Hình ảnh trẻ bị tưa lưỡi và dấu hiệu nhận biết sớm nhất
Logo
hotline
1900 9009
Hotline hỗ trợ 24/7
Time
T.Hai - C.Nhật
9AM - 8PM

Hình ảnh trẻ bị tưa lưỡi và dấu hiệu nhận biết sớm nhất

CHIA SẺ
Doctor

Được viết bởi: Phạm Thị Hồng Loan vào ngày 02 tháng 05 năm 2023.

Tham vấn: Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Kính Chương

Tưa lưỡi hay còn gọi là nấm miệng. Đây là bệnh lý răng miệng phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bệnh lý này nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của con. Trong bài viết dưới đây, Nha khoa DAISY sẽ tổng hợp một số hình ảnh trẻ bị tưa lưỡi để quý phụ huynh dễ dàng nhận biết và có phương pháp điều trị kịp thời. Cùng theo dõi ngay nhé!

Tưa lưỡi ở trẻ là gì?

Tưa lưỡi hay còn gọi là nấm miệng. Đây là bệnh lý về khoang miệng do nấm Candida Albicans gây ra. Nấm miệng thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Số lượng trẻ sơ sinh gặp phải hiện tượng này thường chiếm phần lớn.

Tình trạng trên nếu không được khắc phục kịp thời sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của các con. Khi nấm lây lan khắp khoang miệng và niêm mạc lưỡi sẽ khiến bé cảm thấy rất khó chịu. Để dễ dàng hơn trong việc điều trị, bạn hãy cùng tham khảo qua một số hình ảnh trẻ bị tưa lưỡi ở nội dung tiếp theo đây nhé!

Tưa lưỡi hay nấm miệng là bệnh lý do nấm Candida gây ra
Tưa lưỡi hay nấm miệng là bệnh lý do nấm Candida gây ra

Hình ảnh trẻ bị tưa lưỡi và dấu hiệu nhận biết

Việc xác định con có bị nấm lưỡi hay không sẽ không quá khó khăn. Ngay bây giờ, Nha khoa DAISY sẽ tổng hợp các hình ảnh trẻ bị tưa lưỡi phổ biến nhất. Đồng thời nêu rõ một số dấu hiệu để phụ huynh có thể xác định tình trạng này ở trẻ và đưa ra phương pháp khắc phục kịp thời.

Khi bệnh mới có dấu hiệu hình thành

Hình ảnh trẻ bị tưa lưỡi ở giai đoạn đầu rất dễ nhận biết. Đó là ở đầu lưỡi của con sẽ có nhiều chấm trắng nhỏ. Những chấm tròn này khi mới hình thành sẽ có hình tròn và số lượng ngày càng tăng lên. Một thời gian ngắn sau đó thì chúng sẽ trở nên dày đặc hơn, tạo thành một mảng trắng xóa trên đầu lưỡi.

Bên cạnh dấu hiệu trên, phụ huynh cũng có thể nhận biết con bị tưa lưỡi nếu trẻ khóc và quấy phá nhiều hơn. Đặc biệt, bé cũng ăn uống ít hơn, bỏ bú thường xuyên hơn. Tình trạng này xuất hiện là vì khi nấm miệng hình thành, lớp màng trắng bao phủ toàn bộ mặt lưỡi, bám chặt vào lớp niêm mạc. Chúng khiến trẻ bị đau và khó nuốt, vị giác suy giảm.

Mảng trắng hình thành trên đầu lưỡi của bé rất chặt. Do đó, việc cậy hoặc cạo chúng đi sẽ không hiệu quả mà còn khiến con bị đau. Nhiều trường hợp cạo quá mạnh làm lưỡi bé chảy máu, nguy cơ cao bị viêm nhiễm.

Lưỡi của bé xuất hiện nhiều mảng trắng kem
Lưỡi của bé xuất hiện nhiều mảng trắng kem
Hình ảnh trẻ bị tưa lưỡi ở giai đoạn đầu
Hình ảnh trẻ bị tưa lưỡi ở giai đoạn đầu
Hình ảnh nấm miệng đang dần phát triển, hình thành nhiều mảng trắng trên lưỡi
Hình ảnh nấm miệng đang dần phát triển, hình thành nhiều mảng trắng trên lưỡi

Khi tình trạng tưa lưỡi phát triển nghiêm trọng

Hình ảnh trẻ bị tưa lưỡi giai đoạn đầu nếu bố mẹ không phát hiện sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này, nấm gây bệnh sẽ đi sâu vào cơ quan bên trong cơ thể. Tại đây, chúng sẽ phát triển, tấn công và gây ra nhiều vấn đề về hô hấp, về đường tiêu hóa.

Khi hệ hô hấp bị tấn công thông qua khí quản, thực quản, cổ họng thì bé sẽ có nguy cơ bị viêm phế quản, viêm phổi hoặc nấm phổi. Khi hệ tiêu hóa bị tấn công thông qua dạ dày thì con có thể bị tiêu chảy và có thể bị mất khá nhiều nước.

Hình ảnh nấm miệng lây lan khắp khoang miệng của trẻ
Hình ảnh nấm miệng lây lan khắp khoang miệng của trẻ
Mảng bám trắng phát triển, hình thành dày đặc trên răng
Mảng bám trắng phát triển, hình thành dày đặc trên răng
Hình ảnh trẻ bị tưa lưỡi nghiêm trọng khi không được điều trị sớm
Hình ảnh trẻ bị tưa lưỡi nghiêm trọng khi không được điều trị sớm

Nguyên nhân gây ra tình trạng tưa lưỡi là gì?

