Viêm niêm mạc má là bệnh lý rất thường gặp. Dù bệnh không quá nguy hiểm, thế nhưng lại gây đau rát khó chịu, làm giảm chất lượng sống của người bệnh. Vậy nên tìm hiểu, áp dụng phương pháp điều trị phù hợp là một điều vô cùng cần thiết.
Niêm mạc miệng là lớp mô mềm bao phủ toàn bộ khoang miệng và lưỡi. Trong đó, niêm mạc má có thể hiểu là phần má trong. Nhìn chung, mô mềm này rất dễ tổn thương, viêm nhiễm nếu bị tác động vật lý hoặc tác nhân gây bệnh tấn công.
Có thể hiểu rằng, viêm niêm mạc má (hay loét niêm mạc miệng) là tình trạng vùng má, môi, lưỡi bị tổn thương. Điều đó dẫn đến sự sinh sản của các tế bào niêm mạc bị dừng lại. Vì thế, tế bào không thể thực hiện chức năng tự hồi phục, bảo vệ khoang miệng khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Khi đó, cơ thể sẽ tự tạo ra phản ứng viêm để chống lại vi khuẩn.
Bên cạnh đó, khi vết thương hở bị vi khuẩn tấn công sẽ khiến tình trạng trở nên lâu lành, thậm chí các vết loét còn trở nên nghiêm trọng hơn và xuất hiện mủ trắng. Tình trạng viêm niêm mạc má có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, không theo chu kỳ cụ thể. Ngoài ra, bệnh lý này cũng gây đau rát khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
Triệu chứng thường thấy của viêm niêm mạc má là xuất hiện vết loét hoặc đốm đỏ, trầy xước tại vùng má trong khoang miệng. Vết loét có dạng tròn hoặc hình oval. Đa số các vết này chỉ là 1 hoặc bao gồm nhiều vết. Đồng thời, chúng có thể tập trung hoặc phân bố rải rác xung quanh niêm mạc má với kích thước khác nhau. Cụ thể như:
Ngoài ra, người bệnh còn có thể quan sát thấy viền màu đỏ ở viền vết thương. Trong khi đó, ở trung tâm vết thương có màu vàng, trắng. Bệnh sẽ gây đau rát dữ dội trong khoảng từ 2 – 3 ngày đầu tiên và giảm dần về sau.
Tình trạng viêm niêm mạc má có thể xảy ra do nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Một vài lý do phổ biến dẫn đến bệnh lý này có thể kể đến là:
Viêm niêm mạc má không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bệnh lý này gây đau rát. Đây là triệu chứng khó chịu nhất, bởi nó gây khó khăn cho người bệnh khi ăn uống, giao tiếp,…. Đa số các trường hợp đều có khả năng tự khỏi sau 7 – 14 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể điều trị bằng phương pháp chăm sóc đơn giản từ bên trong và bên ngoài để đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Như đã đề cập, tình trạng niêm mạc má bị viêm loét có thể tự khỏi mà không cần thăm khám. Tuy nhiên, với những trường hợp như vết loét nhiều hoặc kéo dài hơn 3 tuần mà vẫn không thuyên giảm thì người bệnh cần đến gặp bác sĩ để thăm khám. Bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nào đó. Sau khi kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp.
Để giảm đau rát và triệu chứng do bệnh lý này gây ra, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc như: Thuốc giảm đau hạ sốt, dung dịch sát khuẩn khoang miệng như Orabase, Zilactin,… hoặc dùng thuốc tê Lidocain để giảm đau tại chỗ. Bên cạnh đó, nếu niêm mạc miệng bị viêm do nhiễm virus, nhiễm khuẩn thì bác sĩ sẽ kê thuốc kháng viêm, kháng sinh hoặc kháng virus để điều trị bệnh.
Trong thời gian niêm mạc má bị viêm loét, việc vệ sinh răng miệng thường khó khăn hơn nhiều. Vì chỉ cần chạm nhẹ, người bệnh cũng cảm thấy đau rát. Do đó, bạn có thể thay đổi cách đánh răng trong thời gian này để tránh vết loét trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này, bạn có thể vệ sinh răng miệng bằng bàn chải đánh răng đầu tròn, lông mềm. Đồng thời, người bệnh nên thao tác nhẹ nhàng, từ tốn, tránh dùng lực mạnh và chạm vào vết thương khi đánh răng.
Ngoài ra, bạn nên chọn kem đánh răng, nước súc miệng dịu nhẹ. Đặc biệt là có thành phần giảm sưng viêm trong khoảng thời gian bị viêm niêm mạc má.
Những trường hợp viêm loét niêm mạc do dị ứng thức ăn, bạn cần xác định chính xác thực phẩm gây kích ứng. Sau đó loại bỏ món này ra khỏi chế độ ăn uống hằng ngày. Không chỉ vậy, người bệnh cần bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C, nhóm B, PP để phòng tránh tình trạng viêm niêm mạc má.
Ngoài ra, bạn nên hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia, cũng như ăn món cay, mặn,… Trong trường hợp vết loét bị đau nhiều, người bệnh nên dùng ống hút để uống nước. Đồng thời nên uống nước mát để giảm sưng viêm.
Những thông tin trên bài đã giải đáp vấn đề liên quan đến viêm niêm mạc má. Khi gặp phải tình trạng này, bạn có thể áp dụng các phương pháp được gợi ý để điều trị bệnh, giúp sức khỏe phục hồi nhanh hơn. Ngoài ra, nếu bạn cần tư vấn thêm thông tin, vui lòng liên hệ hotline 19009009 để được Nha khoa DAISY hỗ trợ nhé!