoảng 300ml nước ấm. Sau đó súc miệng trong 1 – 3 phút. Để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên thực hiện phương pháp này từ 2 – 3 lần mỗi ngày và súc nước muối liên tục 5 – 7 ngày để giúp tình trạng bệnh thuyên giảm nhanh hơn.
Dùng mật ong và chanh là một trong những cách chữa viêm họng hạt ở lưỡi tại nhà phổ biến mà bạn có thể áp dụng. Quả chanh có chứa thành phần Acid citric giúp loại bỏ đờm ứ, đồng thời đánh bật mùi hôi miệng do vi khuẩn gây ra. Trong khi đó, mật ong lại có tác dụng làm dịu niêm mạc, cũng như ức chế vi khuẩn gây nhiễm trùng. Vì thế, sự kết hợp giữa mật ong với chanh có khả năng kiểm soát hiệu quả bệnh viêm họng hạt, tăng cường sức đề kháng.
Người bệnh có thể thực hiện theo cách sau:
Để phương pháp này nhanh chóng phát huy hiệu quả, bạn nên uống nước chanh mật ong mỗi ngày 2 lần (vào buổi sáng và tối). Trong trường hợp người bệnh viêm họng hạt là trẻ nhỏ, phụ huynh có thể thay thế mật ong bằng đường phèn.
Gừng không chỉ là gia vị giúp tăng thêm hương vị cho nhiều món ăn, mà còn là vị thuốc chữa được nhiều bệnh. Đặc biệt, gừng có vị cay, tính ấm nên rất tốt cho những người bị ho, viêm họng. Không chỉ vậy, nhiều nghiên cứu cho thấy gừng có chứa Gingerol có khả năng kháng virus RSV, chống oxy hóa, kháng viêm hiệu quả. Từ đó cải thiện tình trạng sưng, viêm ở niêm mạc ở lưỡi và cuống họng.
Cách chữa viêm họng hạt ở lưỡi tại nhà khá đơn giản. Người bệnh chỉ cần rửa sạch củ gừng, kế đó thái thành lát mỏng. Sau khi ngủ dậy vào mỗi buổi sáng, bạn có thể ngậm hoặc nhai trực tiếp 1 – 2 lát gừng. Điều đó sẽ giúp cho tinh dầu trong gừng thẩm thấu vào niêm mạc vùng lưỡi và họng. Phần còn lại, bạn có thể cho vào hộp bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu kiên trì ngậm gừng mỗi ngày, người bệnh sẽ thấy bệnh viêm họng hạt giảm sau khoảng 5 – 7 ngày.
Trong trường hợp không thể ngậm trực tiếp, bạn cũng có thể pha trà gừng để uống. Dù vậy, người bệnh chỉ nên uống buổi sáng liên tục trong 1 tuần. Bởi gừng có tính ấm, nếu dùng quá nhiều sẽ gây hại cho dạ dày.
Một trong những cách chữa viêm họng hạt ở lưỡi tại nhà là dùng tỏi. Theo một vài nghiên cứu cho thấy, trong tỏi có chứa hàm lượng hoạt chất Allicin cao. Đây là chất có tác dụng ức chế hoạt động của virus, vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Bên cạnh đó, tỏi còn có tác dụng chống oxy hóa, làm giảm tình trạng sưng viêm hiệu quả, nhất là vùng niêm mạc cổ họng.
Người bệnh có thể thực hiện điều trị viêm họng hạt theo một trong hai cách sau:
Bạc hà cũng là loại thảo dược có khả năng chữa nhiều bệnh. Bởi trong bạc hà có chứa nhiều khoáng chất và vitamin, điển hình như vitamin A, C, sắc, canxi, kali, maggie,… giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt, hoạt chất Acid Rosmarinic trong bạc hà có tác dụng chống viêm, giảm ngứa cổ họng. Vậy nên uống trà bạc hà cũng là một trong những cách chữa viêm họng hạt ở lưỡi tại nhà hiệu quả.
Ngoài ra, bạc hà còn có thành phần menthol giúp loại bỏ mùi hôi trong miệng, đồng thời làm loãng dịch đờm ứ trong cổ họng. Cách thực hiện như sau:
Theo Đông y, lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, cũng như giảm ngứa ngáy hiệu quả. Vậy nên dùng lá trầu không kết hợp với gừng tươi có thể giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh viêm họng hạt.
Người bệnh chỉ cần thái nhỏ gừng cùng với lá trầu không. Kế đó đem hãm với nước sôi trong khoảng 10 phút là có thể uống được. Khi uống trà, bạn nên nhấp từng ngụm nhỏ để tinh chất trong lá trầu không và gừng tươi thẩm thấu vào cổ họng.
Bên cạnh việc là một loại rau gia vị, lá tía tô còn được biết đến là một loại thảo dược có khả năng giải cảm, giảm đau họng, tiêu viêm. Không chỉ vậy, trong tía tô có các hợp chất thực vật cùng với tinh dầu thơm có thể giúp phục hồi mô hầu họng bị tổn thương. Đồng thời, nó giúp tiêu viêm, loại bỏ mùi hôi khó chịu.
Theo chuyên gia, viêm họng hạt là bệnh lý mãn tính nên có thể dai dẳng kéo dài. Dù bệnh có triệu chứng không nguy hiểm nhưng lại rất dễ tái phát nếu không điều trị triệt để:
Bài viết đã gợi ý 7+ cách chữa viêm họng hạt ở lưỡi tại nhà đơn giản và hiệu quả nhất. Bạn có thể tham khảo áp dụng những cách trên để giảm triệu chứng đau họng, khó chịu, cũng như đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe. Nếu cần tư vấn thêm hoặc đặt lịch hẹn, bạn có thể liên hệ hotline 19009009 để được Nha khoa DAISY hỗ trợ nhé!