Hình ảnh trẻ bị tưa lưỡi đã được tổng hợp ở nội dung phía trên. Khi bé gặp phải tình trạng này, sức khỏe tổng thể của bé sẽ bị ảnh hưởng. Để tránh những hệ lụy do nấm miệng gây ra, phụ huynh cần biết đến các nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này:

Do nấm hoặc virus gây bệnh

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến hình ảnh trẻ bị tưa lưỡi là do nấm hoặc virus gây bệnh. Biểu hiện của tình trạng này là xuất hiện nhiều đốm trắng trên đầu lưỡi. Lúc này, bố mẹ thường chủ quan, cho rằng đây là cặn sữa còn đọng lại.

Trên thực tế, cặn sữa cũng là các đốm trắng nhỏ xuất hiện trên bề mặt lưỡi. Thế nhưng, chúng lại dễ tróc ra khi trẻ nuốt nước bọt hoặc trôi theo nước khi bé uống vào. Cặn sữa cũng không gây đau khi bị bong ra.

Ngược lại, tưa lưỡi do nấm hoặc virus gây ra sẽ khiến trẻ bị đau, gặp khó khăn khi nuốt. Con sẽ thường xuyên bỏ bú và quấy khóc. Hơn nữa, tình trạng nấm miệng do nguyên nhân trên sẽ làm khoang miệng xuất hiện vết loét. Con cũng có thể sốt cao hoặc bị hơi thở có mùi.

Tưa lưỡi hình thành do vi khuẩn hoặc nấm tích tụ, sinh sôi và phát triển
Tưa lưỡi hình thành do vi khuẩn hoặc nấm tích tụ, sinh sôi và phát triển

Do phụ huynh chăm sóc bé chưa đúng cách

Việc vệ sinh răng miệng ở trẻ nhỏ gần như đều được bố mẹ thực hiện. Thế nên, khi nhận thấy hình ảnh trẻ bị tưa lưỡi thì rất có thể phụ huynh đã không vệ sinh răng miệng cho bé kỹ lưỡng sau khi uống sữa hoặc ăn dặm.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần chú ý đến thực phẩm phù hợp khi con trong giai đoạn ăn dặm. Bởi vì, nếu thức ăn không phù hợp với trẻ hoặc đồ ăn quá khô, quá cứng, con cũng có thể bị nấm miệng.

Do nhiễm bệnh từ mẹ

Nấm miệng xuất hiện cũng có thể là do bé bị lây từ mẹ. Trong trường hợp mẹ bị tưa lưỡi thì khi cho con bú, bé có thể bị lây truyền nấm Candida từ mẹ. Vì thế, để tránh hình ảnh trẻ bị tưa lưỡi, phụ huynh cũng cần chú ý vấn đề này.

Tình trạng tưa lưỡi ở bé có thể xuất hiện do lây bệnh từ mẹ
Tình trạng tưa lưỡi ở bé có thể xuất hiện do lây bệnh từ mẹ

Điều trị tình trạng tưa lưỡi ở trẻ như thế nào?

Tình trạng trẻ bị tưa lưỡi sẽ trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị triệt để. Việc điều trị nấm miệng khá đơn giản, điển hình là phương pháp rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Do đó, phụ huynh hoàn toàn có thể thực hiện ngay tại nhà.

Trước tiên, bố mẹ cần chọn mua loại gạc để rơ lưỡi chất lượng, không khiến trẻ bị dị ứng. Tiếp đó, thấm miếng gạc vào dung dịch nước muối đã pha loãng rồi vệ sinh khoang miệng cho con. Một số vấn đề phụ huynh cần lưu ý khi điều trị tình trạng nấm miệng này ở con như:

  • Bố mẹ vệ sinh tay và dụng cụ rơ lưỡi sạch sẽ trước khi bắt đầu. Từ đó tránh để vi khuẩn có cơ hội xâm nhập, tấn công vào cơ thể bé.
  • Thao tác rơ lưỡi nhẹ nhàng để tránh làm mô mềm trong khoang miệng bị tổn thương.
  • Cố gắng chú ý đến con khi rơ lưỡi, không để trẻ nuốt nước muối.
  • Phụ huynh có thể sử dụng thuốc chữa nấm Nystatin nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Khi tình trạng tưa lưỡi trở nên nghiêm trọng, bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ.
  • Chú ý vấn đề vệ sinh khoang miệng hơn sau khi nhận thấy hình ảnh trẻ bị tưa lưỡi.
  • Vệ sinh khoang miệng sau khi cho trẻ bú hoặc sau khi ăn dặm.

Thường xuyên rơ lưỡi cho bé để tránh trường hợp nấm miệng hình thành
Thường xuyên rơ lưỡi cho bé để tránh trường hợp nấm miệng hình thành

Bài viết đã tổng hợp một số thông tin cũng như hình ảnh trẻ bị tưa lưỡi. Hy vọng những nội dung trên mang đến cho quý phụ huynh nhiều thông tin hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào khác, đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa DAISY qua hotline 19009009 bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết liên quan
Làm sao để bé thay răng đẹp
Làm sao để bé thay răng đẹp? 8 mẹo giúp mọc răng đều đẹp
 NGÀY ĐĂNG 23/05/2023
 37 XEM
Trẻ 7 tuổi chưa thay răng sữa
Trẻ 7 tuổi chưa thay răng sữa có ảnh hưởng gì không?
 NGÀY ĐĂNG 23/05/2023
 35 XEM
Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách.
Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm
Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin !
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Chi Nhánh Ưu đãi
CHAT NGAY