Cách loại bỏ cặn sữa trong miệng trẻ sơ sinh hiệu quả nhất
Logo
hotline
1900 9009
Hotline hỗ trợ 24/7
Time
T.Hai - C.Nhật
9AM - 8PM

Cách loại bỏ cặn sữa trong miệng trẻ sơ sinh hiệu quả nhất

CHIA SẺ
Doctor

Được viết bởi: Cẩm Nguyên vào ngày 14 tháng 03 năm 2023.

Tham vấn: Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Hoàng Thùy Nhiên

Xuất hiện cặn sữa trong miệng trẻ sơ sinh là hiện tượng phổ biến. Điều này khiến cho nhiều mẹ bỉm sữa vô cùng lo lắng cho sức khỏe của trẻ, nhất là những người lần đầu có con. Hiện tượng này là bình thường hay bất thường? Có lợi hay hại? Xử lý như thế nào là đúng cách để đảm bảo an toàn nhất cho trẻ? Tất tần tật sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Cùng Nha khoa Quốc tế DAISY tìm hiểu bạn nhé!

Cặn sữa trong miệng trẻ sơ sinh là gì?

Thực chất, cặn sữa là những mảng màu trắng đục tương tự như váng sữa tồn đọng lại trong miệng trẻ. Nó thường xuất hiện ở đầu lưỡi, cuống lưỡi. Sở dĩ xuất hiện hiện tượng này là do lượng sữa dư bám lại trên miệng trẻ trong thời gian dài mà không được vệ sinh thường xuyên và đúng cách. Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể do cơ thể trẻ đang mắc phải những triệu chứng của bệnh chậm tiêu hóa; bệnh lý trào ngược dạ dày; bệnh lý hẹp môn vị. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ để được điều trị đúng cách.

Tỷ lệ hiện tượng cặn sữa trong miệng trẻ sơ sinh hầu hết xuất hiện ở những trẻ sử dụng sữa công thức hơn là trẻ bú sữa mẹ. Vì các thành phần trong sữa công thức thường sẽ dễ lắng đọng và không thể tự tan đi. Chính vì thế nên ưu tiên sữa mẹ khi cho con bú trừ những trường hợp ngoại lệ. Lưu ý kiểm tra khoang miệng của trẻ khi xuất hiện ọc sữa, lưỡi có đốm trắng. Bên cạnh đó, thói quen trẻ nằm bú liên tục thay đổi tư thế cũng sẽ dẫn đến hiện tượng ọc sữa, xuất hiện cặn sữa.

Trẻ ọc sữa là hiện tượng thường thấy
Trẻ ọc sữa là hiện tượng thường thấy

Nếu không loại bỏ cặn sữa trong miệng trẻ sơ sinh sẽ gây ra tác hại gì?

Khoang miệng tồn tại rất nhiều vi khuẩn và vi sinh vật có thể gây mùi. Kết hợp với cặn sữa trong miệng trẻ sơ sinh sẽ tạo nên một mùi hôi khó chịu. Không chỉ như vậy, nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Cụ thể:

  • Gây tưa lưỡi: Về hình thức, chúng giống cặn sữa là những mảng màu trắng đục như váng sữa. Thế nhưng, hiện tượng tưa lưỡi này nặng hơn. Các mảng màu trắng bám chắc trên bề mặt lưỡi họng, khó bong tróc. Khi vệ sinh gây đau rát, chảy máu khi có sự tác động lực.
  • Nhiễm khuẩn: Các cặn sữa tồn đọng lâu ngày sẽ là nơi sống lý tưởng cho những vi khuẩn có hại. Chúng sẽ làm miệng trẻ có mùi hôi, bị viêm nhiễm khiến trẻ trở nên khó chịu. Bên cạnh đó, đây là tác nhân gây nên các bệnh ở vùng miệng họng.
  • Làm trẻ mất vị khi ăn uống: Cặn sữa tồn đọng làm vị giác của trẻ giảm đi. Dần dần, trẻ sẽ dần trở nên biếng ăn, không còn hứng thú với việc ăn uống. Cơ thể trẻ không được cung cấp các dưỡng chất cần thiết. Từ đó, sức đề kháng giảm đi, dễ dàng mắc bệnh. Cân nặng và thể trạng của trẻ cũng sẽ giảm đi đáng kể nếu không can thiệp đúng lúc.

Cặn sữa trong miệng trẻ sơ sinh không tốt cho trẻ
Cặn sữa trong miệng trẻ sơ sinh không tốt cho trẻ

Cách xử lý cặn sữa trong miệng trẻ sơ sinh hiệu quả nhất

Vệ sinh khoang miệng thường xuyên chính là cách hạn chế cặn sữa trong miệng trẻ sơ sinh tốt nhất. Mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có những tần suất làm sạch khoang miệng khác nhau. Thế nhưng, cơ thể trẻ vốn còn non nớt nên cần vệ sinh đúng cách để tránh ảnh hưởng. Dưới đây là cách chăm sóc khoang miệng trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả:

Thời điểm vệ sinh loại bỏ cặn sữa cho bé

Không được tự ý làm sạch cặn sữa trong miệng trẻ sơ sinh một cách tùy tiện. Cần nắm chính xác thời điểm vệ sinh tốt nhất và hạn chế tối đa ảnh hưởng đến trẻ. Hai thời điểm tốt nhất làm sạch khoang miệng cho trẻ:

  • Sau khi trẻ bú bữa sáng khoảng 1 tiếng: Một đêm dài trôi qua miệng trẻ đã có mùi và cần được vệ sinh. Thời điểm sau 1 tiếng này là tốt nhất bởi trẻ sẽ không quá no, không gây nôn sữa.
  • Trước khi trẻ đi ngủ: Sau một ngày vận động và ăn uống, khoang miệng trẻ cũng cần được vệ sinh. Những thức ăn cũng như mảng bám sữa ở lưỡi sẽ được loại bỏ sạch sẽ. Thời điểm này bố mẹ có thời gian vệ sinh kỹ càng hơn.

