Khâu niềng răng hay còn được gọi là band niềng răng. Đây là một loại khí cụ quan trọng không thể thiếu của 1 case chỉnh nha. Nó được thiết kế với một vòng tròn kim loại khít với răng hàm, trên khâu có gắn dây thun và một ống tube nhằm cố định dây cung. Việc gắn khâu niềng răng thường được thực hiện sau bước tách kẽ răng.
Vị trí gắn khâu chỉnh nha là răng số 6 và số 7. Tùy vào tình trạng răng mà bác sĩ sẽ điều chỉnh gắn khâu sao cho phù hợp. Điều này giúp cho dây cung được cố định chắc chắn trên khung hàm. Từ đó, tạo ra lực để kéo răng về đúng vị trí chuẩn khớp cắn.
Thông thường, thời gian để bác sĩ đặt khâu niềng răng là từ 20 – 30 phút. Nếu khâu chỉnh nha được đặt đúng kỹ thuật sẽ giúp cho quá trình di chuyển của răng được rút ngắn. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đầu, bạn sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu. Vì trước đó bác sĩ phải đặt thun tách kẽ để tạo khoảng trống gắn band lên răng.
Theo chuyên gia, việc gắn khâu chỉnh nha là điều hoàn toàn cần thiết khi niềng răng. Lý do là vì quá trình niềng răng rất dài, phải kiên trì qua một thời gian bạn mới có thể nhìn thấy kết quả rõ rệt. Và khâu niềng răng chính là một trong những yếu tố giúp răng di chuyển về đúng vị trí như mong muốn.
Nhờ việc tạo lực kéo mạnh siết dây cung, răng sẽ từ từ di chuyển theo đúng phác đồ mà bác sĩ đã đưa ra. Tùy vào cơ địa của từng người mà việc thay đổi vị trí của răng có sự khác biệt. Một số người chỉ trong vài tháng răng đã về đúng vị trí trên cung hàm. Nhưng cũng có người thời gian này sẽ bị kéo dài hơn. Do đó, khi đặt khâu niềng răng bạn không cần phải quan sát từng ngày để xem sự thay đổi của các răng trên cung hàm.
Để gắn khâu vào răng hàm, trước đó bác sĩ sẽ thực hiện đặt thun tách kẽ nhằm tạo khoảng trống. Thế nên với những người răng bị thưa, hở kẽ thì không cần phải làm bước này. Thay vào đó, bác sĩ sẽ trực tiếp gắn khâu lên răng.
Hơn nữa để biết chính xác kích thước của band, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu khâu trong khoảng 15 phút. Tiếp đó, sử dụng một lớp kem có nồng độ fluoride cao để bôi lên bề mặt răng. Cuối cùng là đặt khâu chỉnh nha lên răng. Ở giai đoạn này, bạn sẽ có cảm giác đau nhức, khó chịu vì khâu chỉnh nha sẽ gây cấn cộm.
Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng vì chỉ sau một vài ngày, cảm giác này sẽ hoàn toàn biến mất. Trong trường hợp sau khi gắn khâu mà bạn không may gặp phải tình trạng xô lệch hàm thì cần đến nha khoa trong thời gian sớm nhất. Các bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh hoặc đặt lại khâu để đem lại hiệu quả, an toàn.
Ngoài ra, với cấu tạo có móc nhọn của band nên má và môi rất dễ bị cọ xát bên ngoài gây tổn thương. Lúc này, hãy sử dụng sáp nha khoa để bôi vào khâu.Từ đó hạn chế lực ma sát của khâu với mô mềm trong khoang miệng.
Gắn khâu chỉnh nha được xem là bước quan trọng và không thể thiếu trong kỹ thuật niềng răng. Bởi lẽ, nó giúp quá trình chỉnh nha đem lại kết quả như mong đợi. Vì vậy khi lựa chọn niềng răng mắc cài bắt buộc phải thực hiện đặt khâu.
Trường hợp duy nhất không cần gắn khâu chỉnh nha là khi bạn lựa chọn niềng răng Invisalign. Nguyên nhân là do niềng răng trong suốt sử dụng hệ thống khay niềng để di chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm mà không cần sử dụng mắc cài. Phương pháp này được đánh giá mang lại hiệu quả đi và tính thẩm mỹ cao. Giá thành cho 1 case niềng răng Invisalign cũng cao hơn rất nhiều lần so với phương pháp niềng răng mắc cài. Kỹ thuật này phù hợp với những người thường hay giao tiếp.
Tìm hiểu thêm: Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu tại Nha khoa Quốc tế DAISY
Trên đây là tất cả thông tin về việc gắn khâu niềng răng. Hy vọng đã cung cấp thêm được nhiều thông tin bổ ích cho bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, đừng ngần ngại liên hệ Hotline 19009009 hoặc đặt lịch hẹn TẠI ĐÂY để được Nha khoa Quốc tế DAISY tư vấn và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất bạn nhé!