Gắn mắc cài niềng răng là gì? Đây là kỹ thuật nha sĩ dùng vật liệu được làm bằng kim loại, sứ, pha lê gắn lên mặt trước hoặc sau của thân răng. Chức năng của chúng là để neo giữ, tạo lực nâng đỡ dây cung và điều chỉnh răng về đúng vị trí mong muốn.
Gắn mắc cài được thực hiện đầu tiên và đóng vai trò quan trọng, quyết định kết quả của quá trình niềng răng. Tùy thuộc vào các phương pháp bạn lựa chọn, nha sĩ sẽ dùng loại mắc cài sứ, kim loại hay pha lê.
Để gia tăng hiệu quả chỉnh răng như ý muốn, trước khi gắn mắc cài, khách hàng cần lưu ý:
Việc gắn mắc cài đòi hỏi kỹ thuật nha sĩ cao và công nghệ nha khoa hiện đại. Mỗi trung tâm sẽ có cách gắn mắc cài riêng. Nhưng nhìn chung, quy trình này sẽ có những tiêu chuẩn nhất định.
Tại Nha khoa Quốc tế DAISY, quy trình gắn mắc cài sẽ được thực hiện qua các bước sau:
Xác định vị trí để gắn mắc cài là bước quan trọng, quyết định sự thành bại của ca niềng. Đặc biệt, mỗi người sẽ có tình trạng răng miệng khác nhau, đòi hỏi bác sĩ trình độ chuyên môn cao để thực hiện thao tác này.
Trước tiên, bác sĩ sẽ phải nhìn thẳng theo hướng chính diện và vuông góc với thân răng cần gắn mắc cài. Để tránh nhầm lẫn, tốt nhất không nên nhìn về 1 phía hoặc nghiêng. Để thực hiện, bác sĩ sẽ kết hợp giữa sơ đồ vị trí mắc cài và thước đo. Tùy thuộc vào từng loại răng, cách gắn mắc cài niềng răng cũng khác nhau. Kỹ thuật này thực hiện như sau:
Nha sĩ đánh dấu vị trí và gắn mắc cài vào răng. Kỹ thuật này áp dụng cho trường hợp niềng răng mắc cài truyền thống. Hệ thống dây cung sẽ tự động dịch chuyển, nắn chỉnh một cách chuẩn xác, tạo nên hàm răng mong muốn. Khách hàng nên lựa chọn nha uy tín, cảnh giác địa chỉ không rõ nguồn gốc, tránh sai sót phát sinh.
Chỉ số gắn mắc cài ở mỗi người sẽ khác nhau và không có bất cứ nguyên tắc nào để xác định chính xác. Tuy nhiên, chúng thường dao động từ 2 – 6 mm so với đường viền của nướu.
Tùy thuộc vào tình trạng răng miệng, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện với các chỉ số tương ứng. Nếu khách hàng buộc phải nhổ 4 răng hàm, 4 răng hàm lớn, nha sĩ sẽ thực hiện theo bản đồ dưới đây:
Nếu răng mòn, mẻ, nha sĩ không thể dùng thước và bản đồ. Vì thế, cần tính toán và điều chỉnh chỉ số gắn mắc cài phù hợp. Còn với trường hợp răng cửa xoay, sẽ gắn mắc cài xoay để tác động lực.
Nhiều khách hàng băn khoăn: “Gắn mắc cài niềng răng có đau không?”. Thực tế, kỹ thuật này không gây đau. Sau khi thực hiện, răng di chuyển sang vị trí mới sẽ gây ra tình trạng ê buốt. Nhưng cảm giác này sẽ không kéo dài lâu, vì thế khách hàng không cần quá lo lắng.
Dựa vào quy trình gắn mắc cài, có thể thấy nha sĩ chỉ tiến hành gắn mắc cài vào bề mặt răng. Điều này không gây đau nhức, khó chịu hay xâm lấn vào cấu trúc của răng.
Khách hàng sẽ cảm thấy hơi khó chịu vì sự xuất hiện của vật lạ trong miệng. Ngoài ra, bạn phải mở to miệng để gắn mắc cài nên khá mỏi. Để hiểu tường tận cảm giác này, hãy cùng xem video bên dưới nhé.
Quá trình gắn mắc cài mất bao lâu? Vấn đề này tùy thuộc vào trình độ tay nghề bác sĩ và quy trình thực hiện tại các nha khoa. Với sự đầu tư khoa học công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sĩ Nha khoa Quốc tế DAISY chỉ mất khoảng 30 phút để thực hiện. Sau khi lên phác đồ, xác định vị trí gắn, nha sĩ nhanh chóng gắn mắc cài và hóa cứng bằng Laser. Vì thế, khách hàng có thể yên tâm khi thực hiện niềng răng tại Nha khoa DAISY nhé.
Bên cạnh những kiến thức cơ bản, khách hàng vẫn có nhiều thắc mắc liên quan đến chỉnh nha. Ngay bây giờ, hãy cùng Nha khoa Quốc tế DAISY tìm câu trả lời bên dưới nhé.
Nhổ răng được áp dụng khi niềng răng hô, vẩu, móm, chen chúc nhau. Tuy nhiên, kỹ thuật này lại được thực hiện sau khi gắn mắc cài. Điều này khiến nhiều khách hàng băn khoăn. Liệu mắc cài có ảnh hưởng quá trình nhổ răng không?
Tuy nhiên, thực tế, gắn mắc cài rồi nhổ răng không ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình chỉnh nha. Ngược lại, chúng còn mang lại nhiều lợi thế như sau:
Hiện nay, có nhiều ca niềng răng thành công khi gắn mắc cài trước khi nhổ răng. Do đó, khách hàng nên tin tưởng vào quá trình điều trị của bác sĩ.
Keo dán góp phần quan trọng, giúp cố định mắc cài lên bề mặt của răng. Chúng phải có khả năng chịu lực và an toàn với cơ thể. Hiện tại, thị trường ra đời nhiều loại keo gắn mắc. Trong đó, keo dán 3M đang được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Đây là vật liệu được công ty Hoa Kỳ sản xuất và đưa vào quá trình điều trị của khách hàng. Tuy nhiên, tốt nhất khách hàng nên đến nha khoa để gắn mắc cài. Bạn không nên tự ý lắp mắc cài, tránh tình trạng nguy hiểm phát sinh.
Việc nhổ răng sau khi gắn mắc cài, quá trình này cần phải được quan tâm kỹ càng. Bạn cần lưu ý như sau:
Sau khi kết thúc quá trình niềng răng từ 12 – 24 tháng, răng đã quay về vị trí mong muốn. Lúc này, bác sĩ sẽ tháo mắc cài. Thao tác này được thực hiện như sau:
Thời gian thực hiện tháo mắc cài sẽ kéo dài khoảng 15 phút. Đặc biệt, thao tác này không gây đau nhức, khó chịu nên bạn có thể yên tâm nhé.