Nên vệ sinh sau khi trẻ ăn ít nhất 1 tiếng
Nên vệ sinh sau khi trẻ ăn ít nhất 1 tiếng

Các bước vệ sinh lưỡi cho bé

Để quá trình vệ sinh trở nên dễ dàng và hiệu quả, bạn nên thực hiện theo một quy trình vệ sinh chuẩn. Dưới đây là các bước làm sạch răng miệng chuẩn an toàn cho trẻ:

  • Bước 1: Bố mẹ nên vệ sinh sát khuẩn trước thực hiện. Bước này đảm bảo bạn không mang mầm bệnh vào trong cơ thể trẻ.
  • Bước 2: Đặt trẻ nằm trên giường hoặc bế trẻ nằm trên đùi.
  • Bước 3: Sử dụng băng gạc quấn quanh ngón trỏ hoặc có thể sử dụng gạc tưa lưỡi hình ống.
  • Bước 4: Thoa đều dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 9%) hoặc nước đun sôi để nguội. Tiến hành đưa gạc vào miệng bé và xoa đều khắp khoang. Di chuyển xung quanh khoang miệng từ nướu, vòm họng, lưỡi,… Lưu ý thao tác nhẹ nhàng không đưa vào quá sâu gây kích thích buồn nôn cho trẻ.
  • Bước 5: Kéo và loại bỏ cặn sữa ra khỏi miệng trẻ. Kiểm tra lần cuối cặn sữa đã loại bỏ hoàn toàn chưa.

Lưu ý vệ sinh đúng cách tránh ảnh hưởng đến trẻ
Lưu ý vệ sinh đúng cách tránh ảnh hưởng đến trẻ

Lưu ý cách phòng ngừa tình trạng trẻ bị nôn trớ ra sữa vón cục

Mặc dù hiện tượng này là bình thường ở trẻ, nhất là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế chúng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thể trạng của trẻ. Một số cách phòng ngừa được nhiều chuyên gia đánh giá cao và được áp dụng rộng rãi:

  • Không cho trẻ bú sữa hoặc ăn quá no. Phụ huynh chỉ nên cho bé ăn một lượng vừa phải và chia ra thành nhiều bữa phụ bổ sung.
  • Ưu tiên cho trẻ dùng sữa mẹ và bú trực tiếp trên vú mẹ. Hạn chế cho trẻ bú bình nhất là trẻ sơ sinh còn nhỏ. Việc này giúp trẻ chủ động trong việc tiếp thu lượng sữa cần thiết cho cơ thể. Từ đó giảm được nguy cơ quá no và gây nên tình trạng nôn.
  • Tư thế khi trẻ bú sữa cũng rất quan trọng. Tốt nhất cho trẻ nằm với tư thế vai với đầu dốc nhau 30 độ.
  • Bế trẻ ở tư thế đứng ít nhất 30 phút sau khi ăn no hoặc uống sữa.
  • Với những trẻ sử dụng sữa công thức, bú bình cần chọn những bình đạt chuẩn an toàn. Ngoài ra, phụ huynh cần pha sữa đúng công thức, đúng cách. Đặc biệt, sử dụng núm tương thích với trẻ và không cho trẻ nằm ngang.
  • Nên cho trẻ ăn theo khung giờ nhất định.

Giai đoạn trẻ sơ sinh (từ 0 – 6 tháng), cơ thể còn non yếu vô cùng nhạy cảm. Việc chăm sóc trẻ đúng cách chuẩn y khoa sẽ đảm bảo được sức khỏe sau này. Với vai trò là bố mẹ, bạn hãy tìm hiểu cách chăm sóc trẻ thật kỹ lưỡng nhé.

Chăm sóc trẻ cẩn thận là cách bảo vệ bé tốt nhất
Chăm sóc trẻ cẩn thận là cách bảo vệ bé tốt nhất

Hy vọng với thông tin về cặn sữa trong miệng trẻ sơ sinh sẽ giúp bạn có được những kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc trẻ. Hãy cho trẻ đến Nha khoa DAISY để thăm khám răng miệng định kỳ, ngăn ngừa bệnh lý răng miệng hiệu quả nhất. Liện hệ Hotline 19009009 để đặt lịch khám ngay!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết liên quan
Bé mọc răng biếng ăn
Bé mọc răng biếng ăn phải làm sao? Lưu ý ba mẹ cần biết
 NGÀY ĐĂNG 22/09/2023
 11 XEM
Nhổ răng sữa có đau không?
Nhổ răng sữa có đau không? Khi nào cần nhổ răng sữa?
 NGÀY ĐĂNG 18/09/2023
 30 XEM
Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách.
Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm
Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin !
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Chi Nhánh Ưu đãi
CHAT NGAY