Sái quai hàm thường xuất hiện khi khớp xương hàm bị lệch khỏi vị trí ban đầu. Với những người mắc chứng rối loạn khớp ở thái dương hàm có nhiều khả năng gặp phải tình trạng này. Không chỉ vậy, bạn cũng có khả năng bị sái quai hàm khi thực hiện các động tác sai tư thế khi sinh hoạt hằng ngày. Một vài nguyên nhân gây ra trật khớp hàm phổ biến nhất có thể kể đến như:
Nhiều người thắc mắc rằng sái quai hàm để lâu có sao không? Điều đó tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ mà mỗi người gặp phải. Tuy nhiên, để biết được tình trạng của mình, trước tiên, bạn cần xác định bản thân bị trật khớp hàm qua các triệu chứng sau:
Sái quai hàm thường không gây nguy hiểm trong giai đoạn đầu, nhưng làm người bệnh thấy đau nhức, khó chịu. Từ đó ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày như: đau mỏi vùng trước tai, tai bị ù, cứng cổ, đau hàm, khó khăn khi há miệng,…
Sái quai hàm để lâu có sao không? Theo chuyên gia, nếu tình trạng này diễn ra trong một khoảng thời gian dài, bạn có nguy cơ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm khác. Khi đó, người bệnh không chỉ đau nhức mà còn có thể bị méo miệng, liệt miệng, lệch mặt, lệch hàm,…
Lúc này, người bệnh nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Từ đó tìm ra nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị phù hợp nhất.
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh trật khớp hàm mà bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp khác nhau. 2 cách điều trị phổ biến nhất để chữa sái quai hàm là:
Nắn hàm là phương pháp chữa bệnh sái quai hàm ở mức độ nhẹ. Đây cũng là cách được bác sĩ áp dụng nhiều nhất để chữa cho khớp quay về tình trạng ban đầu.
Để bắt đầu nắn hàm, bác sĩ sẽ tiêm cho người bệnh thuốc giảm đau hoặc thuốc giãn cơ. Sau khi đã điều chỉnh tư thế thuận lợi nhất cho việc nắn, bác sĩ sẽ đặt 2 miếng gạc lên mặt nhai của 2 bên hàm dưới. Kế đó, bác sĩ sẽ ấn 2 ngón tay cái vào toàn bộ xương hàm dưới theo hướng từ trên xuống dưới và từ trước ra sau.
Động tác này sẽ được lặp lại nhiều lần cho đến khi người bệnh thấy cơ không còn cứng và có thể cử động miệng dễ dàng. Đó là dấu hiệu cho biết khớp hàm đã trở lại như cũ.
Bên cạnh những trường hợp nhẹ chỉ cần nắn chỉnh hàm thì cũng có tình trạng nặng hơn. Với những người bị sái quai hàm nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp bằng cách phẫu thuật hàm. Tuy nhiên, những trường hợp này không nhiều, hầu hết người bị sái quai hàm phải phẫu thuật đều do chấn thương ở mức độ nặng.
Phẫu thuật sẽ được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt có nhiều kinh nghiệm. Từ đó đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh. Nhờ người thực hiện có chuyên môn cao và sự tiên tiến trong y khoa, các trường hợp sau phẫu thuật hầu hết không có biến chứng nguy hiểm nào khác, cũng rất hiếm khi để lại sẹo. Vậy nên người bệnh có thể yên tâm khi được chỉ định phẫu thuật điều trị sái quai hàm.
Trên đây là thông tin trả lời cho câu hỏi “Sái quai hàm để lâu có sao không?”. Nếu cần tư vấn về xương hàm hoặc các vấn đề liên quan, bạn có thể liên hệ ngay hotline 19009009 của Nha khoa DAISY để đặt lịch sớm nhất nhé!