Trong quá trình phát triển, mỗi người đều sẽ lần lượt có hai bộ răng trên cung hàm. Đó là bộ răng sữa và răng vĩnh viễn. Mỗi bộ răng sẽ có số lượng và thời gian xuất hiện không giống nhau. Trước khi tìm hiểu cách đếm răng thì hãy cùng Nha khoa DAISY tìm hiểu về hai bộ răng này nhé!
Răng sữa là bộ răng đầu tiên xuất hiện trên cung hàm. Mầm răng sữa hình thành ngay khi bạn còn trong bụng mẹ. Những mầm răng này sẽ phát triển thành chiếc răng hoàn chỉnh khi bé khoảng 6 tháng tuổi. Khi con được khoảng 32 tháng tuổi, 20 chiếc răng sữa sẽ xuất hiện đầy đủ trên cung hàm.
Tùy vào cơ địa cũng như lượng dinh dưỡng được hấp thụ mà ở mỗi trẻ, thời gian mọc răng sẽ không hoàn toàn giống nhau. Con có thể mọc răng sớm hoặc muộn hơn khoảng thời gian trung bình phía trên.
Răng sữa sau một thời gian sẽ lần lượt rụng xuống theo thứ tự chúng đã mọc lên. Trẻ bắt đầu mất răng sữa vào khoảng 6 tuổi. Cho đến khi bé được 12 tuổi, răng sữa sẽ rụng hết. Những chiếc răng vĩnh viễn trong thời gian này cũng dần dần xuất hiện. Cách đếm răng sữa cũng sẽ tương tự như đếm răng vĩnh viễn. Cách đếm chi tiết sẽ được đề cập ở nội dung phía dưới đây!
Bộ răng vĩnh viễn xuất hiện trên cung hàm khi bạn còn là trẻ nhỏ và tồn tại cho đến khi bạn trưởng thành. Ở người lớn, mỗi người sẽ có khoảng từ 28 đến 32 chiếc răng. Sự chênh lệch về số lượng răng này là do răng số 8 (răng khôn). Không phải tất cả mọi người đều có 4 chiếc răng khôn. Răng số 8 có thể không mọc hoặc mọc không đầy đủ 4 cái tùy theo cơ địa từng người.
Khi bạn khoảng 6 đến 7 tuổi, quá trình thay răng sữa sẽ bắt đầu diễn ra. Vị trí răng sữa rụng xuống sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Duy chỉ có nhóm răng sữa hàm lớn là không được thay thế. Chúng sẽ ở trên cung hàm cùng với những chiếc răng mới được mọc lên. Quá trình thay răng sẽ diễn ra cho đến khi bạn được khoảng 13 tuổi.
Cách đếm răng và đọc tên răng trên cung hàm của răng vĩnh viễn sẽ được trình bày ở nội dung tiếp theo đây. Cùng theo dõi ngay bạn nhé!
Cách đếm răng trên cung hàm khá đơn giản. Toàn bộ răng trên hai cung hàm sẽ chia thành 4 phần cung hàm nhỏ, tương đương mỗi cung hàm được chia thành 2 phần. Cung hàm trên tay phải sẽ là hàm thứ nhất (I). Thứ tự các cung khác sẽ được đếm theo chiều kim đồng hồ. Tương ứng như vậy, cung hàm trên tay trái sẽ là hàm thứ hai (II). Cung hàm dưới bên trái là hàm thứ 3 (III). Cung hàm dưới tay phải là hàm thứ tư (IV).
4 chiếc răng cửa lớn sẽ là những chiếc răng đầu tiên trên từng cung hàm nhỏ. Những chiếc răng tiếp theo sẽ được đếm theo thứ tự từ chiếc răng thứ nhất vào bên trong. Cụ thể, ở cung hàm số 1: Răng cửa giữa bên phải sẽ là răng số 1, răng cửa bên tay phải là răng số 2, răng nanh là răng số 3,… Thứ tự các răng sẽ tăng dần. Cách đếm răng này tương tự cho các phần cung hàm khác.
Việc đọc răng sẽ rất dễ dàng khi bạn biết cách đếm răng phía trên. Để đọc răng đúng chuẩn quốc tế, bạn chỉ cần đọc theo công thức: R + phần cung hàm nhỏ (số thường) + thứ tự của răng.
Trong công thức này, R là chữ viết tắt của răng, tên cung hàm và thứ tự răng. Dưới đây là một vài ví dụ để bạn có thể dễ dàng hình dung cách đọc răng:
Cách đọc răng sữa sẽ có sự khác biệt so với khi đọc răng vĩnh viễn. Đối với răng sữa, cung hàm 1, 2, 3, 4 sẽ được thay thế bằng các số 5, 6, 7, 8. Cụ thể là:
Một số ví dụ về cách đọc răng sữa:
Hàm răng đầy đủ ở người trưởng thành sẽ được chia thành nhiều nhóm răng khác nhau. Tên cụ thể của các nhóm răng là:
Bài viết đã nêu rõ cách đếm răng và cách gọi tên từng chiếc răng theo chuẩn quốc tế. Hy vọng những thông tin đơn giản nhưng cơ bản trên mang lại nhiều giá trị hữu ích cho quý độc giả. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào khác hoặc cần được kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng, đừng ngại liên hệ với Nha khoa DAISY qua hotline 19009009 nhé!